CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
B. VÍ DỤ MẪU
Câu 1: Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa. Kết luận nào sau không đúng?
A. Tần số alen A là 0,5; alen a là 0,5.
B. Nếu là quần thể giao phối thì ở thế hệ tiếp theo, kiểu gen AA là 0,09.
C. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.
D. Nếu là quần thể tự phối thì ở thế hệ tiếp theo, kiểu gen aa chiếm 0,4.
Hướng dẫn:
Một quần thể có cấu trúc 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa
Tần số alen A = 0,3 + 0,4/2 = 0,5, tần số alen a =0,5
Thế hệ tiếp theo: 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa = 1
Quần thể chưa cân bằng về di truyền
Quần thể tự phối thì thế hệ tiếp theo → Aa = 0,4 x 1/2 = 0,2; AA = aa = 0,3 + (0,4 - 0,2)/2 = 0,4 .
→ Đáp án sai là B
Câu 2: Một quần thể có 1375 cây AA, 750 cây Aa, 375 cây aa. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Alen A có tần số 0,7; alen a có tần số 0,3.
B. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,48.
C. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.
D. Sau một thế hệ giao phối tự do, quần thể sẽ đạt cân bằng di truyền.
Hướng dẫn:
Quần thể có 1375 AA : 750 Aa : 375 aa → 0,55 AA : 0,3 Aa : 0,15 aa
Tần số alen A = 0,55 + 0,3/2 = 0,7, alen a = 0,3
Sau 1 thế hệ tự phối → 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền
Sau 1 thế hệ giao phối tự do quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền
→ Đáp án B
Câu 3: Cấu trúc di truyền của một quần thể tự thụ phấn ở thế hệ thứ nhất là : 20AA : 10Aa : 10aa.
Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ thứ 4 là
A. 0,484375.
B. 0,984375.
C. 0,96875.
D. 0,4921875.
Hướng dẫn:
Cấu trúc di truyền ở quần thể tự thụ phấn ở thế hệ thứ nhất: 20 AA : 10 Aa : 10 aa → 0,5 AA : 0,25 Aa : 0,25 aa
Quần thể ở thế hệ thứ 4 → trải qua 3 lần tự thụ phấn → Aa giảm đi 1/($2^{3}$)
Thế hệ thứ 4: Aa = 0,25 x 1/8 = 0,03125
Tỷ lệ đồng hợp = 1 - tỷ lệ đồng hợp = 1- 0,03125 = 0,96875
→ Đáp án C
Câu 4: Nghiên cứu sự di truyền nhóm máu MN trong 4 quần thể người, người ta xác định được cấu trúc di truyền của mỗi quần thể như sau:
- Quần thể I: 25% MM; 25% NN; 50% MN.
- Quần thể II: 39% MM; 6% NN; 55% MN.
- Quần thể III: 4% MM; 81% NN; 15% MN.
- Quần thể IV: 64% MM; 4% NN; 32% MN.
- Quần thể V: 100% MN
- Quần thể IV: 0,49MM : 0,42NN : 0,09MN
Số quần thể đã đạt trạng thái cân bằng di truyền là:
A. 2 B. 3 C. 4 D.5
Hướng dẫn:
Quần thể có dạng dAA + hAa + raa = 1.
Nếu quần thể cân bằng di truyền thì :
Quần thể I: 25% MM: 25% NN: 50% MN → → quần thể cân bằng di truyền.
Quần thể II: 39%MM : 6% NN : 55% MN → không cân bằng.
Quần thể III: 4% MM : 81% NN : 15% MN → chưa cân bằng di truyền.
Quần thể IV: 64% MM : 4% NN : 32% MN → → quần thể cân bằng di truyền.
Quần thể V: 100% MN → không cân bằng di truyền.
Quần thể VI: 0,49 MM : 0,42 NN : 0,09 MN → quần thể này chưa cân bằng di truyền.
Vậy chỉ có quần thể (I) và quần thể (IV) cân bằng di truyền.
→ Đáp án A.
