I. ÔN TẬP VỀ DÀN Ý
Đọc ba câu hỏi ở SGK tự trả lời những gì mình đã học. Dùng những bài lí thuyết đã học để kiểm chứng lại còn thiếu sót, sai sót ở đâu.
II. LUYỆN TẬP
1. Tạo tình huống
Việc luyện tập nên được tiến hành trên cơ sở tập lập dàn ý cho một đề văn cụ thể.
- Tuy nhiên, HS được thật sự sống với tình huống của đề bài đó. Cần hình dung được: mình như đang đứng trước ai, đang hết sức cố gắng để nói cho thật rõ những tri thức chuẩn xác, khoa học, khách quan về người (hoặc sự vật, hiện tượng) nào. Càng được sống như thật với tình huống thuyết minh thì việc thuyết minh càng tự nhiên, sinh động và có hiệu quả.
2. Lập dàn ý
Nhắc lại các phần chính của một bài văn và nhiệm vụ chủ yếu của từng phần. Trên cơ sở đó, xây dựng dàn ý:
a) Phần mở bài
Có thể theo một trong các cách:
- Cách thứ nhất: Thảo luận các câu hỏi trong mục II.2.a của SGK để từ đó phác ra định hướng của mở bài.
- Cách thứ hai: Đưa ra một hướng mở bài rồi thảo luận để phân tích, sửa chữa và đi đến thống nhất về yêu cầu mà phần mở bài cần đạt được.
b) Phần thân bài
Có thể theo một trong hai cách nêu ở mục II.2.b, SGK. Cần thấy được:
- Các ý được nêu trong thân bài phải bảo đảm được tính chính xác khoa học, khách quan và phù hợp với yêu cầu thuyết minh đã nêu ở đề bài.
- Không bắt buộc phải sắp xếp các ý ấy theo một trật tự duy nhất. HS có thể làm một bài văn thuyết minh giống nhau theo những cách sắp xếp ý khác nhau.
- Tuy nhiên, dù theo cách thức nào thì dàn ý ở phần thân bài cũng phải đạt được các yêu cầu cụ thể sau:
+ Các ý phải phù hợp với yêu cầu thuyết minh, không bị lạc đề.
+ Các ý phải đủ để làm rõ được điều cần thuyết minh, không sơ sài, thiếu sót.
+ Các ý phải được sắp xếp theo một hệ thống thống nhất, để không bị trùng lặp hay chồng chéo.
c) Phần kết bài
Có thể hướng dẫn HS theo gợi ý nêu ở mục II.2.1, SGK
3. Gợi ý giải bài tập
a) Để làm tốt các bài tập, HS cần:
- Nắm vững mục đích thuyết minh.
- Có đủ tri thức chuẩn xác, khách quan, khoa học để thuyết minh
- Nắm được nhiệm vụ của từng phần trong dàn ý.
b) Chẳng hạn như đối với đề 1, ngoài phần mở bài và kết bài giống như đã viết ở SGK, trong phần thân bài, HS cần phải nêu được:
- Theo cách thứ nhất:
+ Thân thế (tiểu sử của tác giả từ khi sinh đến khi mất, theo từng giai đoạn của cuộc đời).
+ Sự nghiệp (tác phẩm của tác giả chia theo các giai đoạn, hoặc theo đề tài, thể loại, theo hình thức văn tự,...)
- Theo cách thứ hai: Giới thiệu thân thế và sự nghiệp của tác giả theo từng giai đoạn quan trọng của cuộc đời.