CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

B. VÍ DỤ MẪU

Câu 1: Cho các bệnh, tật ở người:

1- Ung thư máu;

2- Tiếng mèo kêu;

3- Mù màu;

4- Hồng cầu hình liềm;

5- Bạch tạng:

6- Máu khó đông.

Bệnh phát sinh do đột biến gen trên NST giới tính là:

A. 3, 4, 5, 6.

B. 3, 6.

C. 2, 3, 6.

D. 1, 2, 4.

Hướng dẫn:

1. Ung thư máu là bệnh do đột biến mất đoạn NST số 21 hoặc 22.

2. Tiếng mèo kêu là đột biến mất đoạn NST số 5

3. Mù màu là đột biến gen lặn nằm trên NST X

4. Hồng cầu hình liềm là đột biến gen trội trên NST thường

5. Bạch tạng là đột biến gen lặn nằm trên NST thường

6. Máu khó đông là đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X

Các bệnh phát sinh do đột biến gen trên NST giới tính là (3) Mù màu và (6) Máu khó đông.

→ Đáp án: B.

Câu 2: Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn ở một bệnh viện .Sau khi xem xét các dữ kiện, hãy cho biết tập hợp (cặp cha mẹ - con) nào dưới đây là đúng?

A. I -3, II -1, III - 2.

B. I - 2, II - 3, III - 1.

C. I - 1, II - 3, III - 2.

D. I - 1, II - 2, III - 3.

Hướng dẫn:

Bố mẹ I nhóm máu A và A → không thể sinh con nhóm máu B; không thể sinh con nhóm máu AB → chỉ có thể sinh con nhóm máu A hoặc O. Vậy con số 2 là của cặp bố mẹ số I.

Cặp bố mẹ số II có nhóm máu A và B có thể sinh con nhóm máu A, B, O, AB.

Xét cặp bố mẹ số III có nhóm máu B và O có thể sinh con nhóm máu B hoặc O, không thể sinh con nhóm máu AB → con số 1 là của cặp bố mẹ III → vậy con số 3 là của cặp bố mẹ số II.

I - 2; II - 3; III - 1.

→ Đáp án: B.

Câu 3: Ở người, có các kiểu gen qui định nhóm máu sau đây:

- $I^{A}I^{A}$, $I^{A}I^{O}$ qui định máu A.

- $I^{B}I^{B}$, $I^{B}I^{O}$ qui định máu B.

- $I^{A}I^{B}$ qui định máu AB.

- $I^{O}I^{O}$ qui định máu O.

Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A sinh đứa con máu B, người em cưới vợ máu B sinh đứa con máu A. Kiểu gen, kiều hình của 2 anh em sinh đôi nói trên là

A. $I^{A}I^{B}$ (máu AB).

B. $I^{A}I^{A}$ hoặc $I^{A}I^{O}$ (máu A).

C. $I^{B}I^{B}$ hoặc $I^{B}I^{O}$ (máu B).

D. $I^{O}I^{O}$ (máu O).

Hướng dẫn:

2 anh em sinh đôi cùng trứng thì có kiểu gen giống nhau

Người anh cưới vợ nhóm máu A sinh đứa con nhóm máu B → Trong kiểu gen người anh phải có giao tử $I^{B}$

Người em cưới vợ máu B sinh đứa con máu A → Trong kiểu gen người em phải có giao tử $I^{A}$

→ 2 anh em này có kiểu gen là $I^{A}I^{B}$ nhóm máu AB

Đáp án: A

Câu 4: Hội chứng Đao, hội chứng claiphentơ muốn xác ở giai đoạn phôi thì phải dùng phương pháp nghiên cứu nào sau đây?

A. Phả hệ.

B. Di truyền tế bào.

C. Trẻ đồng sinh.

D. Di truyền quần thể.

Hướng dẫn:

Hội chứng Đao, Claiphento là những hội chứng do đột biến số lượng NST. Muốn xác định ở giai đoạn phôi thai thì có thể dùng phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào. Có thể chọc dò dịch ối và sinh chiết tua nhau thai từ đó phân tích bộ NST của bào thai, so sánh với bộ nhiễm sắc thể bình thường để xác định các dạng đột biến.

→ Đáp án: B.

Câu 5: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là

A. 0,0025%. B. 99,9975%. C. 0,75% D. 99,25%.

Hướng dẫn:

Gọi gen M - da bình thường, m-da bạch tạng. Gen nằm trên NST thường

100 người thì có 1 người mang alen bạch tạng.

vợ chồng bình thường: MM hoặc Mm

Xác suất sinh con bị bệnh ( bố mẹ đều mang alen gây bệnh Mm)

Mm x Mm → bị bệnh (mm) = 1/4

Xác suất sinh con bị bệnh: 1/100 x 1/100 x 1/4 = 2,5 x $10^{-5}$

Xác suất vợ chồng này sinh con bình thường: 1 - xác suất sinh con bị bệnh = 99,9975%

→ Đáp án B

Câu 6: Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.

A. 1/2. B. 8/9. C.5/9. D. 3/4

Hướng dẫn:

Xét một gen nằm trên NST thường có hai alen, A- không gây bệnh, a-gây bệnh.

Phụ nữ bình thường → em trai bị bệnh → bố mẹ mang alen gây bệnh (Aa) → người phụ nữ có 1/3AA: 2/3 Aa

Người phụ nữ kết hôn với người đàn ông bình thường có em gái bị bệnh → (1/3AA, 2/3 Aa).

Xác suất con bị bệnh (mẹ Aa x bố Aa) → 1/4 aa

2/3Aa x 2/3 x 1/4 = 1/9

Vậy xác suất con không bị bệnh là 1 - 1/9 = 8/9

→ Đáp án B

Câu 7: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có mẹ bị điếc bẩm sinh, bên phía người chồng có em trai bị điếc bẩm sinh, những người khác trong hai gia đình nội ngoại đều không bị bệnh này. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con không bị bệnh trên là

A. 1/6. B. 5/6. C. 2/3. D. 1/4

Hướng dẫn:

Điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định. A - bình thường, a- điếc.

Vợ bình thường, mẹ bị điếc (aa) → vợ Aa/ em chồng bị điếc (aa) mà bố mẹ chồng bình thường → Aa, khả năng kiểu gen của người chồng: 1/3 AA: 2/3 Aa

Xác suất vợ chồng sinh con bị bệnh = Aa x 2/3 Aa x 1/4 = 1/6

Xác suất vợ chồng sinh con bình thường = 1 - 1/6 = 5/6

→ Đáp án B

Câu 8: Ở người nhóm máu A,B,O do các gen $I^{A}$, $I^{B}$, $I^{O}$ quy định. Gen $I^{A}$ quy định nhóm máu A đồng trội với gen $I^{B}$ quy định nhóm máu B vì vậy kiểu gen $I^{A}I^{B}$ quy định nhóm máu AB, gen lặn $I^{O}$ quy định nhóm máu O. Trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thấy xuất hiện 1% người có nhóm máu O và 28% người nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó lần lượt là

A. 63%; 8%.

B. 62%; 9%.

C.56%; 15%.

D. 49%; 22%

Hướng dẫn:

Gọi tần số alen $I^{O}$ là r

Gọi tần số alen $I^{A}$ là p

Gọi tần số alen $I^{B}$ là q

Với p + q + r = 1.

Ta có quần thể người đang ở trạng thái cân bằng sẽ có cấu trúc

(p2 + 2pr) nhóm máu A:($q^{2}$ + 2qr) nhóm máu B: ($r^{2}$) nhóm máu O:2pr Nhóm máu AB

Cộng với giả thiết thì suy ra: $r^{2}$ = 1% ⇒ r = 0,1 → p + q = 0,9 (1)

và 2.p.q = 28%(2)

Kết hợp (1) và (2) ⇒ p = 0,7 và q = 0,2 hoặc p = 0,7 và q = 0,2

Thay p,q vào cấu trúc quần thể → Đáp án A.

C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng nào sau đây của gen.

A. Vùng mã hóa.

B. Vùng điều hòa.

C. Vùng kết thúc.

D. Vùng bất kì ở trên gen.

Câu 2: Trong một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 bé, Bé I có nhóm máu O, bé II có nhóm máu AB. Cặp bố mẹ I cùng có nhóm AB; cặp bố mẹ II người bố có nhóm A, mẹ có nhóm B - Hãy xác định bố mẹ của 2 bé.

A. Cặp bố mẹ I là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ II là của bé I.

B. Cặp bố mẹ II là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ I là của bé I.

C. Hai cặp bố mẹ đều không phải là bố mẹ của 2 bé.

D. Không xác định được.

Câu 3: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:

Xác suất để người III.2 không mang gen bệnh là bao nhiêu:

A. 0,5. B. 0,33. C. 0,25. D. 0,75.

Câu 4: Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định.

Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu?

A. 5,56%. B. 12,50%. C. 8,33%. D. 3,13%

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh?

A. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

B. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu.

C. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng.

D. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu.

Câu 6: Một đứa trẻ sinh ra được xác định bị hội chứng Đao. Phát biểu nào sau đây chắc chắn là đúng?

A. Đứa trẻ nói trên là thể dị bội một nhiễm.

B. Bố đã bị đột biến trong quá trình tạo giao tử.

C. Tế bào sinh dưỡng của đứa trẻ nói trên có chứa 47 nhiễm sắc thể.

D. Đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ.

Câu 7: Các bệnh di truyền ở người phát sinh do cùng một dạng đột biến là

A. mù màu và máu khó đông.

B. bệnh Đao và hồng cầu lưỡi liềm.

C. bạch tạng và ung thư máu.

D. ung thư máu và máu khó đông.

Câu 8: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ $AaX^{M}X^{m}$ x $aaX^{M}Y$?

A. Con trai thuận tay phải, mù màu.

B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường.

C. Con gái thuận tay phải, mù màu.

D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường.

Câu 9: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây?

A. Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền.

B. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền trên người.

C. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người.

D. Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền.

Câu 10: Ở người, yếu tố có thể được xem là một nguyên nhân góp phần làm tăng xuất hiện bệnh di truyền ở trẻ được sinh ra là

A. trứng chậm thụ tinh sau khi rụng.

B. người mẹ sinh con ở tuổi cao (ngoài 35 tuổi).

C. trẻ suy dinh dưỡng sau khi sinh.

D. cả ba yếu tố trên.

Câu 11: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là

A. biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm.

B. biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người.

C. biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người.

D. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm.

Câu 12: Một đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Patô (Patau) và chết ngay sau đó. Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là do

A. đứa trẻ bị đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể sau khi được sinh ra.

B. bố hoặc mẹ trong giảm phân đã bị đột biến dị bội (lệch bội).

C. hợp tử tạo ra trong những lần nguyên phân đầu tiên đã bị đột biến gen.

D. tế bào sinh dưỡng của trẻ thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 13: Trong nghiên cứu di truyền ở người, phương pháp giúp phát hiện ra nhiều bệnh tật phát sinh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhất là

A. nghiên cứu phả hệ.

B. nghiên cứu di truyền tế bào.

C. nghiên cứu di truyền phân tử.

D. nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 14: Một đứa trẻ sinh ra được xác định bị hội chứng Đao. Phát biểu nào sau đây chắc chắn là đúng?

A. Bố đã bị đột biến trong quá trình tạo giao tử.

B. Đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ.

C. Tế bào sinh dưỡng của đứa trẻ nói trên có chứa 47 nhiễm sắc thể.

D. Đứa trẻ nói trên là thể dị bội một nhiễm.

Câu 15: Cho các bệnh tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:

1. Bệnh phenylketo niệu

2. Bệnh ung thư máu

3. Tật có túm lông ở tai

4. Hội chứng Đao

5. Hội chứng Claiphentơ

6. Bệnh máu khó đông.

7. Hội chứng Tơcnơ

8. Hội chứng siêu nữ

Có bao nhiêu bệnh, hội chứng gặp cả ở nam và nữ

A. 3 B. 4 C. 6 D.7

Câu 16: Cho các phát biểu sau về bệnh ung thư ở người, số phát biểu đúng là:

(1). Khi tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn hình thành các khối u ác tính.

(2). Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động không hài hoà với nhau do đột biến xảy ra trong những gen này có thể phá huỷ sự cân bằng, kiểm soát thích hợp đó và dẫn đến ung thư.

(3). Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những loại gen có hại.

(4). Gen ung thư trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.

(5). Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động hài hoà nhau trong việc kiểm soát chu kì tế bào.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 17: Một người đàn ông có chị gái bị bệnh di truyền, lấy người vợ có em cậu cũng bị bệnh đó. Ngoài 2 người bị bệnh trên, cả hai họ đều bình thường. Theo lý thuyết tỷ lệ con trai đầu lòng của vợ chồng này bị mắc bệnh là bao nhiêu?

A. 1/18 B. 1/16 C. 1/4 D. 1/9

Câu 18: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng; người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng. Tính theo lí thuyết thì xác suất để cặp vợ chồng này sinh được một người con gái tóc xoăn là

A. 3/4

B. 1/4.

C. 5/12.

D. 3/8.

Câu 19: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là:

A. 1/2 B. 1/8 C. 3/8 D. 1/4

Câu 20: Sự di truyền nhóm máu ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối $I^{A}$, $I^{B}$, $I^{O}$. Kiểu gen $I^{A}I^{A}$, $I^{A}I^{O}$ qui định nhóm máu (A). Kiểu gen $I^{B}I^{B}$, $I^{B}I^{O}$ qui định nhóm máu (B). Kiểu gen $I^{A}I^{B}$ qui định nhóm máu (AB). Kiểu gen $I^{O}I^{O}$ qui định nhóm máu (O). Trong một quần thể người có sự cân bằng về các nhóm máu, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỉ lệ nhóm máu A trong quần thể là

A. 25%. B. 40%. C. 45%. D. 54%

Câu 21: Ở người gen A - máu đông bình thường, gen a - máu khó đông nằm trên NST X. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ không bị bệnh, sinh con trai bị bệnh máu khó đông. Xác suất sinh con trai thứ hai mắc bệnh là

A. 75%. B. 25%. C. 12,5%. D. 50%.

Câu 22: Một cặp vợ chồng bình thường. Người vợ có anh trai bị bệnh bạch tạng, người chồng có bố bị bạch tạng, các người khác trong 2 gia đình đều bình thường. Biết bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định và không có đột biến xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con một người bình thường và một người bị bệnh bạch tạng là:

A. 5/18 B. 3/8 C. 1/8 D. 1/4

Câu 23: Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là

A. 0,063. B. 0,083. C. 0,043. D. 0,111.

Câu 24: Ở người gen bạch tạng do gen lặn (a) nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X. Một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng, những người khác trong gia đình không bị bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh một đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả 2 bệnh là:

A. 3/8 B. 3/16 C. 5/8 D. 9/16

Câu 25: Ở người bệnh mù màu do gen lặn trên NST giới tính X quy định. Xét một quần thể ở một hòn đảo có 200 người, trong đó có 100 người phụ nữ và 100 người đàn ông, trong đó có 4 người đàn ông bị bệnh mù màu. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì số người phụ nữ bình thường mang gen gây bệnh là:

A. 96%. B. 7,68%. C. 3,84%. D. 99,84%

Câu 26: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là

A. 0,25%. B.0,025%. C. 0,0125%. D. 0,0025%.

Câu 27: Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là

A. 37,5%. B. 50%. C. 43,75% D. 62,5%

Câu 28: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ $AaX^{M}X^{m}$ x $aaX^{M}Y$?

A. Con trai thuận tay phải, mù màu.

B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường.

C. Con gái thuận tay phải, mù màu.

D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường.

Câu 29: Bệnh chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ là bệnh.

A. Claiphento.

B. Đao.

C. Hồng cầu hình liềm

D. Máu khó đông.

Câu 30: Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người là

A. lai và gây đột biến.

B. nghiên cứu tế bào.

C. nghiên cứu trẻ đồng sinh.

D. nghiên cứu phả hệ.

Câu 31: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là

A. nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đối với một kiểu gen đồng nhất.

B. theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.

C. nghiên cứu những dị tật và những bệnh di truyền bẩm sinh liên quan tới các đột biến nhiễm sắc thể.

D. nghiên cứu những dị tật và những bệnh di truyền bẩm sinh liên quan tới các đột biến gen.

Câu 32: Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biển nhiễm sắc thể?

A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao.

B. Bệnh phêninkato niệu và hội chứng Claiphentơ.

C. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao.

D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu.

Câu 33: Chỉ số IQ là một chỉ số đánh giá

A. số lượng nơron trong não bộ của con người.

B. sự trưởng thành của con người.

C. chất lượng não bộ của con người.

D. sự di truyền khả năng trí tuệ của con người.

D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Hướng dẫn giải câu 2:

Bé I nhóm máu O, bé II nhóm máu AB.

Bố mẹ I có nhóm máu AB($I^{A}I^{B}$) không thể sinh con nhóm máu O ($I^{O}I^{O}$). Đứa trẻ I không phải con của cặp bố mẹ I, đứa trẻ 2 nhóm máu AB → con của cặp bố mẹ I.

Bố mẹ II có nhóm máu A, mẹ nhóm máu B → có thể sinh con nhóm máu O, $I^{A}I^{O}$ x $I^{B}I^{O}$. Đứa trẻ số I là con của cặp bố mẹ số II.

→ Đáp án: A .

Hướng dẫn giải câu 3:

Bố mẹ II.2 x II.3 bình thường sinh con III.1 bị bệnh nên tính trạng bệnh do gen lặn quy định.

Bệnh có cả ở nữ nên không do gen liên kết với Y; ta thấy bố bị bệnh mà con gái bình thường nên bệnh không do gen liên kết với X (X di truyền chéo bố bị bệnh truyền cho con gái)

Bố mẹ II.2 và II.3 chắc chắn phải có kiểu gen Aa → con III.2 bình thường có thể có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa

→ Xác suất để người III.2 không mang gen bệnh là 1/3 = 0,33

→ Đáp án: B

Hướng dẫn giải câu 4:

Quy ước: A: bị bệnh, a: bình thường.

Gia đình người bố 1: Aa x Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa

Để sinh người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên thì người bố có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 2/3

Xét phép lai: Aa x aa → 1/2Aa : 1/2aa → Xác suất sinh con trai là: 1/2.1/2 = 1/4, xác suất sinh con gái là: 1/2.1/2 = 1/4

Để sinh 2 người con có cả trai và gái bình thường thì: 2C1.(2/3).1/4.1/4 = 1/12 = 8,33%

→ Đáp án: C.

Hướng dẫn giải câu 15:

1. Phenylketo niệu là bệnh do đột biến gen lặn trên NST thường.

2. Bệnh ung thư máu là bệnh do đột biến cấu trúc NST trên NST số 21.

3. Tật có túm lông ở tai, bệnh do gen liên kết trên NST giới tính Y → chỉ có ở nam giới.

4. Hội chứng Đao: đột biến số lượng NST, 3 NST số 21.

5. Hội chứng Claiphento XXY - đột biến số lượng NST, nam giới bị bệnh

6. Bệnh máu khó đông: đột biến gen lặn trên NST giới tính X

7. Hội chưng Tocno: đột biến số lượng NST ở cặp giới tính, XO, nữ giới.

8. Hội chứng siêu nữ: đột biến số lượng NST XXX, nữ giới.

Vậy những bệnh và hội chứng chỉ gặp ở người là: (1), (2), (4), (6).

Số đáp án đúng là 4.

→ Đáp án B.

Hướng dẫn giải câu 16:

(1) sai. Khả năng tăng sinh không kiểm soát được của các tế bào sinh dưỡng có thể dẫn tới ung thư. Nhưng chỉ hình thành khối u ác tính khi nó di chuyển vào máu tới cơ quan bộ phận khác.

(2) đúng. Gen tiền ung thư - gen quy định các yếu tố sinh trưởng, còn gen ức chế khối u làm khối u không hình thành được. Nhưng khi các gen này bị đột biến có thể sẽ hình thành khối u.