Câu 5: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
C. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
D. 0,36AA: 0,48Aa : 0,16aa.
Hướng dẫn:
Các kiểu gen aa không sinh sản được → số cá thể tham gia sinh sản: 0,45 AA : 0,3 Aa = 0,75 → 0,6 AA : 0,4 Aa = 1
Quần thể tự thụ phấn → thế hệ sau Aa = 0,4 x 1/2 = 0,2
AA = 0,6 + (0,4 -0,2)/2 = 0,7
aa = (0,4-0,2)/2 = 0,1
Cấu trúc quần thể ở thế hệ sau: 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
→ Đáp án C
Câu 6: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F2 là:
A. 7/10AA : 2/10Aa : 1/10aa.
B. 15/18 AA : 1/9 Aa : 1/18 aa.
C. 9/25 AA : 12/25 Aa : 4/25 aa.
D. 21/40 AA : 3/20 Aa : 13/40aa.
Hướng dẫn:
Quần thể tự thụ phấn có tỷ lệ kiểu gen ở P: 0,45 AA: 0,3 Aa: 0,25 aa → cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản → 0,45 AA: 0,3 Aa = 0,75 → 0,6 AA: 0,4 Aa = 1
Quần thể tự thụ phấn → tỷ lệ kiểu gen ở F1: 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
Cá thể aa không có khả năng sinh sản → 0,7 AA : 0,2 Aa = 0,9 → 7/9 AA : 2/9 Aa = 1
Quần thể tự thụ phấn → F2: Aa = 2/9 Aa x 1/2 = 1/9 Aa
aa = (2/9-1/9)/2 = 1/18
AA = 7/9 + 1/18 = 15/18
Cấu trúc di truyền của quần thể sau 2 thế hệ tự thụ phấn → 15/18 AA : 1/9 Aa : 1/18 aa
→ Đáp án B
Câu 7: Gen M quy định vỏ trứng có vằn và bướm đẻ nhiều, alen lặn m quy định vỏ trứng không vằn và bướm đẻ ít. Những cá thể mang kiểu gen M- đẻ trung bình 100 trứng/lần, những cá thể có kiểu gen mm chỉ đẻ 60 trứng/lần. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quần thể bướm đang cân bằng di truyền. Tiến hành kiểm tra số trứng sau lần đẻ đầu tiên của tất cả các cá thể cái, người ta thấy có 9360 trứng trong đó có 8400 trứng vằn. Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là:
A. 48 con.
B. 84 con.
C. 64 con.
D. 36 con.
Hướng dẫn:
Số cá thể cái lông vằn là: 12600:150 = 84
Số trứng không vằn là: 14200 - 12600 = 1600
Số cá thể không vằn là: 1600:100 = 16
Tổng số cá thể nghiên cứu là: 84 + 16 = 100 (cá thể).
Số cá thể lông không vằn (mm) chiếm tỉ lệ: 16 : 100 = 0,16
Tần số alen m là: 0,4
Tần số alen M = 1 - 0,4 = 0,6.
Tỉ lệ Mm trong quần thể là: 2.0,4 0,6 = 0,48
Số cá thể Mm trong quần thể là: 0,48.100 = 48 cá thể.
→ Đáp án: A.
Câu 8: Một gen có 2 alen (B và b), thế hệ xuất phát thành phần kiểu gen của quần thể ở giới đực là 0,32BB : 0,56Bb: 0,12bb; ở giới cái là 0,18BB : 0,32Bb : 0,50bb. Sau 4 thế hệ ngẫu phối, không có đột biến xảy ra thì tần số tương đối alen B và b của quần thể là:
A. B = 0,44; b = 0,56.
B. B = 0,63 ; b = 0,37.
C. B = 0,47 ; b = 0,53.
D. B = 0,51 ; b = 0,49.
Hướng dẫn:
Gen có 2 alen B và b. Thế hệ xuất phát thành phần kiểu gen ở quần thể đực là: 0,32BB: 0,56 Bb: 0,12 bb → p(B) = 0,6; q(b) = 0,4
Ở giới cái: 0,18 BB: 0,32 Bb: 0,50 bb → p(B) = 0,34; q(b) = 0,66
Quần thể ngẫu phối (0,6B: 0,4b) x (0,34B: 0,66b) → 0,204BB: 0,532 Bb: 0,264bb
Tần số alen: p(B) = 0,47 ; q(b) = 0,53
Qua các thế hệ ngẫu phối tần số alen không thay đổi.
→ Đáp án: C.
Câu 9: Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12% hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là
A. A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5.
B. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,6; b = 0,4.
C. A = 0,7; a = 0,3; B = 0,6; b = 0,4.
D. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,7; b = 0,3.
Hướng dẫn:
Ta có A hạt tròn trội so với a hạt dài; B hạt đỏ trội so với b hạt trắng.
Hai cặp gen phân li độc lập: 0,63 hạt tròn, đỏ (A-B-): 0,21 hạt tròn, trắng (A-bb): 0,12 hạt dài, đỏ (aaB-): 0,04 hạt dài, trắng (aabb)
Tách riêng từng tính trạng → hạt dài = 0,12 + 0,04 = 0,16 aa → q(a) = 0,4; p(A) = 0,6
hạt trắng = 0,21 + 0,04 = 0,25 → q(b) = 0,5; p(B) = 0,5
Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:
A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5.
→ Đáp án: A.
C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
B. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
C. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
Câu 2: Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn chéo có thể dẫn đến điều gì:
A. Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử
B. Thế hệ con có nhiều kiểu gen dị hợp tử
C. Thế hệ con giảm sức sống
D. Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử và có thể bị giảm sức sống
Câu 3: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là
A. 0,6A và 0,4a.
B. 0,2A và 0,8a.
C. 0,5A và 0,5a.
D. 0,4A và 0,6a.
Câu 4: Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì
A. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
D. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
Câu 5: Quần thể nào sau đây chưa đạt cân bằng di truyền (theo định luật Hacđi- Vanbec)?
A. 100% Aa
B. 25%AA: 25% aa: 50% Aa
C. 100% aa
D. 36% AA: 48% Aa: 16% aa
Câu 6: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng
A. tần số alen A và alen a đều giảm đi.
B. tần số alen A và alen a đều không thay đổi.
C. tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên.
D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi.
Câu 7: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
B. số lượng cá thể và mật độ cá thể.
C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.
D. tần số alen và tần số kiểu gen.
Câu 8: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa, tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là:
A. A = 0,73; a = 0,27.
B. A = 0,27; a = 0,73.
C. A = 0,53; a = 0,47.
D. A = 0,47; a = 0,53.
Câu 9: Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng
A. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần
B. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần.
C. tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần.
D. tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần.
Câu 10: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA.
B. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA.
C. 0,81AA: 0,18Aa : 0,01aa.
D. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật Hacđi – Vanbec?
A. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số của các alen trội có khuynh hướng tăng dần, tần số các alen lặn có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ.
B. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng tăng dần từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ.
Câu 12: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó
A. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
D. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được F1; tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết rằng không có đột biến xảy ra, số cây con được tạo ra khi các cây F1 tự thụ phấn là tương đương nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình hoa đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 37,5%.
B. 50,0%.
C. 75,0%.
D. 62,5%.
Câu 14: Ở một loài sinh vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là A và a. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số kiểu gen dị hợp. Theo lí thuyết, tần số alen A và a của quần thể này lần lượt là
A. 0,2 và 0,8.
B. 0,67 và 0,33.
C. 0,8 và 0,2.
D. 0,33 và 0,67.
Câu 15: Cho các phát biểu sau về quần thể ngẫu phối:
(1). Tần số các alen của quần thể càng gần với giá trị 1 và 0 thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp càng giảm.
(2). Tần số các alen của quần thể càng gần với giá trị 0,5 thì tỷ lệ kiểu gen dị hợp càng tăng.
(3). Một quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng sẽ trở nên cân bằng về thành phần kiểu gen chỉ sau một thế hệ ngẫu phối.
(4). Thành phần kiểu gen của một quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi $p^{2}$ x $q^{2}$ = $(2pq:2)^{2}$
(5). Quần thể ngẫu phối luôn duy trì về tần số alen và thành phần kiểu gen trong mọi điều kiện. Số phát biểu đúng trong quần thể ngẫu phối :
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 16: Một quần thể có 205 cá thể lông đen, 290 cá thể lông nâu và 5 cá thể lông trắng. Biết rằng alen A quy định màu lông đen trội không hoàn toàn so với a quy định màu lông trắng. Tần số alen là bao nhiêu? Quần thể trên có cân bằng hay không?
A. Tần số alen A : a = 0,9 : 0,1, quần thể không cân bằng
B. Tần số alen A : a = 0,9 : 0,1, quần thể có cân bằng
C. Tần số alen A : a = 0,7 : 0,3, quần thể có cân bằng
D. Tần số alen A : a = 0,7 : 0,3, quần thể không cân bằng
Câu 17: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ ban đầu (P) của một quần thể có tần số các kiểu gen là 0,5Aa : 0,5aa. Các cá thể của quần thể ngẫu phối và không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F1 là
A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 7 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.
D. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
Câu 18: Một quần thể cây có 0,4AA ; 0,1aa và 0,5Aa. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là bao nhiêu? Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau.
A. 16,67%.
B. 25,33%.
C. 15.20%.
D. 12,25%.
Câu 19: Một quần thể có thành phần kiểu gen 0,3 AA: 0,5aa: 0,2Aa. Tiến hành loại bỏ tất cả các cá thể có kiểu gen aa, sau đó các cá thể giao phối tự do thì kiểu gen dị hợp Aa của quần thể ở thế hệ F1 là:
A. 40 %.
B. 32%
C. 48 %.
D. 18%.
Câu 20: Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội M quy định bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng ?
A. Nữ giới (0,49 $X^{M}X^{M}$ : 0,42 $X^{M}X^{m}$ : 0,09 $X^{m}X^{m}$), nam giới ( 0,3 $X^{M}Y$ : 0,7 $X^{m}Y$).
B. Nữ giới ( 0,36 $X^{M}X^{M}$ : 0,48 $X^{M}X^{m}$ : 0,16 $X^{m}X^{m}$), nam giới (0,4 $X^{M}Y$ : 0,6 $X^{m}Y$).
C. Nữ giới ( 0,81 $X^{M}X^{M}$ : 0,18 $X^{M}X^{m}$ : 0,01 $X^{m}X^{m}$), nam giới ( 0,9 $X^{M}Y$ : 0,1 $X^{m}Y$).
D. Nữ giới (0,04 $X^{M}X^{M}$ : 0,32 $X^{M}X^{m}$ : 0,64 $X^{m}X^{m}$), nam giới (0,8 $X^{M}Y$ : 0,2 $X^{m}Y$).
Câu 21: Xét 1 gen gồm 2 alen (A ,a) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tỉ lệ của alen A trong giao tử đực của quần thể ban đầu là 0,5. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,36AA: 0,48Aa : 0,16aa. Tỉ lệ mỗi alen (A,a) trong giao tử cái ở quần thể ban đầu là:
A. A : a = 0,7: 0,3.
B. A : a = 0,5 : 0,5.
C. A : a = 0,8 : 0,2.
D. A : a = 0,6 : 0,4.
Câu 22: Một gen có 2 alen (B và b), thế hệ xuất phát thành phần kiểu gen của quần thể ở giới đực là 0,36BB : 0,48Bb : 0,16bb; ở giới cái là 0,04BB : 0,32Bb : 0,64bb. Sau 1 thế hệ ngẫu phối, không có đột biến xảy ra thì quần thể có cấu trúc di truyền là
A. 0,12BB + 0,56Bb + 0,32bb = 1.
B. 0,16BB + 0,48Bb + 0,36bb = 1.
C. 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1.
D. 0,09BB + 0,42Bb + 0,49bb = 1.
Câu 23: Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể ngẫu phối dạng cân bằng về di truyền, A có tần số 0,3 và B có tần số 0,7. Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ
A. 0,42.
B. 0,3318.
C. 0,0378.
D. 0,21.
Câu 24: Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó có cả hai gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong 2 gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,3. Theo lí thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 56,25%.
B. 12%.
C. 32,64%.
D. 1,44%.
Câu 25: Cho một lôcut có 2 alen được kí hiệu là A và a; trong đó aa là kiểu gen đồng hợp tử gây chết, trong khi hai kiểu gen AA và Aa có sức sống và khả năng thích nghi như nhau. Nếu tần số alen a ở quần thể ban đầu là 0,1 thì sau 5 thế hệ tần số alen này sẽ là bao nhiêu?
A. 0,05.
B. 0,01.
C. 0,50.
D. 0,06.
Câu 26: Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể giao phối đang cân bằng di truyền, A có tần số 0,3 và B có tần số 0,7. Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ
A. 0,42.
B. 0,0378.
C. 0,3318.
D. 0,21.
Câu 27: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là 0,2; tần số của alen B là 0,4 thì tỉ lệ kiểu gen AABb là
A. 1,92%.
B. 0,96%
C. 3,25%.
D. 0,04%.
Câu 28: Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2AaBb : 0,3aaBB: 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp tử sau 1 thế hệ là:
A. 25%.
B. 21%.
C. 18,75%.
D. 12,25%.
D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Hướng dẫn giải câu 14:
Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường → có hai alen A và a.
