DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

B. VÍ DỤ MẪU

Câu 1: Câu có nội dung đúng sau đây là

A. các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau.

B. trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen qui định các tính trạng thường.

C. ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

D. ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX.

Hướng dẫn:

Câu có nội dung đúng

A. Các đoạn mang gen trong hai nhiễm sắc thể X và Y có những đoạn tương đồng và những đoạn không tương đồng với nhau → A sai .

B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định đực cái còn có các gen quy định những tính trạng thường liên kết với giới tính → B.đúng

C. Động vật đơn tính, ở một số loài như thú, động vật có vú con cái XX, con đực XY

Còn những loài như chim, bò sát, bướm → con cái XY, con đực XX, châu chấu, bọ nhảy lại có sự khác biệt về cặp NST giới tính so với các loài khác → C, D.sai

→ Đáp án B

Câu 2: Đâu là nhận định sai?

A. Tính trạng do gen trên NST X qui định di truyền chéo.

B. Dựa vào các tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.

C. Vùng tương đồng là vùng chứa lôcut gen khác nhau giữa NST X và NST Y.

D. Tính trạng do gen trên NST Y qui định di truyền thẳng.

Hướng dẫn:

Nhận định sai

C. Vùng tương đồng là vùng chứa lôcut gen khác nhau giữa X và Y → sai.

Trên nhiễm sắc thể giới tính có vùng tương đồng và vùng không tương đồng. Vùng tương đồng trên X chỉ chứa những gen có trên X, không có trên Y.

Còn vùng tương đồng trên X và Y chứa lôcut gen của cả X và Y

→ Đáp án C .

Câu 3: Xét một gen có 2 alen, quá trình giao phối ngẫu nhiên đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Cho rằng không có đột biến xảy ra, quần thể và gen nói trên có đặc điểm gì?

A. Quần thể tứ bội, gen nằm trên NST thường

B. Quần thể lưỡng bội, gen nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y.

C. Quần thể tứ bội, gen nằm trên NST thường hoặc quần thể lưỡng bội, gen nằm trên X ở đoạn không tương đồng với Y.

D. Quần thể ngũ bội, gen nằm trên NST thường.

Hướng dẫn:

Một quần thể gen có 2 alen → quá trình giao phối tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Giả sử gen có alen A, a

1. Quần thể lưỡng bội gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, trong quá trình giao phối: giới XX có kiểu gen $X^{A}X^{A}$, $X^{A}X^{a}$, $X^{a}X^{a}$ và giới XY có kiểu gen $X^{A}Y$, $X^{a}Y$

2. Quần thể tứ bội, gen nằm trên NST thường: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa

Giao phối ngẫu nhiên → động vật, động vật thì không có thể tứ bội. Với thực vật sẽ dùng từ giao phấn.

→ Đáp án B

Câu 4: Ở gà, gen A quy định lông vằn, a: không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp nhằm dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là:

A. $X^{A}X^{a}$ x $X^{a}Y$

B. $X^{A}X^{A}$ x $X^{a}Y$

C. $X^{A}X^{a}$ x $X^{A}Y$

D. $X^{a}X^{a}$ x $X^{A}Y$

Hướng dẫn:

A-lông vằn, a-lông không vằn. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

Bố trí cặp lai phù hợp để phân biệt trống, mái ngay từ khi mới nở.

Ở gà, XX-con đực, XY-con cái

$X^{a}X^{a}$ x $X^{A}Y$ → 100% con đực lông vằn: 100% con cái lông không vằn

Như vậy nhìn vào màu sắc lông ta có thể phân biệt được con đực và con cái.

→ Đáp án D.

Câu 5: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng cùng loài được F1 toàn cá vảy đỏ, cho con cái F1 lai phân tích được $F_{a}$ có tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ (toàn con đực). Tính trạng màu sắc vảy cá

A. do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X.

B. do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y.

C. do 2 cặp gen không alen quy định, 1 cặp liên kết với NST giới tính X.

D. do 2 cặp gen không alen quy định, 2 cặp liên kết với NST giới tính X.

Hướng dẫn:

Lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng → F1 toàn cá vảy đỏ → cá vảy đỏ là tính trạng trội so với trắng.

Cho cá F1 lai phân tích → thu được tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ trong đó đỏ toàn con đực.

