QUẦN XÃ SINH VẬT.

I. KHÁI NIỆM VỀ QUẦN XÃ SINH VẬT:

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Quần xã có cấu trúc đặc trưng và tương đối ổn định.

II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ.

1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã:

* Đặc trưng về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài.

* Loài ưu thế và loài đặc trưng.

- Loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh.

- Loài đặc trưng chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã:

- Phân bố theo chiều thẳng đứng

- Phân bố theo chiều ngang

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT:

1. Các mối quan hệ sinh thái:

- Quan hệ hỗ trợ: có lợi hoặc ít nhất là không có hại cho loài khác trong mối quan hệ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

- Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loài bị hại: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.

2. Hiện tượng khống chế sinh học: Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.