Bài 9. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÓ SẴN TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Câu hỏi: Sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào?

* Hướng dẫn trả lời:

- Ở Cam-pu-chia, tộc người đa số, chủ yếu là người Khơ-me. Địa bàn sinh sống của họ chủ yếu trên cao nguyên Cò Rạt. Đến thế kỉ XVI, vương quốc của người Khơ-me hình thành, họ tự gọi là Cam-pu-chia.

- Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co.

- Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

+ Kinh tế:

• Nông nghiệp: người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

• Ngư nghiệp: đánh bắt cá ở Biển Hồ.

• Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.

+ Xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, khu đền Bay-on...

+ Các vua Cam-pu-chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

- Từ thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu do Vương quốc Thái tấn công xâm lược rất nhiều lần phải bỏ kinh đô cũ về miền Nam nhưng vẫn không yên cho đến khi bị người Pháp xâm chiếm (1863).

Câu hỏi: Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạng Xạng

* Hướng dẫn trả lời:

- Đối nội:

+ Chia đất nước thành các mường.

+ Xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo.

+ Xây dựng quân đội tương đối mạnh.

- Đối ngoại:

+ Trao đổi, buôn bán với các nước châu Âu và các nước láng giềng được mở rộng.

+ Giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, chống quân xâm lược Mi-an-ma.

Bài tập: Lập bảng biểu thị các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia.

* Hướng dẫn trả lời:

Thời gian Sự kiện

1. Đầu thế kỉ VI

2. Thế kỉ IX đến thế kỉ XV

3. Thế kỉ XV

4. Thế kỉ XIX

1. Thời kì hình thành Vương quốc Cam-pu-chia.

2. Thời kỳ phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co.

3. Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái.

4. Cam-pu-chia bị thực dân Pháp xâm lược.

Bài tập: Lập bảng biểu thị các giai đoạn lịch sử lớn của Lào.

* Hướng dẫn trả lời:

Thời gian Sự kiện

1. Đầu thế kỉ XIII

2. Thế kỉ XIV

3. Thế kỉ XV-XVII

4. Thế kỉ XVIII

1. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào gọi là các mường cổ.

2. Pha Ngừm thống nhất các mường đặt tên nước là Lạng Xạng.

3. Vương quốc Lạng Xạng bước vào giai đoạn thịnh vượng.

4. Lạng Xạng suy yếu dần. Sau đó (1893) Lào bị thực dân Pháp xâm lược.

Câu hỏi: Hãy nêu những nét tiêu biểu của văn hoá Cam-pu-chia và văn hoá Lào.

* Hướng dẫn trả lời:

- Những nét tiêu biểu của văn hoá Cam-pu-chia:

+ Sáng tạo ra chữ viết của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ

+ Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.

+ Kiến trúc, nổi tiếng nhất là kiến trúc quần thể Ăng-co.

- Những nét tiêu biểu của văn hoá Lào:

+ Chữ viết: từ học chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

+ Văn học dân gian; văn học viết.

+ Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú và hồn nhiên.

+ Tôn giáo: đạo Hin-đu và đạo Phật.

+ Kiến trúc: xây dựng một số công trình theo kiểu Hin-đu và Phật giáo điển hình là Thạt Luồng ở Viêng Chăn.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÔNG CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Bài tập: Vì sao gọi Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV là “thời kì Ăng-co”? Những chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co?

* Hướng dẫn trả lời:

- Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là “thời kì Ăng-co”. Sở dĩ gọi như vậy vì:

+ Kinh đô của Vương quốc là Ăng-co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.

+ Ở đây người Khơ-me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng, điển hình là khu tháp Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.

+ Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hoá Đông Nam Á và thế giới.

- Những chính sách đối nội và đối ngoại:

+ Đối nội: Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản và săn bắt thú ở trên rừng. Thủ công nghiệp ở Cam-pu-chia đã có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.

+ Đối ngoại: Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á.

