I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM

1. Nêu hoạt động tạo lập văn bản trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, đồng thời giúp ta nhận thức được rằng văn bản có thể bao gồm một câu, nhiều câu, có thể bằng thơ hoặc văn xuôi.

2. Câu hỏi 2 hỏi về nội dung giao tiếp của văn bản.

3. Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm sống, văn bản (2) nói đến số phận của người phụ nữ trong chế độ cũ, văn bản (3) xoay quanh chủ đề kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng lên kháng chiến chống Pháp. Các câu trong các văn bản (2) và (3) đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ đề. Các câu đó có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

4. Phần mở đầu và kết thúc văn bản có dấu hiệu hình thức riêng.

5. Câu hỏi 5: cần thấy rõ mục đích của việc tạo lập văn bản là nhằm mang đến cho người đọc một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của mỗi trường đến cá nhân) (văn bản 1), nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội trước đây (không tự quyết định được cuộc sống mà chỉ do tình cờ, may rủi) (văn bản 2), kêu gọi toàn dân chống lại sự xâm lăng của thực dân Pháp (văn bản 3).

* HS đọc phần Ghi nhớ để giải quyết các bài tập trên.

II. CÁC LOẠI VĂN BẢN

1. So sánh các văn bản 1, 2 và 3:

- Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm sống, văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Từ ngữ: Ở văn bản (1) và (2) dùng các từ ngữ thông thường. Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị - xã hội.

- Văn bản (1) và (2) trình bày nội dung thông qua những hình ảnh cụ thể, do đó có tính hình tượng. Văn bản (3) dùng lí lẽ và lập luận để khẳng định rằng cần phải kháng chiến chống Pháp.

Văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

2. So sánh để rút ra nhận xét:

- Phạm vi sử dụng:

+ Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật.

+ Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

+ Các văn bản trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

+ Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh là những văn bản dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.

- Mục đích giao tiếp:

+ Văn bản (2) nhằm bộc lộ cảm xúc.

+ Văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến.

+ Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ kiến thức khoa học.

+ Đơn và giấy khai sinh nhằm trình bày ý kiến, nguyện vọng hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng trong đời sống hay quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hành chính.

- Từ ngữ:

+ Văn bản (2) dùng những từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh.

+ Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị.

+ Văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ khoa học.

+ Đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

- Kết cấu:

+ Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, thể thơ lục bát.

+ Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ rệt, mạch lạc.

+ Văn bản trong SGK cũng có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.

+ Đơn và giấy khai sinh có mẫu hoặc in sẵn, chỉ cần điền nội dung cụ thể.

LUYỆN TẬP

1. Chủ đề của đoạn văn tập trung ở câu: Giữa cơ thể... qua lại với nhau.

- Các câu tiếp theo của đoạn văn nhằm khai triển ý của câu trên bằng những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây trong những môi trường khác nhau.

- Tất cả các câu trong văn bản đều xoay quanh và làm rõ chủ đề đó.

Vì vậy có thể đặt cho văn bản tiêu đề Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.

2. Sắp xếp các câu theo thứ tự: câu (1), (3), (5), (2), (4) hoặc (1), (3), (4), (5), (2).

3. Viết các câu tiếp theo thể hiện chủ đề ở câu (1) một cách cụ thể.

4. Theo các mục nhỏ để tạo lập văn bản một cách mạch lạc, đặc biệt lưu ý mục đích của đơn (Các câu trong văn bản có nội dung và hình thức nhằm thực hiện mục đích đó).