SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Bài 27. QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÓ SẴN TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Câu hỏi: Nêu một vài thành tựu tiêu biểu thời dựng nước.

* Hướng dẫn trả lời:

- Thời dựng nước, người Việt cổ đã duy trì một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng với những công cụ chủ yếu bằng đồng thau và một ít đồ sắt. Họ đã biết dùng trâu bò và lưỡi cày kim loại cày ruộng lúa nước, biết đắp đê phòng lụt, cấy lúa theo mùa. Họ còn biết mò cua, bắt ốc, trồng rau củ, hoa quả. Ngoài ra, họ còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng bông, dệt vải, nung đồ gốm...

- Biết làm nhà sàn thoáng mát. Thức ăn hàng ngày của họ chủ yếu là gạo nếp, gạo tẻ.

- Họ đã tổ chức được nhiều lễ hội, mọi người cùng nhau ca múa nhảy hát. Đây là một nền văn minh nông nghiệp lúa nước với nhiều thành tựu văn hóa đặc biệt.

Bài tập: Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thời nào? Vẽ sơ đồ Nhà nước đó

* Hướng dẫn trả lời:

- Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thời Lý - Trần

- Sơ đồ Nhà nước Đại Việt

Bài tập: Hãy trình bày lại một số cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX.

* Hướng dẫn trả lời:

Thời gian Các cuộc kháng chiến

1.Thế kỉ II TCN

2. 207 TCN

3. 42 - 43

4.938

5.981

6. 1075 -1077

7. 1258 -1288

8. 1407 - 1427

9. 1785

10. 1789

Kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần

Kháng chiến chống quân xâm lược nhà Triệu.

Kháng chiến chống quân xâm lược Hán của Hai Bà Trưng.

Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.

Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê của Lê Hoàn.

Kháng chiến chống Tống thời Lý của Lý Thường Kiệt.

Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của vua tôi nhà Trần.

Kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

Kháng chiến chống quân Xiêm của Nguyễn Huệ.

Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.

Bài tập: Nêu tên sự nghiệp một số anh hùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước.

* Hướng dẫn trả lời:

1. Ngô Quyền.

Lãnh đạo nhân dân trừng trị tên phản bội Kiều Công Tiễn, đập tan âm mưu xâm lược bắt đầu bước vào kỉ nguyên mới: độc lập, tự chủ gắn liền với chế độ phong kiến. Ngô Quyền được mệnh danh là “Ông tổ phục hưng”.

2. Đinh Bộ Lĩnh.

Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn Thắng Vương, sau đó lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

3. Lê Hoàn (Lê Đại Hành)

Sau khi lên ngôi đã lãnh đạo nhân dân đập tan âm mưu xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống. Bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

4. Lý Thường Kiệt.

Lãnh đạo nhân dân Đại Việt tiến hành cuộc tập kích sang đất Tống (1075 −1076), và đánh bại 30 vạn quân xâm lược Tống khi chúng sang xâm lược nước ta lần thứ hai trên phòng tuyến Như Nguyệt. Độc lập dân tộc được giữ vững.

5. Trần Thái Tông.

Lãnh đạo nhân dân đánh bại 3 vạn quân xâm lược Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.

6. Hưng Đạo Vương (Trần Quốc Tuấn)

- 1285 và 1288

- Tổng chỉ huy quân đội, viết sách “Binh thư yếu lược”, “Hịch tướng sĩ”. Lãnh đạo nhân dân đánh bại lần xâm lược thứ hai (1285) và lần xâm lược thứ ba (1288) của quân Nguyên - Mông. Độc lập dân tộc được bảo vệ toàn vẹn.

7. Lê Lợi và Nguyễn Trãi (Khởi nghĩa Lam Sơn)

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đập tan ách thống trị nhà Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.

8. Nguyễn Huệ (Quang Trung)

Lãnh đạo khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cùng nhân dân đánh bại 5 vạn quân Xiêm (1785) và 29 vạn quân Thanh (1789), bảo vệ độc lập dân tộc, lập ra triều đại Tây Sơn, bước đầu xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia, đề ra những chính sách phát triển đất nước.

Bài tập: Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

* Hướng dẫn trả lời:

Triều đại Tên nước Kinh đô Niên đại
1. Ngô: Âu Lạc Cổ Loa 939
2. Đinh -Tiền Lê: Đại Cồ Việt Hoa Lư 968
3. Lý: Đại Việt Đại La - Thăng Long 1010
4. Trần: Đại Việt Thăng Long 1226
5. Hồ: Đại Ngu An Tôn (Tây Đô - Thanh Hóa) 1440
6. Lê sơ: Đại Việt Thăng Long 1428
7. Nguyễn: Đại Việt Phú Xuân 1802

Bài tập: Thống kê các cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc theo trình tự niên đại, vương triều, người lãnh đạo và kết quả.

