CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN.

I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA:

- Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên → chuỗi, lưới thức ăn → về lại trong tự nhiên.

- Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.

II. MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ:

1. Chu trình cacbon

- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon đioxit ($CO_{2}$).

- TV lấy $CO_{2}$ để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua QH.

- Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, SV trả lại $CO_{2}$ và nước cho môi trường.

- Nồng độ khí $CO_{2}$ trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất.

2. Chu trình nitơ

- TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amoni ($NH_{4}^{+}$) và nitrat ($NO_{3}^{-}$)

- Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lý, hóa học và sinh học.

- Nitơ từ xác SV trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của VK, nấm,...

- Hoạt động phản nitrat của VK trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất nước và bầu khí quyển.

3. Chu trình nước.

- Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông suối, ao hồ,...

- Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.

- Một phần nước được TV tổng hợp chất HC cũng nhờ QH.

III. SINH QUYỂN:

1. Khái niệm: SQ là toàn bộ SV sống trong các lớp đất, nước và không khí của TĐ.

2. Các khu sinh học trong sinh quyển:

- Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng cây lá rộng ôn đới,...

- khu sinh học nước ngọt: Khu nước đứng ( đầm, hồ, ao,...) và khu nước chảy ( sông suối).

- Khu sinh học biển: Theo chiều thẳng đứng (SV nổi, ĐV đáy,...), theo chiều ngang (vùng ven bờ và vùng khơi)