SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

I. SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

Về phương diện hoá học, quan niệm sự phát sinh sự sống là quá trình phức tạp hoá các hợp chất của cacbon dẫn tới sự hình thành các đại phân tử prôtêin và axit nucleic làm thành một hệ tương tác có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới. Gồm hai giai đoạn chính:

1. Tiến hoá hoá học

Là quá trình tiến hoá của các phân tử đơn giản đến các đại phân tử rồi đến hệ đại phân tử. Giai đoạn này chịu sự chi phối của quy luật hoá học.

2. Tiến hoá tiền sinh học

Giai đoạn này hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên, bắt đầu có sự chi phối của quy luật sinh học, gồm 4 sự kiện quan trọng:

1) Sự tạo thành các giọt coasecva;

(2) Sự hình thành màng;

(3) Sự xuất hiện các enzim

(4) Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép.

Nếu xét về thời gian diễn ra các sự kiện đó có thể chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Hình thành giọt Coaxecva

Tổng hợp Coaxecva bằng thực nghiệm: Tiến hành trộn các dung dịch keo với nhau. Ví dụ trộn dung dịch gelatin + dung dịch arbic được dung dịch đục. Đưa dung dịch quan sát trên kính hiển vi có những giọt nhỏ ngăn cách với môi trường. Đó là các giọt Coaxecva.

Giai đoạn 2: Hình thành các hệ có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới gồm prôtêin và axit nucleic.

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

Tiến hoá sinh học là sự phát triển lịch sử của giới sinh vật từ những sinh vật đa dạng, phức tạp như ngày nay. Quá trình đó gắn liền với sự thay đổi các điều kiện sống trên quả đất

1. Đại thái cổ

- Sự sống còn rất cổ sơ.

- Đại này bắt đầu cách đây gần 3500 triệu năm, kể từ khi vỏ cứng của trái đất được hình thành và kéo dài trong khoảng 900 triệu năm. Sự sống phát sinh ở đại thái cổ. Đại cương chiếm phần lớn và nước biển còn rất nóng, có thể có vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh... Vi khuẩn đã xuất hiện trên cạn...

2. Đại nguyên cổ

- Sự sống mới chỉ ở trạng thái cổ sơ.

- Đại này bắt đầu cách đây gần 2600 triệu năm và kéo dài trong khoảng 700 triệu năm. Vỏ quả đất chưa ổn định, nhiều hoá thạch bị phá huỷ, những kỳ tạo sơn rộng lớn vẫn diễn ra dẫn đến phân bố lại lục địa và đại dương.

Ở đại nguyên cổ đã xuất hiện các nhóm ngành tảo như tảo lục, tảo vàng, tảo cỏ... và có hầu hết các ngành động vật không xương sống, ở cuối đại xuất hiện đại diện cổ nhất của chân khớp. Sinh vật có nhân đã phát triển ưu thế. Sự sống trở thành nhân tố làm biến đổi mặt đất, biến đổi thành phần khí quyển và hình thành sinh quyển.

3. Đại cổ sinh

Sự sống vẫn còn ở trạng thái cổ sơ. Có nhiều sự biến động địa chất và sự thay đổi khí hậu. Có sự biến đổi trong đời sống của sinh vật, đó là sự di chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn. Xuất hiện hầu hết các đại diện của sinh vật. Động vật chỉ còn thiếu các loài chân và động vật có vú, thực vật thiếu ngành hạt kín.

Đại này bắt đầu cách đây 570 triệu năm, kéo dài 340 triệu năm, được chia thành 5 kỷ:

а. Кỷ Cam bi

Cách đây 570 triệu năm. Động vật không xương sống đã khá phân hoá. Tôm ba lá (Trilobotes) là nhóm chân khớp cổ nhất, chỉ tồn tại ở đại cổ sinh. Chúng chiếm tới 60% động vật ở kỷ Cambi.

b. Kỷ Xi lua

Động vật tiền sử, cách đây khoảng 175 triệu năm

Cách đây 490 triệu năm, kéo dài 120 triệu năm. Xuất hiện thực vật ở cạn đầu tiên là Quyết trầu. Động vật không xương sống trên cạn đầu tiên là lớp Nhện. Tôm Ba lá vẫn phát triển, xuất hiện giáp xác không hàm...

c. Kỷ Đề vôn

- Cách đây 370 triệu năm.

- Thực vật lên cạn hàng loạt. Xuất hiện quyết thực vật đầu tiên, có rễ, thân có mạch dẫn, biểu bì có khí không. Quyết trần chỉ tồn tại 20 - 30 triệu năm. Mộc tặc, Thạch tùng, Dương xỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ Đề vôn. Cá giáp có hàm chiếm ưu thế. Cuối thế kỷ Đề vôn côn trùng xuất hiện.

d. Kỷ than đá

- Cách đây 325 triệu năm.

