SINH THÁI HỌC

B. VÍ DỤ MẪU: SINH THÁI HỌC CÁ THỂ

Câu 1: Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8°C đến 32°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Cho các môi trường sau đây:

1. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25°C đến 35°C, độ ẩm từ 75% đến 95%.

2. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25°C đến 35°C, độ ẩm từ 85% đến 95%.

3. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10°C đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 95%.

4. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12°C đến 30°C, độ ẩm từ 90% đến 100%.

Có bao nhiêu môi trường mà loài A có thể sống được

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Hướng dẫn:

Loài A có giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 8°C tới 32°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% - 98%.

1. Nhiệt độ và độ ẩm môi trường này vượt qua giới hạn sinh thái để loài tồn tại và phát triển nên không phù hợp.

2. Nhiệt độ không phù hợp > 32°C.

3. Giới hạn về nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

4. Độ ẩm không phù hợp.

Chỉ có môi trường 3 phù hợp.

→ Đáp án B.

Câu 2: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường

A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.

B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

C. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.

Hướng dẫn:

Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Có 4 loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:

+ Môi trường trên cạn: gồm mặt đất và lớp khí quyển

+ Môi trường nước: gồm các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn.

+ Môi trường đất: các lớp đất có độ sâu khác nhau có sinh vật sống

+ Môi trường sinh vật: gồm cơ thể thực vật, động vật và con người

→ Đáp án D.

Câu 3: Sự khác nhau giữa môi trường nước và môi trường cạn là

A. nước có nhiều khoáng hơn đất.

B. cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.

C. nồng độ oxy ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.

D. nước có độ nhớt thấp hơn không khí.

Hướng dẫn:

Môi trường là toàn bộ những nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.

Có thể chia làm 4 loại môi trường: đất, nước, không khí, sinh vật nhưng thực chất có thể chia làm 2 loại môi trường: môi trường cạn và môi trường nước.

Những đặc điểm khác nhau của 2 loại môi trường này:

Môi trường nước: nồng độ 02 thấp hơn so với môi trường cạn, có lực đẩy Acsimet, nồng độ các chất cao hơn so với môi trường không khí.

→ Đáp án: C.

C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN: SINH THÁI HỌC CÁ THỂ

Câu 1: Nhịp sinh học là

A. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.

B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kì của môi trường.

C. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kì của môi trường.

D. sự thay đổi theo chu kì của sinh vật trước môi trường.

Câu 2: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

A. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.

B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

D. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.

Câu 3: Một trong số các nhóm cá thể dưới đây không phải là một quần thể giao phối:

A. Các con mèo hoang sống chung trong một khu phố

B. Các cây ngô trong ruộng ngô

C. Các cá thể chim chào mào sống trong một khu rừng

D. Các con cá trong một hồ nước ngọt

Câu 4: Chọn từ hoặc cụm từ phù hợp trong các phương án cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu sau: ... là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

A. khoảng chống chịu.

B. khoảng thuận lợi.

C. giới hạn sinh thái.

D. ổ sinh thái.

Câu 5: Về vai trò của các nhân tố vô sinh đối với hệ sinh thái, nhận định nào sau đây là chính xác?

A. Ánh sáng không ảnh hưởng đến quang hợp của các loài tảo biển.

B. Ánh sáng nhìn thấy cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp ở thực vật

C. Ánh sáng nhìn thấy không ảnh hưởng tới đời sống thực vật

D. Tia tử ngoại có vai trò quan trọng nhất với quá trình quang hợp của thực vật

Câu 6: Môi trường là

A. khoảng khu vực sinh vật di chuyển và hoạt động, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B. phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

C. khoảng không gian kiếm ăn, hoạt động và sinh sản của sinh vật, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng của sinh vật.

D. khoảng không gian sống bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Câu 7: Giới hạn sinh thái là

A. khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

B. giới hạn chịu đựng của một sinh vật trước một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại được qua thời gian.

C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

D. giới hạn chịu đựng của một sinh vật trước nhiều nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại được qua thời gian.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN