Phần 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Chương I. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỈ X

Bài 13. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÓ SẴN TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Câu hỏi: Em hãy nhận xét về địa bàn sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam.

* Hướng dẫn trả lời:

Người tối cổ ở Việt Nam được tìm thấy ở Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước v.v... Qua địa bàn sinh sống như vậy, chúng ta có thể rút ra nhận xét:

+ Địa bàn sinh sống của Người tối cổ trải dài trên ba miền đất nước, nhiều địa phương đã có Người tối cổ sinh sống.

+ Người tối cổ Việt Nam sống trên địa bàn như vậy nên họ có điều kiện để săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả phục vụ cho cuộc sống của mình.

Câu hỏi: Hãy cho biết những điểm tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn.

* Hướng dẫn trả lời:

- Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc, bộ lạc.

- Ngoài săn bắn, hái lượm còn biết trồng trọt như rau, củ, cây ăn quả...

- Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.

- Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao.

Câu hỏi: Những biểu hiện của “cách mạng đá mới ” ở nước ta là gì?

* Hướng dẫn trả lời:

- Cách đây 6000 – 5000 năm TCN kĩ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới, gọi là Cách mạng đá mới.

- Những biểu hiện của “cách mạng đá mới” ở nước ta:

+ Sử dụng kĩ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.

+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.

+ Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng.

Bài tập: Những điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên là gì? So sánh với cư dân Hoà Bình - Bắc Sơn.

* Hướng dẫn trả lời:

- Điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên:

+ Cư dân văn hoá Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam.

+ Cư dân Phùng Nguyên làm nông nghiệp trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu bằng đá có kĩ thuật chế tác cao, nhiều loại hình. Họ làm gốm bằng bàn xoay có hoa văn độc đáo, sử dụng các nguyên liệu tre, gỗ, xương để làm đồ dùng.

+ Địa bàn cư trú tập trung ở châu thổ các con sông lớn: sông Hồng, sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An).

+ Nghề sản xuất chính là nông nghiệp trồng lúa nước.

- So sánh với cư dân Hoà Bình - Bắc Sơn:

TT Văn hoá Địa bàn cư trú Công cụ lao động Hoạt động kinh tế
1 Phùng Nguyên. Phước Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng. Chủ yếu vẫn bằng đá. Nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.
2 Hoà Bình - Bắc Sơn. Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang... Bằng đá được ghè đẽo và với công cụ bằng tre, gỗ. Săn bắn, hái lượm, đánh cá, chăn nuôi.

Bài tập: Trình bày những giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thuỷ ở Việt Nam.

* Hướng dẫn trả lời:

Các giai đoạn Thời gian Địa bàn cư trú Công cụ lao động Hoạt động kinh tế Tổ chức xã hội
1. Người tối cổ ở Việt Nam. 30 đến 40 vạn năm Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước. Đồ đá cũ Săn bắn, hái lượm. Từng bầy.
2. Người Sơn Vi 15 đến 20 vạn năm Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị. Đá cuội được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưỡi sắc. Săn bắn, hái lượm. Từng bầy trong các hang động, mái đá
3. Người Hoà Bình - Bắc Sơn. 12.000 đến 7.000 năm. Hoà Bình, Thanh Hoá, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Đá được ghè đẽo hai mặt, xương, tre gỗ. Săn bắn, hái lượm, đánh cá, chăn nuôi, bắt đầu sản xuất nông nghiệp. Sống trong các thị tộc.
4. Người Hạ Long, Cái Bèo, Quỳnh Văn Đa Bút, Cầu Sắt. 5.000 đến 6.000 năm. Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc Lắc, Đồng Nai. Đá được mài, cưa, khoan lỗ. Nông nghiệp lúa nước. Bộ lạc, gia đình mẫu hệ.
5. Người Phùng Nguyên 3000 đến 4000 năm Phước Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng Chủ yếu vẫn bằng đá. Nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm. Bộ lạc, gia đình mẫu hệ.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta?

* Hướng dẫn trả lời:

- Thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta ra đời cách đây khoảng 4000 năm đã đưa các bộ lạc trên đất nước ta vào thời đại sơ kì đồng thau, hình thành nên các khu vực khác nhau làm tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sau này.

- Thuật luyện kim ra đời kéo theo sự ra đời của nghề nông nghiệp trồng lúa nước, tạo nên năng suất lao động ngày càng cao cho xã hội, tạo điều kiện đưa xã hội bước vào nền văn minh nông nghiệp lúa nước sau này.

Câu hỏi: Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3000 đến 4000 năm?

* Hướng dẫn trả lời:

- Khoảng 3000 đến 4000 năm cách ngày nay, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ.

- Nhờ đó mà nghề trồng lúa nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.

- Thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo nên năng suất lao động cao. Trên cơ sở đó đã hình thành những nền văn hoá lớn vào cuối thời nguyên thuỷ.

Bài tập: Lập bảng thống kê những điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai theo nội dung: địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế.