- Đầu kỷ này khí hậu nóng ẩm, quyết thực vật phát triển mạnh. Cuối kỷ, xuất hiện dương xỉ có hạt. Về động vật, cá sụn phát triển, xuất hiện côn trùng biết bay.

e. Kỷ Pecmơ

Cách đây 270 triệu năm.

Dương xỉ bị tiêu diệt dần và được thay thế bằng cây hạt trần, thụ tinh không lệ thuộc vào nước... Bò sát phát triển mạnh, cuối kỷ pecmơ xuất hiện bò sát răng thú là động vật ăn thịt (đây là dạng tổ tiên gần với thú sau này).

4. Đại trung sinh

Là giai đoạn giữa của lịch sử sự sống. Đại này bắt đầu cách đây 220 triệu năm, kéo dài 150 triệu năm và chia làm 3 kỷ:

a. Kỷ Tam Điệp

Cách đây 220 triệu năm.

Dương xỉ, thạch tùng hầu như bị tiêu diệt. Cây hạt trần phát triển mạnh. Cá xương phát triển ưu thế. Bò sát cũng phát triển mạnh và rất đa dạng. Xuất hiện những động vật có vú đầu tiên, có thể là những thú đẻ trứng.

b. Kỷ Giura Cách đây 170 triệu năm.

Thực vật hạt trần phát triển ưu thế, dương xỉ có hạt bắt đầu bị diệt vong. Trên cạn và dưới nước có thằn lằn khủng khiếp, thằn lằn sống, thằn lằn khổng lồ... Trên không có các loại thằn lằn biết bay. Trong kỷ này xuất hiện những tổ tiên của lớp chim (xem hình... chim thủy tổ).

c. Kỷ Phấn trắng

Cách đây 120 triệu năm.

Đặc điểm của kỷ này là diện tích biển thu hẹp, khí hậu mang tính chất lục địa rõ rệt, khô và lạnh. Xuất hiện cây hạt kín. Giữa kỷ xuất hiện cây một lá mầm và hai lá mầm. Bò sát tiếp tục thống trị, xuất hiện thằn lằn leo trèo... Đại trung sinh là thời đại của bò sát. Chúng đã phát triển ưu thế tuyệt đối và bắt đầu bị tiêu diệt cũng ở đại này.

Sự diệt vong nhanh chóng của phần lớn bò sát đã tạo điều kiện cho động vật máu nóng phát triển.

5. Đại tân sinh

Cách đây 70 triệu năm chia làm 2 kỷ:

а. Kỷ thứ ba

Kỷ này kéo dài 67 triệu năm gồm 4 kỳ: Paleoxen, eoxen, mioxen và plioxen.

- Từ đầu kỷ, thực vật đã phát triển gần như ngày nay.

- Xuất hiện hầu hết các họ chim hiện đại, đặc biệt có một số loài chim khổng lồ.

- Thực vật hạt kín, côn trùng phát triển. Cuối kỷ thứ 3 đã có đủ các đại diện của tất cả các họ động vật và thực vật như ngày nay.

b. Kỷ thứ tư

Cách đây 3 triệu năm, đặc trưng bởi sự xuất hiện loài người. Phân chia thành 2 kỳ: Plezaixtoxen và holoxen.

Động vật và thực vật rất phong phú và đa dạng. Một số nhận xét qua lịch sử phát triển của sinh giới.

- Sinh giới phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý.

- Sự phát triển của sự sống trên trái đất gắn liền với sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu trên mặt đất

III. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI.

1. Quá trình chuyển biến từ vượn thành người phải mất vài triệu năm và đã trải qua các giai đoạn chính sau đây:

-Vượn người hoá thạch: Parapitec là vượn người cổ nhất:

- Người tối cổ (người vượn) gồm:

+ Pitêcantrop

+ Xinantrop

+ Hayđenbec

- Người cổ NêADNectan

- Người hiện đại Cromanhon.

2. Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người

Vai trò của các nhân tố sinh học và xã hội

Trong quá trình phát sinh loài người có sự chi phối của các nhân tố sinh học (biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên) và các nhân tố xã hội (lao động, tiếng nói, ý thức).

- Các nhân tố sinh học đóng vai trò chủ yếu trong giai đoạn vượn người, sau đó vẫn phát huy tác dụng nhưng bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu.

- Các nhân tố xã hội đóng vai trò chính từ giai đoạn vượn người trở đi, trong đó nhân tố cơ bản nhất là lao động. Nhờ lao động mà con người thoát khỏi trình độ động vật, hạn chế sự phụ thuộc vào tự nhiên, tiến lên làm chủ tự nhiên.