(3) sai. Gen tiền ung thư chỉ có hại khi bị đột biến trội → ung thư. còn bình thường nó là gen quy định yếu tố sinh trưởng.

(4) sai. Gen ung thư trong tế bào sinh dưỡng không di truyền qua sinh sản hữu tính vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

(5) sai. Gen tiền ung thư dưới sự điều khiển của cơ thể tạo ra lượng sản phẩm đủ để đáp ứng cho tế bào; chỉ khi bị đột biến mới hình thành khối u.

→ Chỉ có phát biểu (2) đúng

→ Đáp án A.

Hướng dẫn giải câu 17:

Người đàn ông có chị bị bệnh di truyền lấy người vợ có cậu em cũng bị bệnh đó, bố mẹ hai bên bình thường ( bố mẹ phải mang alen gây bệnh) → bố mẹ đều bình thường → Aa

Cả hai vợ chồng bình thường: 1/3 AA : 2/3 Aa

Tỷ lệ con bị bệnh: 2/3 Aa x 2/3 Aa x 1/4 = 1/9

Tỷ lệ con trai bị bệnh = 1/9 x 1/2 = 1/18( xác suất sinh con trai = 1/2)

→ Đáp án A.

Hướng dẫn giải câu 18:

Kiểu tóc do 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường.

Bố mẹ chồng đều tóc xoăn → con gái tóc thẳng → bố mẹ dị hợp: Aa x Aa → chồng tóc xoăn: 1/3 AA: 2/3 Aa

Mẹ vợ và em trai tóc thẳng → vợ tóc thẳng → Aa

Xác suất vợ chồng sinh con tóc thẳng: 2/3 Aa x Aa x 1/4 = 1/6

Xác suất vợ chồng sinh con tóc xoăn: 1-1/6 = 5/6

Xác suất sinh con gái tóc xoăn: 5/6 x 1/2 = 5/12

→ Đáp án C .

Hướng dẫn giải câu 24:

Xét tính trạng bệnh bạch tạng:

Bà ngoại của vợ bị bạch tạng nên mẹ vợ có kiểu gen Aa, ông nội của vợ bị bạch tạng nên bố vợ có kiểu gen Aa. Bố mẹ vợ đều có kiểu gen Aa và Aa nên người vợ sẽ có kiểu gen Aa với xác suất = 2/3.

Bố của chồng bị bạch tạng nên kiểu gen của chồng là Aa.

Cặp vợ chồng này có kiểu gen 2/3Aa x Aa nên khả năng sinh ra đứa con bị bạch tạng với xác suất 2/3.1/4 = 1/6.

→ Xác suất sinh con không bị bạch tạng là 1-1/6 = 5/6

Xét tính trạng máu khó đông:

Người chồng không bị máu khó đông nên kiểu gen của vợ là $X^{B}X^{b}$.

Kiểu gen của cặp vợ chồng này là: $X^{B}Y$ x $X^{B}X^{b}$ nên sẽ sinh con bị bệnh máu khó đông với xác suất 1/4 và con không bị bệnh với xác suất là

2 bệnh này do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định cho nên chúng di truyền độc lập nhau → xác suất sinh con không bị bệnh nào bằng tính xác suất sinh con không bị mỗi bệnh = 5/6.3/4 = 5/8

→ Đáp án: C.

Hướng dẫn giải câu 31:

Nghiên cứu phả hệ là nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ (tính trạng này có thể là một dị tật hoặc một bệnh di truyền).

Nhằm xác định xem gen gây bệnh là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay giới tính.

Bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ đã xác định được:

+ Da đen, tóc quăn,môi dày, lông mi dài: tính trạng trội.

+ Da trắng, tóc thẳng, môi mỏng, lông mi ngắn là những tính trạng lặn.

Những tật như xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn di truyền theo đột biến gen trội, bạch tạng và câm điếc bẩm sinh di truyền theo đột biến gen lặn.

Mù màu, máu khó đông do gen lặn trên X. Còn dính ngón tay, có túm lông ở vành tai do gen trên Y quy định.

→ Đáp án B.