* Hướng dẫn trả lời:

TT Văn hoá Địa bàn cư trú Công cụ lao động Hoạt động kinh tế
1 Phùng Nguyên Phước Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng. Chủ yếu vẫn bằng đá. Nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.
2 Sa Huỳnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà. Phổ biến bằng đá. Nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác, làm gốm, dệt vải, rèn sắt.
3 Đồng Nai Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, TP. Hồ Chí Minh. Bằng đá là chủ yếu. Nông nghiệp trồng lúa nước và cây lương thực khác. Khai thác sản vật, làm nghề thủ công.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÔNG CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Câu hỏi: Những dấu tích Người tối cổ trên đất Việt Nam được tìm thấy ở đâu?

* Hướng dẫn trả lời:

- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ xa xưa trên đất nước Việt Nam đã có con người sinh sống.

- Các nhà khảo cổ học tìm thấy dấu tích của Người tối cổ có niên đại cách đây 30 - 40 vạn năm.

+ Thẩm Khuyến, Thẩm Hai (Lạng Sơn).

+ Núi Đọ, Quang Yên, Núi Nuông (Thanh Hoá).

+ Hàng Gòn, Dầu Giây (Đồng Nai).

+ An Lộc (Bình Phước).

- Người tối cổ sống thành từng bầy. Mỗi bầy có khoảng 20 - 30 người, gồm 3 - 4 thế hệ. Họ săn bắt và hái lượm để sinh sống.

Câu hỏi: Sự chuyển biến từ Người tối cổ thành Người hiện đại ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

* Hướng dẫn trả lời:

- Dựa vào những hoá thạch răng và nhiều công cụ đá mà các nhà khảo cổ học khẳng định quá trình chuyển biến từ Người tối cổ thành Người hiện đại ở Việt Nam.

- Ở hang Hùm (Yên Bái), có những hoá thạch răng của Người hiện đại giai đoạn sớm. Ở di tích Ngườm (Thái Nguyên), có nhiều công cụ đá của Người hiện đại giai đoạn sớm.

- Ở di tích Sơn Vi (Phú Thọ) các nhà khảo cổ học tìm thấy nhiều công cụ đá của Người hiện đại giai đoạn muộn.

Câu hỏi: Sự phát triển của công xã thị tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

* Hướng dẫn trả lời:

- Cư dân Hoà Bình sống định cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước thành các thị tộc, lấy săn bắn, hái lượm làm nguồn sống chính, ngoài ra, họ còn biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả.

- Cư dân Bắc Sơn sống định cư trong các hang động đá vôi và dùng đá cuội để chế tạo công cụ. Công cụ phổ biến của cư dân Bắc Sơn là rìu mài ở lưỡi. Hoạt động kinh tế của họ là săn bắn, hái lượm, ngoài ra còn đánh cá, chăn nuôi.

- Cách ngày nay khoảng 5000 - 6000 năm, trên đất nước Việt Nam, con người đã biết phát triển kĩ thuật mài, cưa, khoan đá, làm gốm. Công cụ lao động thích hợp hơn. Nhờ đó năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa. Đời sống vật chất của cư dân ổn định hơn, đời sống tinh thần được nâng cao. Địa bàn cư trú của thị tộc, bộ lạc bây giờ đã mở rộng nhiều đến địa phương trong cả nước. Các nhà khảo cổ học coi đó là “cuộc cách mạng đá mới”.

Bài tập: Hãy điền các sử liệu vào cột B sao cho phù hợp với cột A đã cho sau đây:

A B
1. Ở hang Hùm (Yên Bái).
2. Ở di tích Ngườm (Thái Nguyên).
3. Ở di tích Vi Sơn.

* Hướng dẫn trả lời:

A B
1. Ở hang Hùm (Yên Bái). Những hoá thạch răng của Người hiện đại giai đoạn sớm.
2. Ở di tích Ngườm (Thái Nguyên). Công cụ đá của Người hiện đại giai đoạn sớm.
3. Ở di tích Vi Sơn. Công cụ đá của Người hiện đại giai đoạn muộn.

Bài tập: Hãy nêu những nền văn hoá lớn cuối thời nguyên thuỷ ở Việt Nam?

* Hướng dẫn trả lời:

a. Văn hoá Phùng Nguyên:

- Thời gian: Đầu thiên niên kỉ II TCN.

- Địa bàn: Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng...

- Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa nước, sống trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu bằng đá.

- Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức nhiều loại. Tục chôn người chết ở nơi cư trú...

b. Văn hoá Sa Huỳnh:

- Thời gian: Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm.

- Địa bàn: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà.

- Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa và trồng các loại cây khác. Công cụ phổ biến bằng đá.

- Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thuỷ tinh. Thiêu xác chết.

c. Văn hoá Đồng Nai và Óc Eo:

- Địa bàn: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ,...

- Đời sống vật chất: Nông nghiệp trồng lúa nước và các loại cây lương thực khác. Công cụ bằng đá là chủ yếu.

Khoảng 4000 năm cách đây, các bộ lạc sống trên đất nước ta như Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai,... đã bước vào thời đại kim khí, tiến hành phổ biến nông nghiệp lúa nước, là cơ sở tiền đề đưa đến sự chuyển biến lớn lao của xã hội - Công xã thị tộc giải thể, tiếp theo là quốc gia và nhà nước ra đời.