CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP TẾ BÀO

VÍ DỤ MẪU

Câu 1: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là gì?

A. Gồm 2 lần phân bào.

B. Xảy ra ở tế bào hợp tử.

C. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

D. Nhiễm sắc thể nhân đôi một lần

Hướng dẫn:

Điểm giống giữa giảm phân và nguyên phân: Nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần.

Khác nhau: Nguyên phân chỉ gồm 1 lần phân bào, xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Kết quả tạo thành 2 tế bào có bộ NST giống hệt tế bào mẹ

Giảm phân gồm 2 lần phân bào, xảy ra ở tế bào sinh dục chín. Sau 2 lần phân bào mà chỉ nhân đôi 1 lần → tạo thành 4 tế bào có bộ NST (n).

→ chọn đáp án D.

Câu 2: Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau theo chiều dọc và bắt chéo lên nhau xảy ra trong giảm phân ở

A. kỳ đầu, giảm phân I.

B. kỳ đầu, giảm phân II.

C. kỳ giữa, giảm phân I.

D. kỳ giữa, giảm phân II.

Hướng dẫn:

Trao đổi chéo: Là hiện tượng 2 cromatit của cặp nhiễm sắc thể đồng dạng trao đổi cho nhau 2 đoạn tương ứng sau khi tiếp hợp ở kì đầu giảm phân 1, dẫn tới hiện tượng hoán vị gen giữa các alen.

→ chọn đáp án A

Câu 3: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của các cơ chế

A. nguyên phân.

B. nguyên phân, giảm phân và phân đôi.

C. giảm phân và thụ tinh.

D, nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Hướng dẫn:

Nguyên phân đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của loài sinh sản vô tính, còn ở loài sinh sản hữu tính cơ chế đảm bảo duy trì ổn định bộ NST là: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

→ chọn đáp án D.

Câu 4: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của một loài động vật là 6,6pg. Trong trường hợp phân bào bình thường, hàm lượng ADN nhân của mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là

A. 3,3pg

B. 26,4 pg

C. 13,2 pg

D. 6,6pg

Hướng dẫn:

Hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của một động vật là 6,6pg → ADN nhân của mỗi tế bào đang ở kì sau giảm phân II.

Kì sau giảm phân II, chưa phân chia tế bào chết, hàm lượng ADN lúc này vẫn là 6,6pg.

→ chọn đáp án D

C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Nhiễm sắc thể kép là nhiễm sắc thể

A. gồm hai nhiễm sắc thể đơn giống nhau và tồn tại thành cặp tương đồng.

B. gồm hai nhiễm sắc thể đơn có nguồn gốc khác nhau, dính nhau ở tâm động.

C. gồm hai cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.

D. gồm hai cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở đầu mút nhiễm sắc thể.

Câu 2: Trong nguyên phân, hình thái đặc trưng của nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất vào kỳ

A. trung gian.

B. kỳ đầu.

C. kỳ giữa.

D. kì cuối.

Câu 3: Trong nguyên phân, sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể xảy ra ở

A. trung gian.

B. kỳ đầu.

C. kỳ giữa.

D. kỳ cuối.

Câu 4: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể có những hoạt động là

A. tự nhân đôi, tiếp hợp và tái tổ hợp, phân li tái tổ hợp.

B. tự nhân đôi, phân ly và tái tổ hợp, tổng hợp ARN.

C. tự nhân đôi, đóng tháo xoắn, tiếp hợp và trao đổi chéo.

D. tự nhân đôi, đóng tháo xoắn và phân ly.

Câu 5: Hiện tượng làm cho vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể thay đổi là

A. nhân đôi nhiễm sắc thể.

B. phân li nhiễm sắc thể.

C. co xoắn nhiễm sắc thể.

D. trao đổi chéo nhiễm sắc thể.

Câu 6: Cơ chế tạo thành nhiễm sắc thể đơn từ nhiễm sắc thể kép là

A. tự nhân đôi.

B. phân ly.

C. trao đổi chéo.

D. tái tổ hợp.

Câu 7: Ở đậu Hà Lan, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Số cromatit ở kỳ giữa của nguyên phân là

A. 7.

B. 14.

C. 28.

D. 42.

Câu 8: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?

A. Phân li nhiễm sắc thể.

B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.

C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể.

D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể.

Câu 9: Qua quá trình giảm phân trải qua hai lần phân bào, từ một tế bào mẹ tạo ra

A. 2 tế bào đơn bội.

B. 2 tế bào lưỡng bội.

C. 4 tế bào đơn bội.

D. 4 tế bào lưỡng bội.

Câu 10: Trong quá trình giảm phân, NST đã nhân đôi bao nhiêu lần?