*Hướng dẫn trả lời:

Niên đại Vương triều Lãnh đạo Kết quả
981 Tiền Lê Lê Hoàn Kháng chiến chống Tống giành thắng lợi nhanh chóng
1075 - 1077 Thời Lý Lý Thường Kiệt Kháng chiến chống Tống thắng lợi
Thế kỉ XIII Thời Trần

- Vua Trần (lần 1)

- Trần Quốc Tuấn (lần 2, lần 3)

Cả ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên giành thắng lợi
1407 - 1427 Nhà Hồ Lê Lợi - Nguyễn Trãi Lật đổ ách thống trị của nhà Minh giành độc lập
1785 Thời Tây Sơn

Nguyễn Huệ

Đánh tan 5 vạn quân Xiêm
1789 Thời Tây Sơn Vua Quang Trung Đánh tan 29 vạn quân Thanh

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÔNG CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Câu hỏi: Những thành tựu chính trị của nước ta thời phong kiến.

* Hướng dẫn trả lời:

Trải qua hàng chục vạn năm, những người nguyên thuỷ trên đất Việt Nam dần dần quần tụ lại để tạo nên những quốc gia cổ đại đầu tiên: Văn Lang - Âu Lạc, Lâm Áp - Cham-pa, Phù Nam.

Từ thế kỉ X, sau một ngàn năm chiến đấu kiên cường chống Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam bước vào một thời đại mới, thời đại phong kiến độc lập, kéo dài đến giữa thế kỉ XIX.

+ Về tổ chức, chính quyền trung ương do vua đứng đầu, cai quản mọi việc. Dưới vua có 6 bộ và những cơ quan giúp việc hoặc giám sát gồm nhiều đài, viện, tự, quán, các. Đất nước trải dài trên một lãnh thổ rộng lớn từ cửa Nam Quan đến mũi Cà Mau, chia thành những đơn vị hành chính thống nhất: tỉnh, phủ, huyện, châu có chính quyền cai quản. Xã, thôn là đơn vị tế bào xã hội.

+ Quân đội được xây dựng hoàn chỉnh với các binh chủng: thuỷ, bộ.

+ Các triều đại đều có chính sách dân tộc riêng, nhằm củng cố khối đoàn kết và sự thống nhất lãnh thổ.

Câu hỏi: Những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta thời phong kiến

* Hướng dẫn trả lời:

- Đến giữa thế kỉ XIX, nhà nước phong kiến đã hoàn thành việc đo đạc ruộng đất trên toàn quốc, lập địa bạ các làng xã, phân rõ ruộng đất công và tư.

- Hình thành hệ thống đê sông, đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc. Việc thường xuyên bồi đắp, củng cố đê điều đã góp phần quan trọng bảo vệ mùa màng, làng xóm và cuộc sống của nhân dân.

- Nhiều công trình thuỷ lợi như kênh máng, sông rạch được đào đắp, nạo vét. Ngoài việc trồng lúa, nhân dân ta còn trồng nhiều loại cây lương thực, cây công nghiệp. Vườn trồng rau, trồng cây ăn quả phong phú, đặc biệt trở thành một ngành kinh tế phát triển ở các tỉnh phía nam.

- Nhân dân ta không ngừng mở rộng và phát triển các nghề thủ công như kéo tơ dệt lụa, làm đồ gốm sứ, đúc đồng, rèn sắt, làm hàng mĩ nghệ, trang sức, làm giấy, làm tranh sơn mài, tranh dân gian v.v... Hàng loạt nghề đã hình thành ở các địa phương.

- Thương nghiệp phát triển, chợ làng mọc lên khắp nơi và cùng với điều đó là sự hình thành một số thị tứ. Ngoại thương phát triển, đặc biệt ở các thế kỉ XVII - XVIII. Sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài ngày càng gia tăng... Nhiều thương cảng, đô thị mới ra đời như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà, Bến Nghé, Thi Nại v.v...

Bài tập: Phân tích những đặc điểm của nền văn hóa nước ta dưới thời phong kiến.

* Hướng dẫn trả lời:

- Tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo từ nước ngoài, người Việt đã hoà lẫn nó với những tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên một lối sống và cách ứng xử riêng. Giáo dục Nho học từng bước phát triển, vừa góp phần nâng cao dân trí vừa tạo nên các thế hệ trí thức có phẩm chất, có tinh thần dân tộc sâu sắc, góp phần quan trọng vào sự thịnh suy của đất nước.

- Trên cơ sở chữ Hán, chữ Phạn, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ viết riêng (Nôm, Chăm...) để ghi chép, sáng tác thơ văn.

- Văn học phát triển với hàng loạt thơ ca, phú, kịch, truyện kí v.v... vừa mang đậm tinh thần dân tộc, yêu nước, tự hào, vừa ngày càng hoàn thiện, lưu truyền lâu dài. Đặc biệt, hình thành cả một trào lưu văn học dân gian phong phú với đủ các thể loại ca dao, tục ngữ, truyện kí.

- Nghệ thuật dân tộc hình thành và phát triển ngày càng đa dạng, phong phú ở mọi lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, tạc tượng, đúc chuông, chèo tuồng, ca hát, đàn sáo v.v... với hàng loạt thành tựu tinh tế, độc đáo mang đậm tính dân tộc.