Dưới thời vua Giay-a-vác-man (1181 - 1207), quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Cham-pa, biến vương quốc này thành một tỉnh của Ăng-co, sau đó chinh phục vùng trong và hạ lưu Mê Nam, mở rộng tới miền Bắc bán đảo Mã Lai.

Bài tập: Thông qua việc sưu tầm tài liệu, hãy miêu tả đền tháp Ăng-co Vát ở Cam-pu-chia?

* Hướng dẫn trả lời:

Ăng-co Vát là một khu đền có năm ngôi tháp cao, được chạm khắc rất công phu, đỉnh cao nhất tới 63m, vùng xung quanh là một hệ thống hào nước có chiều rộng 200m, chu vi 5,5km. Hai bên bờ được lát cầu đá với 18 bậc cao. Những lối đi rộng có lát đá, hai bên có hình tượng điêu khắc, chạm trổ tinh vi, dẫn đến những cung điện, đền tháp tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm và hùng vĩ. Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hoá Đông Nam Á và thế giới.

Câu hỏi: Vương quốc Lào được hình thành như thế nào? Những biểu hiện về sự thịnh vượng của Vương quốc Lào?

- Cư dân cổ của Lào nói tiếng Khơ-me, gọi là Lào Thơng. Mãi đến thế kỉ XIII, mới có một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây, sinh sống hoà nhập với người Lào Thơng, gọi là người Lào.

- Thế kỉ XIV, họ lập nước riêng, gọi là Lạng Xạng. Vua sáng lập là Pha Ngừm.

- Thời thịnh vượng nhất là cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII dưới triều vua Xu-li-nha-vông-xa.

Những biểu hiện của sự thịnh vượng:

+ Sản vật dồi dào, trao đổi, buôn bán với các nước láng giềng được mở rộng.

+ Xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo.

+ Chia đất nước thành các mường.

+ Xây dựng quân đội tương đối mạnh.

+ Giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, chống quân xâm lược Mi-an-ma.

- Sang thế kỉ XVIII, Lạng Xạng suy yếu dần vì các cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc. Sau khi Xu-li-nha-vông-xa qua đời, nước Lạng Xạng bị chia thành ba tiểu quốc đối địch nhau. Nhân cơ hội đó, Xiêm đã xâm chiếm và cai trị Lào. Tình trạng đó kéo dài đến khi thực dân Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa (năm 1893).

- Văn hoá của Lào:

+ Chữ viết: từ học chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.

+ Văn học dân gian; văn học viết.

+ Tôn giáo: đạo Hin-đu và đạo Phật.

+ Kiến trúc: theo kiểu Hin-đu và Phật giáo

Câu hỏi: Hãy miêu tả công trình kiến trúc Thạt Luồng ở Lào?

* Hướng dẫn trả lời:

“Thạt Luồng” có nghĩa là “tháp lớn", được xây dựng năm 1566 dưới triều vua Xệt-tha-thi-lạt. Đây là một công trình đồ sộ, gồm một tháp lớn hình nậm rượu, đặt trên cái đế hình hoa sen, phô ra 12 cánh hoa sen, dưới là một bệ khổng lồ hình bán cầu, nhưng lại tạo thành 4 núi có đáy vuông, mỗi cạnh dài 68m, được ốp bằng 323 phiến đá và có 4 cổng dưới dạng miếu thờ. Xung quanh tháp chính là 30 ngọn tháp nhỏ, mỗi ngọn tháp đều khắc một lời dạy của Phật. Tháp chính có chiều cao 45m.

Bài tập: Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đến giữa thế ki XIX.

* Hướng dẫn trả lời.

Thời gian Các giai đoạn lịch sử lớn
Thế kỉ I - thế kỉ VI Đất nước Phù Nam của người Mông cổ đến thế kỉ VI suy yếu, tan rã.
Thế kỉ VI Người Khơ-me xây dựng Vương quốc riêng gọi là Chân Lạp.
Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XV Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co.
Thế kỉ XV - 1863 Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái.
Năm 1863 Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia.