HOÁN VỊ GEN
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. THÍ NGHIỆM: SGK
II. GIẢI THÍCH
Ruồi đực đen ngắn chỉ cho 1 loại giao tử nên sự phân ly ở Fb chứng tỏ ruồi cái F1 cho 4 loại giao tử nhưng không phải là 1:1:1:1 mà là 0,415: 0,415: 0,085: 0,085
Như vậy trong quá trình phát sinh giao tử cái đã xảy ra đổi chỗ( HV) giữa V và v dẫn đến sự xuất hiện thêm 2 loại giao tử Bv và bV, do đó có sự tổ hợp lại các tính trạng của bố và mẹ là thân đen, cánh dài và thân xám, cánh cụt (BDTH)
III. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA HOÁN VỊ GEN
- Trong kỳ đầu của GP1 có sự TĐC ở từng đoạn tương ứng giữa 2 trong 4 cromatít của cặp NST kép tương đồng . Sự TĐC trên đã tạo ra các loại giao tử mang gen hoán vị có tỷ lệ bằng nhau (Bv = bV) và các loại giao tử có gen liên kết bằng nhau (BV = bv)
- Tỷ lệ các loại giao tử phụ thuộc vào tần số hoán vị gen. TSHVG được tính bằng tổng tỷ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị.
- Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng NST. Khoảng cách càng lớn thì TSHVG càng cao. TSHVG không vượt quá 50%.
IV. BẢN ĐỒ DI TRUYỀN
1. Khái niệm:
- Lập bản đồ gen là xác định trình tự và khoảng cách của các gen nhất định trên từng NST. Có 2 loại bản đồ gen đó là bản đồ di truyền và bản đồ tế bào(bản đồ vật lí)
- Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp và vị trí tương đối của các gen được xây dựng dựa trên tần số hoán vị gen
- Bản đồ tế bào là bản đồ về trình tự và khoảng cách vật lí giữa các gen trên NST. Khoảng cách giữa các gen trong bản đồ di truyền được đo bằng tần số hoán vị gen
2. Cách lập bản đồ di truyền (BĐDT)
- Khi lập BĐDT, cần phải xác định số nhóm gen liên kết cùng với việc xác định trình tự và khoảng cách phân bố của các gen trong nhóm liên kết trên NST.
- Dựa vào việc xác định TSHVG, người ta xác lập trình tự và khoảng cách phân bố của các gen trên NST.
- Các nhóm gen liên kết được đánh số theo thứ tự của NST trong bộ đơn bội của loài . Các gen trên NST được ký hiệu bằng các chữ cái của tên các tính trạng bằng tiếng Anh
- Đơn vị khoảng cách trên bản đồ là cM ứng với TSHVG 1% . Vị trí tương đối của các gen trên NST thường được tính từ đầu mút của NST.
- Để xác định trình tự các gen trên NST người ta thường sử dụng phép lai phân tích giữa các cá thể dị hợp tử về 3 cặp gen với các cá thể đồng hợp tử lặn về cả 3 cặp gen. Sau đó tiến hành phân tích tần số hoán vị gen giữa 2 gen một
3. Ý nghĩa của bản đồ di truyền
Nếu ta biết được tần số hoán vị gen giữa 2 gen nào đó ta có thể tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai. Điều này là cực kì quan trọng trong công tác chọn giống cũng như trong nghiên cứu khoa học
V. Ý NGHĨA CỦA HOÁN VỊ GEN
- Làm tăng số BDTH, nhờ đó các gen quý trên các NST tương đồng có dịp tổ hợp với nhau làm thành nhóm gen liên kết mới
- Có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa
- Thông qua việc xác định TSHVG người ta lập bản đồ di truyền