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số kiểu gen dị hợp p2 = 4pq, p+q = 1 → q = 0,2, p = 0,8
Tần số alen A = 0,8, alen a = 0,2
→ Đáp án C
Hướng dẫn giải câu 15:
1. Tần số alen của quần thể càng gần với giá trị 1 và 0 thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp càng giảm → sai. Tỷ lệ 1 alen A càng gần 1 thì AA càng lớn → tỷ lệ đồng hợp càng tăng.
2. Đúng.
3. Đúng. Quần thể ngẫu phối, nếu thế hệ P chưa cân bằng thì sẽ cân bằng chỉ sau 1 thế hệ.
4. Đúng.
5. Khi điều kiện môi trường thay đổi, các yếu tố ngẫu nhiên: nguồn sống, mức sinh sản, tử vong... hoặc bản thân những đột biến sinh ra trong quần thể tần số alen và thành phần kiểu gen sẽ thay đổi.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
→ Đáp án B.
Hướng dẫn giải câu 16:
Quần thể có 205 cá thể lông đen : 290 lông nâu: 5 lông trắng.
A- lông đen, a - lông trắng, Aa- lông nâu.
Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,41 AA : 0,58 Aa : 0,01aa.
Tần số alen A = 0,41 + 0,58 : 2 = 0,7; Tần số alen a = 1 - 0,7 = 0,3.
Ta có d x r khác → quần thể này không cân bằng.
→ Tần số alen A : a = 0,7: 0,3. Quần thể này không cân bằng di truyền.
→ Đáp án D
Hướng dẫn giải câu 17:
A-hoa đỏ, a-hoa trắng.
P có 0,5 Aa: 0,5 aa → A = 0,25; a = 0,75
Quần thể ngẫu phối → aa (hoa trắng) = 0,75 x 0,75 = 9/16
Tỷ lệ kiểu hình là: 7 hoa đỏ : 9 hoa trắng
→ Đáp án C
Hướng dẫn giải câu 18:
Quần thể có 0,4 AA: 0,1 aa và 0,5 Aa → kiểu gen dị hợp chỉ có khả năng sinh sản = 1/2 thể đồng hợp:
0,4 AA : 0,25 Aa : 0,1 aa = 0,75 → 0,533 AA : 0,333Aa : 0,134 aa
Sau 1 thế hệ tự thụ phấn → Aa = 0,333 x 1/2 = 0,1665
→ Đáp án A.
Hướng dẫn giải câu 20:
Xét các đáp án chỉ có đáp án B.
Nữ giới 0,81$X^{M}X^{M}$ : 0,18 $X^{M}X^{m}$ : 0,01 $X^{m}X^{m}$ còn ở nam giới 0,9 $X^{M}Y$ : 0,1 $X^{m}Y$.
Trong đó tần số $X^{M}$ = 0,9; $X^{m}$ = 0,1
Quần thể người (B) đạt trạng thái cân bằng. Nữ giới sẽ tính như gen trên NST bình thường còn ở nam giới do chỉ cần 1 NST X nên tần số kiểu gen chính bằng tần số alen.
→ Đáp án: C.
Hướng dẫn giải câu 21:
Quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,36AA: 0,48Aa : 0,16aa → Tần số alen A khi quần thể cân bằng là: A = 0,6
Vì tỉ lệ của alen A trong giao tử đực của quần thể ban đầu là 0,5 nên tần số alen A trong giới cái là: 2.0,6 - 0,5 = 0,7
Tần số alen a ở giới cái là: 1 - 0,7 = 0,3
→ Đáp án: A.
Hướng dẫn giải câu 22:
Gen có 2 alen B và b.
Ở giới đực: 0,36BB: 0,48 Bb: 0,16 bb → p(B) = 0,6; q(b) = 0,4
Ở giới cái: 0,04BB: 0,32 Bb: 0,64 bb → p(B) = 0,2' q(b) = 0,8
Qua 1 thế hệ ngẫu phối, không có đột biến xảy ra: (0,6B: 0,4b) x (0,2B: 0,8b) → 0,12BB : 0,56 Bb: 0,32 bb
→ Đáp án: A.