QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI

B. VÍ DỤ MẪU

Câu 1: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là

A. 3/4. B. 2/3. C.1/4. D. 1/2

Hướng dẫn:

Cho cây thân cao giao phân với cây thân cao → F1 : 3 thân cao : 1 thân thấp.

P: Aa x Aa → 1 AA : 2 Aa : 1 aa.

F1 tự thụ phấn cho toàn thân cao (AA x AA).

Tỉ lệ F1 tự thụ phấn cho toàn thân cao so với tổng số cây F1 là: 1/4.

→ Đáp án C.

Câu 2: Ở cừu , gen A - có sừng, gen a- không sừng, cùng có kiểu gen dị hợp (Aa) nhưng cừu đực thì có sừng, cừu cái lại không có sừng. Cho lai 2 giống cừu thuần chủng có sừng và không sừng theo phép lai thuận và lai nghịch. Kết quả ở F1 là

A. 1/2 có sừng là cừu đực + 1/2 không sừng là cừu cái

B. Lai thuận: 1/2 có sừng là đực + 1/2 không sừng là cái; Lai nghịch: 100% có sừng

C. Lai thuận: 100% có sừng; Lai nghịch: 1/2 có sừng + 1/2 không sừng.

D. 50% cừu đực có sừng + 50% cừu cái không sừng

Hướng dẫn:

gen A - có sừng; gen a - không sừng.

Cừu đực: AA; Aa - có sừng; aa - không sừng.

Cừu cái: AA: có sừng; Aa, aa: không sừng.

Lai 2 giống cừu thuần chủng có sừng và không sừng (AA x aa) → F1: Aa.

Tỷ lệ 100% Aa; tuy nhiên trong đó có 1/2 là có sừng (cừu đực); 1/2 là không có sừng (cừu cái)

D sai. Tất cả cừu có sừng là cừu đực chứ không phải 50% cừu đực có sừng; tất cả cừu cái sẽ không có sừng.

→ Đáp án A.

Câu 3: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân thấp. Theo lí thuyết, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ

A. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

B. 3 cây thân thấp : 1 cây thân cao.

C. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

D. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

Hướng dẫn:

F1 : 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa

cao F1 giao phấn với thân thấp:

AA lai với aa → 1 thân cao

Aa lai với aa → 1 thân cao : 1 thân thấp

suy ra 2 cao : 1 thấp

→ Đáp án D

Câu 4: Gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen trên NST thường. Tiến hành 2 phép lai

- Phép lai 1: mắt đỏ x mắt nâu 25 % đỏ, 50 % nâu, 25 % vàng

- Phép lai 2: vàng x vàng 75 % vàng, 25 % trắng.

Các tính trạng xếp theo thứ tự trội đến lặn là

A. đỏ → nâu → vàng → trắng

B. nâu → đỏ → vàng → trắng

C. nâu → vàng → đỏ → trắng

D. vàng → nâu → đỏ → trắng

Hướng dẫn:

Gen A nằm trên NST thường có 4 alen; quy định tính trạng màu mắt khác nhau.

PL1: Đỏ x Nâu → Đỏ: Nâu: Vàng → vàng là tính trạng lặn so với đỏ và nâu → (loại C, D).

PL2: Vàng → vàng → trắng → trắng là tính trạng lặn so với vàng. (Vàng → trắng).

Quy ước: a1 đỏ; a2 nâu; a3 vàng; a4 trắng.

PL1: a1a3 x a2a3 → a1a2 : a1a3 : a2a3 : a3a3, trong đó a3a3 (vàng); a2a3( nâu); a1a3( đỏ) mà ta có tỉ lệ 25% đỏ: 50% nâu: 25% vàng → a1a2 là màu nâu → a2 trội hơn a1.

Vậy thứ tự trội lặn là: nâu → đỏ → vàng → trắng.

→ Đáp án B.

Câu 5: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là

A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

C. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

D. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

Hướng dẫn:

A: quả đỏ; a: quả vàng. Tỷ lệ phép lai cà chua tứ bội AAaa và aaaa:

AAaa → 1/6 AA : 4/6 Aa : 1/6 aa

aaaa → aa.

Tỷ lệ: AAaa x aaaa → 1/6 AAaa : 5/6 Aaaa : 1/6 aaaa (5 quả đỏ: 1 quả vàng)

→ Đáp án D.

Câu 6: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:

A. 1AAAA : 4AAAA : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.

B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.

C. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.

D. 1AAAA : 8AAaa: 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.

Hướng dẫn: Dùng consixine xử lý các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Aa → AAaa.

Cho các thể tứ bội giao phấn với nhau (AAaa x AAaa) → (1/6AA : 4/6 Aa : 1/6aa) x (1/6 AA : 4/6 Aa: 1/6 aa)

→ 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8 Aaaa : 1aaaa.

→ Đáp án B.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Quy luật phân ly có ý nghĩa thực tiễn là:

A. Thấy được phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai.

B. Xác định được dòng thuần.

C. Tìm được phương thức di truyền của tính trạng.

D. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.