Kiểu hình có sự khác biệt ở 2 giới → tính trạng liên kết giới tính. Kiểu hình có ở con cái → gen nằm trên X.

Tỷ lệ 3 trắng : 1 đỏ → có sự tương tác giữa 2 cặp gen (1 cặp nằm trên NST thường, 1 cặp nằm trên X)

P: $AAX^{B}X^{B}$ x $aaX^{b}Y$ → $AaX^{B}X^{b}$

Lai phân tích con cái F1: $AaX^{B}X^{b}$ x $aaX^{b}Y$ → tỷ lệ 3 trắng:1 đỏ.

→ Đáp án C.

E. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Cơ sở giải thích cho tỉ lệ phân hoá đực: cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do

A. tỉ lệ sống sót của hợp tử giới đực và hợp tử giới cái ngang nhau.

B. số lượng cặp giới tính XX và cặp giới tính XY trong tế bào bằng nhau.

C. một giới tạo một loại giao tử, giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.

D. khả năng thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái ngang nhau.

Câu 2: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen.

B. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai.

C. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới.

D. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?

A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

Câu 4: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 5 loại kiểu gen về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:1?.

A. AA x Aa.

B. Aa x aa.

C. $X^{A}X^{A}$ x $X^{a}Y$.

D. $X^{A}X^{a}$ x $X^{A}Y$.

Câu 5: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật người ta phát hiện có 1 gen gồm 2 alen (A và a); 2 alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Có thể kết luận gen này nằm ở trên

A. nhiễm sắc thể X.

B. nhiễm sắc thể Y.

C. nhiễm sắc thể X và Y.

D. nhiễm sắc thể thường.

Câu 6: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.

B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.

C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.

D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.

Câu 7: Gen A nằm trên nhiễm sắc thể X có 5 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, gen D nằm trên nhiễm sắc thể Y có 2 alen. Số kiểu gen tối đa trong quần thể về 3 gen này là

A. 75.

B. 90.

C. 135.

D. 100.

Câu 8: Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt trắng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X, không nằm trên nhiễm sắc thể Y. Cho ruồi mắt đỏ giao phối với ruồi mắt trắng, F1 thu được tỉ lệ : 1 đực mắt đỏ : 1 đực mắt trắng : 1 cái mắt đỏ : 1 cái mắt trắng. Kiểu gen của ruồi bố mẹ là

A. $X^{A}Y$, $X^{a}X^{a}$.

B. $X^{A}Y$, $X^{a}O$.

C. $X^{a}Y$, $X^{A}X^{a}$.

D. $X^{a}Y$, $X^{A}X^{A}$.

Câu 9: Thực hiện phép lai ở gà: Gà mái lông đen lai với gà trống lông xám được F1: 100% gà lông xám. Cho F1 tạp giao được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 25% gà mái lông xám: 25% gà mái lông đen: 50% gà trống lông xám. Cho biết tính trạng màu lông do 1 cặp gen quy định. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Gà trống F2 có 2 kiểu gen.

B. Tính trạng lông xám trội hoàn toàn so với lông đen.

C. Gen quy định tính trạng màu lông trên NST giới tính.

D. Chỉ có ở gà mái tính trạng lông xám mới biểu hiện trội hoàn toàn.

Câu 10: Ở người, gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con gái bị mù màu và một con trai mắt nhìn màu bình thường. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là

A. $X^{B}X^{b}$ x $X^{b}Y$.

B. $X^{B}X^{B}$ x $X^{b}Y$.

C. $X^{b}X^{b}$ x $X^{B}Y$.

D. $X^{B}X^{b}$ x $X^{B}Y$.

Câu 11: Ở gà, gen trội R quy định lông vằn, gen r quy định lông không vằn nằm trên NST X. Để có thể sớm phân biệt gà trống và gà mái khi mới nở bằng tính trạng màu lông người ta phải thực hiện phép lai:

Câu 12: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Tính theo lí thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?

A. $X^{A}X^{A}$ x $X^{a}Y$.

B. $X^{A}X^{a}$ x $X^{A}Y$.

C. $X^{a}X^{a}$ x $X^{A}Y$.

D. $X^{A}X^{a}$ x $X^{a}Y$.

Câu 13: Ở một loài động vật, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 50% con lông trắng: 50% con lông vằn?

