Chương IV. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Bài 6. CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÓ SẴN TRONG SÁCH GIÁO KHOA
Câu hỏi: Trình bày sự phát triển của văn hoá truyền thống ở Ấn Độ.
* Hướng dẫn trả lời:
- Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo) cùng với những tập tục, lễ nghi tôn giáo hình thành và phát triển sớm.
- Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ như kiểu đền tháp, hình tháp, lăng mộ hình bát úp, bán cầu.
- Nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hin-đu giáo qua các thời kì, các phong cách, kiểu dáng.
- Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn dùng để viết văn, ghi tài liệu, khắc bia, và chữ Pa-li, dùng để viết kinh Phật.
- Văn hoá Ấn Độ được hình thành từ rất sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).
- Ấn Độ có một nền văn hoá phát triển cao, phong phú, toàn diện, trong đó có một số thành tựu ngày nay vẫn được sử dụng.
- Văn hoá Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á.
Câu hỏi: Tại sao thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ?
* Hướng dẫn trả lời:
- Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất lại, bước vào thời kì mới, thời kì phát triển cao và đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gup-ta.
- Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua 150 năm (319-476). Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
+ Đạo Phật phát triển mạnh dưới thời Gup-ta: Sự truyền bá đạo Phật, lòng tôn sùng đạo Phật, người ta làm nhiều chùa bang. Cùng với chùa là những pho tượng Phật điêu khắc bằng đá, trên đá.
+ Ấn Độ giáo cũng ra đời và phát triển.
+ Chữ viết chủ yếu là chữ Phạn và chữ Pa-li.
Câu hỏi: Những yếu tố văn hoá truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào?
* Hướng dẫn trả lời:
- Những yếu tố văn hoá tuyền thống Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài:
+ Phật giáo và Hin-đu giáo.
+ Nghệ thuật kiến trúc, nhất là đền chùa, lăng mộ.
+ Chữ viết, nhất là chữ Phạn.
- Ảnh hưởng đến những nơi: Trung Quốc, Việt Nam, hàng loạt các nước ở khu vực Đông Nam Á...
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÔNG CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA
Bài tập: Vẽ sơ đồ biểu hiện văn hóa truyền thống Ấn Độ?
* Hướng dẫn trả lời:
Bài tập: Hãy ghi sự kiện vào các niên đại đã cho sau đây?
A | B |
1. 1.500 TCN | |
2. 500 TCN | |
3. Thế kỉ III TCN | |
4. Cuối thế kỉ III TCN | |
5. Thế kỉ I | |
6. Thế kỉ III | |
7. Thế kỉ IV |
* Hướng dẫn trả lời:
A | B |
1. 1.500 TCN | Các tiểu vương quốc Ấn Độ bắt đầu hình thành. |
2. 500 TCN | Nước Ma-ga-đa được thành lập dưới thời vua Bim-bi-sa-ra. |
3. Thế kỉ III TCN | Ấn Độ dưới thời vua A-sô-ca. |
4. Cuối thế kỉ III TCN | A-sô-ca qua đời, Ấn Độ rơi vào thời kì chia rẽ, khủng hoảng. |
5. Thế kỉ I | Miền Bắc Ấn Độ thống nhất lại, bước vào thời kì phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Gup-ta. |
6. Thế kỉ III | Vẫn giữ vững sự phát triển và nét đặc sắc của Ấn Độ. |
7. Thế kỉ IV | Sự định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ dưới thời Hac-sa. |
Câu hỏi: Hãy trình bày quá trình phát triển của lịch sử Ấn Độ từ năm 2500 trước Công nguyên đến cuối thế kỉ III?
* Hướng dẫn trả lời:
Quá trình phát triển của lịch sử Ấn Độ từ năm 2500 TCN đến cuối thế kỉ III, có thể chia thành 3 giai đoạn:
a. Từ 2500 đến 2000 TCN, là thời kì hình thành những tiểu vương quốc ở lưu vực sông Ấn.
b. Từ 2000 TCN đến 15000 TCN, bộ tộc người Ấn -Âu xâm nhập vào Bắc Ấn, họ đã xây dựng nhiều quốc gia ở lưu vực sông Hằng, trong đó Vương quốc Ma-ga-đa là hùng mạnh hơn cả. Đến thế kỉ IV TCN, Ma-ga-đa đã thống nhất được toàn bộ Bắc Ấn và phát triển thịnh đạt dưới thời vua A-sô-ca.
c. Từ sau thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ III, Ấn Độ bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ trước khi được thống nhất dưới Vương triều Gup-ta.