Câu 2: Ở một loài thực vật, hoa đỏ (A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (a). Cho P thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng lai với nhau được F1. Cho các cây F1 giao phối ngẫu nhiên thì được F2 có tỉ lệ cơ thể mang tính trạng lặn chiếm:

A. 6,25%

B. 18,75%

C. 25%

D. 6,25% hoặc 25%

Câu 3: Điều kiện nghiệm đúng định luật phân li của Menden là

A. số lượng cá thể đem lai phải lớn.

B. cá thể đem lai phải thuần chủng.

C. quá trình giảm phân xảy ra bình thường.

D. tính trạng trội là trội hoàn toàn.

Câu 4: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, cho rằng quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ tứ bội với nhau, phép lai nào sau đây ở đời con không có sự phân tính về kiểu hình?

A. AAaa x Aaaa

B. Aaaa x AAAa

C . AAaa x AAaa

D. Aaaa x Aaaa

Câu 5: Ở một loài thực vật, B quy định quả đỏ; b quy định quả vàng. Phép lai nếu hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh thì tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F1 là:

A. 17 đỏ: 1vàng.

B. 3 đỏ: 1 vàng.

C. 11 đỏ: 1 vàng.

D. 2 đỏ: 1 vàng.

Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình hạt màu trắng là

A. AAaa x AAaa.

B. AAAa x aaaa.

C. Aaaa x Aaaa.

D. AAaa x Aaaa.

Câu 7: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là

A. AAaa x Aa và AAaa x aaaa.

B. AAaa x Aa và AAaa x AAaa.

C. AAaa x aa và AAaa x Aaaa.

D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.

Câu 8: Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 5 loại kiểu gen?

A. Aaaa x Aaaa.

B. AAaa x AAAa.

C. AAaa x AAaa.

D. Aaaa x AAaa.

Câu 9: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

A. 3/4. B. 1/3. C. 2/3. D. 1/4.

Câu 10: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lý thuyết phép lai giữa 2 cây tứ bội có kiểu gen Aaaa cho đời con có kiểu gen đồng hợp chiếm tỷ lệ

A. 1/4. B.1/9. C. 17/18. D. 4/9.

Câu 11: Ở cà chua, gen A qui định hoa đỏ, gen a qui định hoa trắng. Cho lai giữa 2 cây tứ bội đời F1 thì kiểu hình phân li 11 đỏ : 1 trắng. Kiểu gen của 2 cây cà chua là

A. AAaa x Aaaa.

B. AAAa x AAAa.

C. AAaa x AAaa.

D. Aaaa x Aaaa.

Câu 12: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là

A. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.

B. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.

C. 100% cá chép không vảy.

D. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.

Câu 13: Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra trong quần thể này là

A.4 B. 6 C. 15 D. 10

Câu 14: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với alen a: hoa trắng, kiểu gen Aa: hoa màu hồng. Cho P: Hoa đỏ x Hoa trắng → F1: 100% hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn được F2, F2 tự thụ phấn được F3. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 là:

A. 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng

B. 3 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 3 hoa trắng

C. 3 hoa đỏ : 3 hoa hồng : 2 hoa trắng

D. 2 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng

D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Hướng dẫn giải câu 4:

Gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng. Quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến.

Cho giao phấn 2 cây bố mẹ tứ bội, phép lai không có sự phân tính về kiểu hình là:

Để phép lai có sự phân tính về kiểu hình thì cơ thể bố mẹ phải tạo giao tử aa x aa → aaaa.

Phép lai mà bố và mẹ không tạo giao tử aa là: Aaaa x AAAa.

→ Đáp án B.

Hướng dẫn giải câu 5:

Bb cho 1/2 B và 1/2b

Bbb hạt phấn n+1 không có khả năng thụ tinh cho giao tử là 1/3b : 2/3b

suy ra kiểu hình vàng = 1/2 x 2/3 = 1/3

vậy kiểu hình đỏ =1=1/3=2/3

vậy tỉ lệ là 2 đỏ:1 vàng

→ Đáp án D.

Hướng dẫn giải câu 7:

Gen A : quả đỏ; a: quả vàng. Cây tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử 2n; cây lưỡng bội cho giao tử n.

Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng (một bên bố mẹ phải tạo 6 loại giao tử (AAaa); 1 bên tạo 2 loại giao tử)

Các phép lai tạo 11:1 là: AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.

→ Đáp án D.

Hướng dẫn giải câu 13:

Trong quần thể ngẫu phối: một gen có 5 alen nằm trên NST thường.

Số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra trong quần thể là:

Số kiểu gen đồng hợp: 5

Số kiểu gen dị hợp: $C_{5}^{2}$ = 10

Vậy tổng có 15 kiểu gen có thể tạo ra trong quần thể.

→ Đáp án C.

Hướng dẫn giải câu 14:

A: hoa đỏ trội không hoàn toàn so với a: hoa trắng; Aa: hoa màu hồng.

Cho P: Hoa đỏ x hoa trắng → (AA x aa) → 100% Aa. Cho F1 tự thụ phấn → Aa x Aa → 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa.

Tỷ lệ alen ở F2 : 0,5 A : 0,5 a.

Cho F1 tự thụ → F2 → F3...

Tỷ lệ kiểu hình ở F3 khi tự thụ phấn:

Hoa hồng (Aa) = 0,5:2 = 0,25.

Hoa đỏ (AA) = 0,25 + (0,5-0,25)/2 = 0,375.

Hoa trắng (aa) = 0,25 + (0,5-0,25)/2 = 0,375.

Vậy tỷ lệ ở F3: 0,375 AA : 0,25 Aa : 0,375 aa = 1 (3 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 3 hoa trắng).

→ Đáp án B.