Bài 12. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÓ SẴN TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Bài tập: Nêu đặc điểm nổi bậc trong sự tiến triển của đời sống và xã hội loài người (đến thời trung đại).

* Hướng dẫn trả lời:

THỜI KÌ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

- Là bước đi đầu tiên chập chững của loài người mà các dân tộc nào cũng phải trải qua.

- Con người đã biết tạo ra lửa và dùng lửa, biết cải tiến công cụ từ thô sơ đến chính xác.

- Đời sống con người không ngừng tiến bộ: từ chỗ thiếu ăn triền miền đến chỗ đủ ăn mà còn dư thừa.

- Con người sống chung, làm chung, hưởng thụ chung.

- Đây là xã hội còn ở trình độ thấp.

XÃ HỘI CỔ ĐẠI

* Ở phương Đông:

- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước sớm.

- Xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên được hình thành ở các lưu vực dòng sông lớn.

- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

- Trong xã hội, tầng lớp nông dân công xã là đông đảo nhất và giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất.

- Vua nắm mọi quyền hành gọi là vua chuyên chế dựa vào quý tộc để cai trị.

* Ở phương Tây:

- Điều kiện tự nhiên không thuận lợi lắm nên xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành muộn.

- Hai ngành sản xuất chính là thủ công và thương nghiệp.

- Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

XÃ HỘI PHONG KIẾN

* Ở phương Đông:

- Ra đời sớm, từ khoảng mấy thế kỉ cuối trước Công nguyên.

- Hai giai cấp chính: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

- Vua chuyên chế tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế hay đại vương.

- Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng thế kỉ XVII - XIX, trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân đến.

* Ở Tây Âu:

- Ra đời muộn hơn phương Đông, khoảng năm thế kỉ.

- Hai giai cấp chính: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu đã xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Từ thế kỉ XV - XVII, chế độ phong kiến Tây Âu suy vong và chuẩn bị cho sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÔNG CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Bài tập: So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông với chế độ chiếm nô ở phương Tây theo yêu cầu sau đây:

1. Thời gian ra đời.

2. Địa bàn.

3. Công cụ sản xuất.

4. Giai cấp thống trị.

5. Lực lượng sản xuất chủ yếu.

6. Ngành sản xuất chính.

* Hướng dẫn trả lời:

Tiêu chí so sánh Các quốc gia cổ đại phương Đông Chế độ chiếm nô phương Tây
1. Thời gian ra đời. 3.500 TCN 1.000 TCN
2. Địa bàn. Lưu vực các con sông Ven biển Địa Trung Hải
3. Công cụ sản xuất. Đồ đá, tre, gỗ, đồng Đồ sắt
4. Giai cấp thống trị. Vua chuyên chế, tăng lữ, quý tộc Chủ nô
5. Lực lượng sản xuất chủ yếu Nông dân công xã Nô lệ
6. Ngành sản xuất chính Nông nghiệp Thủ công nghiệp

Bài tập: Lập bảng tóm tắt những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến phương Đông, phương Tây. Rút ra nhận xét.

* Hướng dẫn trả lời:

Những đặc điểm cơ bản Xã hội phong kiến phương Đông Xã hội phong kiến phương Tây Nhận xét
Thời kì hình thành Từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X Từ thế kỉ V đến thế kỉ X

Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến sớm

Thời kì phát triển Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV Phương Đông phát triển chậm chạp hơn
Thời kì khủng hoảng và suy vong Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV Các nước phương Đông quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài hơn.
Cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn Nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến Cư dân sống chủ yếu điều nhờ vào nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công
Các giai cấp cơ bản Địa chủ và nông dân lĩnh canh Lãnh chúa và nông nô Địa chủ, lãnh chúa giao ruộng cho nông dân hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô
Phương thức bóc lột Bằng địa tô Bằng địa tô Nông dân hoặc nông nô đều cực khổ

Bài tập: Lập bảng so sánh cách tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây theo mẫu sau:

Nội dung so sánh Xã hội phong kiến phương Đông Xã hội phong kiến phương Tây
Giai cấp thống trị
Thể chế nhà nước
Quá trình xác lập quyền lực của nhà vua

* Hướng dẫn trả lời:

Nội dung so sánh Xã hội phong kiến phương Đông Xã hội phong kiến phương Tây
Giai cấp thống trị Vua, quan, địa chủ. Vua, lãnh chúa.
Thể chế nhà nước Chế độ quân chủ. Chế độ quân chủ.
Quá trình xác lập quyền lực của nhà vua

- Sự chuyên chế của nhà vua có từ thời cổ đại.

- Sang xã hội phong kiến, nhà vua chuyên chế còn tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế hay đại vương.

- Quyền lực của vua lúc đầu bị hạn chế trong lãnh địa.

- Thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến địa chủ thống nhất, quyền hành càng được tập trung trong tay vua.