A. 1 B. 2 C. 3 D.4

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây của nhiễm sắc thể chỉ xảy ra trong giảm phân và không xảy ra ở nguyên phân?

A. Nhân đôi.

B. Co xoắn.

C. Tháo xoắn.

D. Tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 12: Trong lần phân bào II của giảm phân, các nhiễm sắc thể có trạng thái kép ở các kỳ nào sau đây?

A. Sau II, cuối II và giữa II.

B. Đầu II, cuối II và sau II.

C. Đầu II, giữa II.

D. Tất cả các kỳ

Câu 13: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn

A. 1200.

B. 600.

C. 2400.

D. 1000.

Câu 14: Nguồn gốc của hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng là

A. một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.

B. cả hai chiếc đều có nguồn gốc từ bố.

C. cả hai chiếc đều có nguồn gốc từ mẹ.

D. được sinh ra từ một nhiễm sắc thể ban đầu.

Câu 15: Cho các phát biểu sau về quá trình nguyên phân ?

(1) Ở kì đầu của nguyên phân có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các sợi cromatit trong cặp NST kép tương đồng.

(2) Ở kì sau nguyên phân các NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

(3) Ở kì sau nguyên phân 2 cromatit chị em của NST kép tách ở tâm động và phân li đồng đều.

(4) Ở kì đầu nguyên phân có sự phân lí của cặp NST kép tương đồng tạo sự đa dạng của các giao tử. Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 16: Số phát biểu sai trong các phát biểu sau khi nói về nguyên phân ?

(1) Tế bào mẹ ban đầu có 2n NST đơn nghĩa là sẽ có 4n cromatit và gồm có 2n tâm động.

(2) Ở kì đầu tế bào có 4n NST hay 2n NST kép gồm 4n cromatit với 2n tâm động.

(3) Ở kì sau mỗi tế bào chỉ còn lại 2n NST nhưng 4n cromatit với 2n tâm động.

(4) Khi 2 con đã hình thành thì mỗi tế bào chỉ có 2n cromatit như tế bào mẹ ban đầu.

(5) Chu kì tế bào là thời gian xảy ra 2 lần nguyên phân liên tiếp , tính từ kì trung gian đến cuối kì cuối.

(6) Trong một đơn vị thời gian , chu kì nguyên phân tỉ lệ nghịch với số đợt nguyên phân

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Hướng dẫn giải câu 13:

Một loài 2n=20, 30 tế bào tham gia giảm phân hình thành giao tử đực → kì sau giảm phân II → lúc này số tế bào là 60 tế bào → tổng số NST dạng đơn: 60 x 20 = 1200.

→ chọn đáp án A

Hướng dẫn giải câu 15:

Trong quá trình nguyên phân:

(1) sai vì sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các sợi cromatit trong cặp NST kép tương đồng chỉ xảy ra ở giảm phân. Kì đầu của nguyên phân NST kép tiếp tục đóng xoắn.

(2) Sai vì NST kép xếp thành 1 hàng xảy ra ở kì giữa. Đến kì sau thì mỗi NST kép phân li thành 2 NST đơn → (3) đúng.

(4) sai vì ở kì đầu 2n NST kép bắt đầu đóng xoắn, màng nhân và nhân con dần dần biến mất, thoi vô sắc phân hoá 2 cực tế bào. Còn sự phân li của cặp NST xảy ra vào kì sau.

Vậy chỉ có đáp án (3) đúng → chọn đáp án A

Hướng dẫn giải câu 16:

(1) sai vì NST đơn không có cromatit mà đề bài cho tế bào mẹ ban đầu có 2n NST đơn.

(2) đúng, vì trong nguyên phân kì đầu có 2n NST kép, số cromatit là 4n và số tâm động là 2n, vì ở kì này, 2n NST kép bắt đầu đóng xoắn, màng nhân và nhân con tiêu biến, thoi vô sắc phân hoá thành 2 cực tế bào.

(3) Sai vì ở kì sau mỗi NST kép trong bộ 2n tách thành 2 NST đơn, mỗi NST phân li về 1 cực của tế bào → Không có số cromatit.

(4) sai vì 2 con hình thành thì có 2n NST đơn.

(5) đúng vì chu kì tế bào là thời gian xảy ra 2 lần nguyên phân liên tiếp , tính từ kì trung gian đến cuối kì cuối.

(6) đúng vì chu kì nguyên phân là thời gian xảy ra 1 lần nguyên phân, tính từ đầu kì trung gian tới cuối kì cuối.

Trong cùng 1 đơn vị thời gian, chu kì nguyên phân tỉ lệ nghịch với số đợt nguyên phân và trong cùng 1 đơn vị thời gian, số đợt nguyên phân tỉ lệ thuận với tốc độ nguyên phân.

→ các phương án sai là: (1); (3); (4) → chọn đáp án B