TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Tác động của nhiều gen lên một tính trạng

1. Tác động bổ sung giữa các gen không alen

a) Ví dụ: SGK.

b) Giải thích: F2 có 16 tổ hợp = 4x4 ⇒ F1 dị hợp về 2 cặp gen (AaBb)

Kiểu tương tác: Màu hoa do 2 cặp gen không alen quy định, trong đó sự có mặt của 2 loại gen trội A và B ⇒ đỏ thẫm, sự có mặt của 1 trong 2 loại gen trội A hoặc B ⇒ trắng, không có gen trội nào ⇒ trắng.

Ngoài ra tương tác bổ sung này còn có các tỉ lệ khác như: 9:3:3:1, 9:6:1

Kiểu bổ sung này có thể giải thích qua sơ đồ dưới đây:

Cây dị hợp Aa chỉ cần một alen A đã tổng hợp đủ một lượng enzim cần thiết để chuyển chất A thành chất B. Chỉ cần một alen B cũng đủ tạo ra lượng enzim cần thiết chuyển chất B thành sản phẩm B (màu đỏ). Cây có kiểu gen aaBB không sản xuất được enzim chuyển hóa chất A thành B nên dù có tạo ra được enzim b cũng không có cơ chất (chất B) để chuyển thành sản phẩm P, nên hoa của chúng có màu trắng. Tương tự cây có kiểu gen Aabb chỉ dừng lại ở việc tổng hợp chất B màu trắng tích lũy lại trong tế bào nên hoa có màu trắng và cây aabb cho hoa màu trắng vì không thể tạo ra được chất P.

2. Tác động cộng gộp

a) Ví dụ: SGK

b) Giải thích tương tự như trên

Kiểu tương tác: Màu đỏ đậm nhạt khác nhau tùy thuộc vào số lượng gen trội, số lượng gen trội trong KG càng nhiều thì màu đỏ càng đậm, mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự biểu hiện của tính trạng

II. Một gen chi phối nhiều tính trạng

1. Ví dụ: Khi lai đậu Menđen thấy: giống đậu hoa tím thì hạt có màu nâu, nách lá có chấm đen, thứ hoa trắng có hạt màu nhạt, nách lá không có chấm.

Khi nghiên cứu ruồi giấm Mooc gan thấy gen quy định cánh cụt đồng thời quy định 1 số tính trạng khác như đốt thân ngắn, lông cứng, tuổi thọ ngắn

2. Ý nghĩa: Gen đa hiệu là cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan. Khi 1 gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở 1 số tính trạng mà nó chi phối.