A. $X^{a}Y$ x $X^{A}X^{A}$.

B. $X^{A}Y$ x $X^{A}X^{a}$.

C. $X^{A}Y$ x $X^{a}X^{a}$.

D. $X^{a}Y$ x $X^{a}X^{a}$.

Câu 14: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: $X^{A}X^{a}$ x $X^{A}Y$ cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ

A. 1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắt đỏ:1 ruồi cái mắt trắng.

B. 2 ruồi cái mắt trắng:1 ruồi đực mắt trắng:1 ruồi đực mắt đỏ.

C. 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ :1 ruồi đực mắt trắng.

D. 1 ruồi cái mắt đỏ :1 ruồi đực mắt trắng.

Câu 15: Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen A quy định trứng màu sáng trội hoàn toàn so với alen a quy định trứng màu sẫm. Người ta có thể dựa vào kết quả của phép lai nào sau đây để phân biệt được tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng?

A. $X^{A}X^{A}$ x $X^{a}Y$.

B. $X^{A}X^{a}$ x $X^{A}Y$.

C. $X^{A}X^{a}$ x $X^{a}Y$.

D. $X^{a}X^{a}$ x $X^{A}Y$.

Câu 16: Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?

A. $X^{m}X^{m}$ x $X^{m}Y$.

B. $X^{M}X^{m}$ x $X^{m}Y$.

C. $X^{m}X^{m}$ x $X^{M}Y$.

D. $X^{M}X^{M}$ x $X^{M}Y$.

F. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Hướng dẫn giải câu 2:

Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X ở người, trong trường hợp không có đột biến:

Nữ giới tồn tại cặp XX.

Gen của bố chỉ truyền cho con gái mà không truyền cho con trai và con trai nhận Y từ bố và X từ mẹ

Tỷ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới sẽ cao hơn ở nữ giới

Gen của mẹ truyền cho cả con trai và con gái.

→ Đáp án D

Hướng dẫn giải câu 5:

Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật, 1 gen có 2 alen (A, a) 2 alen này tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Nếu gen nằm trên NST thường chỉ tạo 3 alen

Gen nằm trên nhiễm sắc thể X → tạo 5 kiểu gen: $X^{A}X^{A}$, $X^{A}X^{a}$, $X^{a}X^{a}$, $X^{A}Y$, $X^{a}Y$

→ Đáp án A .

Hướng dẫn giải câu 9:

Gà mái lông đen x lông xám → 100% lông xám

Có sự phân ly tính trạng theo giới tính → gen quy định màu lông di truyền liên kết với nhiễm sắc thể X

A. lông xám, a-lông đen

$X^{a}Y$ x $X^{A}X^{A}$ → $X^{A}X^{a}$, $X^{A}Y$ → 100% gà lông xám

$X^{A}X^{a}$ x $X^{A}Y$ → $X^{A}X^{A}$ : $X^{A}X^{a}$ : $X^{A}Y$ : $X^{a}Y$

Gà trống F2 có 2 kiểu gen, $X^{A}X^{A}$, $X^{A}X^{a}$

Kết luận sai là: chỉ ở gà mái tính trạng lông xám mới biểu hiện trội hoàn toàn

→ Đáp án D

Hướng dẫn giải câu 11:

Gen R quy định lông vằn, r quy định lông không vằn. Để sớm phân biệt gà trống và gà mái khi mới nở bằng tính trạng màu lông người ta thực hiện phép lai trong đó biểu hiện tính trạng ở 2 giới khác nhau, 1 giới biểu hiện tính trạng lặn, 1 giới biểu hiện tính trạng trội.

Phép lai: $X^{r}X^{r}$ x $X^{R}Y$ → $X^{R}X^{r}$ : $X^{r}Y$

Kiểu hình gà trống có màu lông vằn: gà mái có lông không vằn

→ Đáp án A.

Hướng dẫn giải câu 15:

Ở tằm, A-vỏ trứng sẫm, a-vỏ trứng trắng.

Gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

Phép lai nhằm phân biệt tằm đực và tằm cái F1 ở giai đoạn trứng là: $X^{A}Y$ x $X^{a}X^{a}$ → có sự phân biệt 2 giới.

→ Đáp án A.