- Hàng loạt các thành tựu khoa học được truyền lại như các bộ lịch sử dân tộc, các bộ địa lí, lịch sử, bản đồ đất nước, những tác phẩm y dược dân tộc, triết học, văn hoá học... khẳng định sự tồn tại một nền văn hoá dân tộc rất đáng tự hào.

Câu hỏi: Sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta diễn ra như thế nào?

* Hướng dẫn trả lời:

- Kháng chiến chống ngoại xâm gần như diễn ra xuyên suốt lịch sử dân tộc từ ngày dựng nước cho đến thế kỉ XIX.

- Sự nghiệp giữ nước xuất phát từ niềm tự hào dân tộc chân chính “lấy chí nhân mà thay cường bạo” của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của những người anh hùng, những nhà quân sự kiệt xuất đã làm nên hàng loạt chiến công oanh liệt như Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Những chiến sĩ hữu danh hay vô danh đã xả thân vì nước, chiến đấu quên mình, mãi mãi được khắc sâu vào tâm khảm của mỗi con người Việt Nam.

Bài tập: Lập bảng về các thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: luật pháp, văn học, sử học, địa lí, khoa học - kĩ thuật.

Triều đại Luật pháp Giáo dục, Sử học, Địa lí Khoa học - Kĩ thuật - Nghệ thuật
1. Ngô:
2. Đinh - Tiền Lê:
3. Lý:
4. Trần:
5. Hồ:
6. Lê sơ:
7. Nguyễn:

* Hướng dẫn trả lời:

Triều đại Luật pháp Giáo dục, Sử học, Địa lí Khoa học - Kĩ thuật - Nghệ thuật
1. Ngô:

- Quy định lễ nghi trong triều.

- Màu sắc trang phục của các quan lại các cấp.

Chưa phát triển. Chưa có bộ luật thành văn.
2. Đinh - Tiền Lê: Dùng hình phạt khắc nghiệt ném vào vạc dầu sôi. Giáo dục chưa phát triển Rèn đúc vũ khí.
3. Lý: Ban hành bộ Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta)

- 1070 xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long

- Sùng đạo Phật.

- Kiến trúc - điêu khắc phát triển, trình độ điêu khắc tinh vi.

- Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.

4. Trần:

- Bộ luật Quốc triều hình luật.

- Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử.

- Có Quốc viện sử (đảm nhiệm việc viết sử)

- Đạo Phật phát triển, Nho giáo ngày càng phát triển.

- Văn hóa chữ Hán và chữ Nôm phong phú đậm đà bản sắc dân tộc.

- Quốc tử giám, tổ chức nhiều kì thi.

- Nhà y học: Tuệ Tĩnh.

- Nhà thiên văn: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.

- Chế tạo được súng thần cơ, đóng các loại thuyền lớn.

- Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị.

5. Hồ:

- Đổi tên một số đơn vị hành chính.

- Đặt lệ cử các quan trọng triều thăm hỏi nhân dân.

- Bắt nhà sư 50 tuổi phải hoàn tục.

- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Sửa chế độ thi cử và học tập.

- Sản xuất vũ khí.

- Chế tạo súng thần cơ.

- Thuyền chiến đấu gọi là lâu thuyền.

- Xây dựng thành Tây Đô.

6. Lê sơ:

- Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức.

- Nội dung luật bảo về quyền lợi vua, hoàng tộc, quan lại, đặc biệt có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc tốt đẹp, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long.

- Mở trường học ở các lộ, mở khoa thi (người nào giỏi cũng được dự thi).

- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

- Văn hóa chữ Hán, văn thơ chữ Nôm phát triển.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư...

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: Bản Thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc các công trình lăng tẩm cung điện.

7. Nguyễn: Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long)

- Văn học dân gian phát triển, đặc biệt văn học chữ Nôm tiêu biểu là Truyện Kiều.

- Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ.

- Minh Mạng lập “Tứ dịch quán” dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm)

- Sử học: Đại Việt sử kí triều biên, Đại Nam thực lục ...

- Địa lí: Nhất thống dư địa chí.

- Y học: Bộ sách Hải Thượng Y tòng tâm lĩnh (Lê Hữu Trác).

- Kĩ thuật:

+ Làm đồng hồ, kính thiên lí.

+ Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước. Tàu thủy chạy bằng hơi nước.

Bài tập: Hãy lập bảng tổng kết các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, theo mẫu sau:

Thời gian Các cuộc kháng chiến

1. Năm 938

2. Năm 1075 – 1077

3. Năm 1258 –1288

4. Năm 1406

5. Năm 1418 -1427

6. Năm 1785

7. Năm 1789

* Hướng dẫn trả lời:

Thời gian Các cuộc kháng chiến

1. Năm 938

2. Năm 1075 – 1077

3. Năm 1258 –1288

4. Năm 1406

5. Năm 1418 -1427

6. Năm 1785

7. Năm 1789

1. Ngô Quyền chống quân Nam Hán.

2. Nhà Lý chống xâm lược Tống.

3. Nhà Trần 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên.

4. Nhà Hồ chống quân xâm lược Minh.

5. Lê Lợi chống quân xâm lược Minh.

6. Nguyễn Huệ chống quân xâm lược Xiêm.

7. Nguyễn Huệ chống quân xâm lược Xiêm.