Bài làm
Với truyền thống hướng vào tâm chí, với sự chi phối của dòng chủ lưu luôn đề cao tinh thần yêu nước và những võ công oanh liệt của các triều đại, văn học trung đại Việt Nam (phần lớn là thơ trữ tình) không cho chúng ta biết được nhiều về đời sống thế tục của con người. Điều này tương đối khác với văn học Trung Quốc. Bởi vậy, khi muốn tái hiện bức tranh xã hội thời xưa một cách chi tiết bằng nghệ thuật điện ảnh chẳng hạn, những người làm nghệ thuật ở ta ngày nay chắc chắn gặp nhiều khó khăn hơn các đồng nghiệp nước láng giềng.
Hiểu những điều trên, chúng ta mới thấy sự có mặt của một tác phẩm như Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác là hết sức có ý nghĩa và đáng quý. Đọc tác phẩm, ta được gặp con người mang cốt cách ẩn sĩ đích thực, có kiến văn phong phú, có tấm lòng trung hậu đối với quê hương, người thân, bè bạn. Điều đó hẳn nhiên là quan trọng. Nhưng đọc tác phẩm, ta còn hiểu được nhiều chuyện về xã hội được mở ra từ một sự kiện trung tâm, không phải ở mức độ những cảm nhận mơ hồ. Rõ ràng tác giả đã không trùm cái bóng của mình lên tất cả. Ông biết dành cho sự vật, sự việc, sự kiện một không gian tồn tại riêng và thường vẫn để cho chúng tự cất lời. Đó lại cũng là một điều đáng nói. Đặc trưng loại hình của thể kí sự văn học, cũng là nét độc đáo của Thượng kinh kí sự năm đó chăng? Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: Đến Thượng kinh kí sự, thể kí sự văn học ở Việt Nam mới thật sự ra đời.
Theo cách nhìn chung của người đời, một lần được diện kiến "mặt rồng" hoặc được mời vào chốn lầu son gác tía là một diễm phúc lớn đối với bất cứ ai, nhất là đối với kẻ thường dân. Được gặp "con người ấy", được vào chốn ấy, khi ra về, có bao nhiêu là chuyện có thể kể. Hẳn là toàn chuyện lạ và hấp dẫn, dù chưa nói "hấp dẫn" theo tính chất nào. Nhưng trường hợp Lê Hữu Trác thì có khác. Đang sống yên lành như một ẩn sĩ ở quê nhà, không dưng (mà cũng chả phải là không dưng, bởi ông là một danh y) ông tiếp được chỉ triệu lên kinh để chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và thế tử Trịnh Cản. Không muốn đi nhưng không thể chối từ, ông đành phải lên đường. Buồn bực dĩ nhiên là có, nhưng đối với một người ưa quan sát như Lê Hữu Trác, một chuyến đi như thế này không phải là không có ích. Ông đã không vì sự buồn bực mà bỏ qua việc ghi chép tường tận, tỉ mỉ những điều mắt thấy tai nghe, trước hết như là một cách lưu lại tư liệu cho riêng mình, sau nữa có thể giúp đời có thêm được một kinh nghiệm sống nào đấy. Điều độc đáo là ngay cả sự buồn bực khi được ghi chép lại cũng chứa chan ý nghĩa, nó thổi hồn vào mọi chi tiết và kể, khiến độc giả vừa được "thấy", vừa được ngẫm ngợi qua từng trang văn của Thượng kinh kí sự.
Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh cũng như toàn tác phẩm thông suốt một mạch kể chuyển từ ngôi thứ nhất. Chuyện gì xảy ra trước thì kể trước, bởi vậy độc giả có được ý niệm thật rõ ràng về một hành trình. Ta hoàn toàn có thể dùng từ hành trình này để nói về không phải cả cuộc đi của tác giả từ quê nhà tới kinh đô (qua muôn dặm xa) mà chỉ về việc ông vào phủ chúa từ một nơi nghỉ ngay trong thành. Qua một đoạn trường ngắn mà cũng gọi là hành trình? Đúng vậy, vào phủ chúa đâu có dễ. Ngay cái tin đưa được tới kẻ chúa triệu cũng phải dích dắc qua không ít miệng, không ít người quan truyền mệnh, quan Chánh đường, tên đầy tớ nhà quan Chánh đường... Ai cũng vội vã, riêng tên đầy tớ nói trên thì phải "chạy", "thở hổn hển", rồi "gõ cửa tới tấp". Tiếp thánh chỉ rồi, đâu được nhẩn nha bước vào chốn thầm nghiêm. Vậy là bậc danh y phải khẩn trương bước lên cảng để "cảng chạy như ngựa lồng" khiến người ngồi trong "bị xóc một mẻ, khô không nói hết". Theo bước chân người truyền mệnh vào phủ, tác giả phải đi qua vô số lần cửa, qua những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp", qua những hồ, những vườn, những cây, những hoa, những đá, những điểm, những lầu, những gác với cơ man là đồ nghi trường cũng cột gỗ sơn son thếp vàng... Trên hành trình ấy, tác giả phải gặp, phải nghe lời khuyên, lời dặn của rất nhiều người ở nhiều thứ bậc, cương vị khác nhau trước khi được gặp thể tử. Vốn là con quan, đã từng vào ra cấm thành, vậy mà tác giả vẫn thấy choáng ngợp trước những gì mình "thực mục sở thị" lúc này. Cuộc sống của chúa Trịnh thật xa hoa. Có biết bao con người (từ quan lớn đến quan bé, từ thị vệ đến tiểu hoàng môn, từ người có danh đến kẻ vô danh) phải tất tả, bận rộn, lo lắng phục dịch cho một con người quyền uy nghiêng trời, lệch đất. Hai tiếng "thánh chỉ" liên tục được nói ra với vẻ trang nghiêm, nghiêm trọng cho thấy cái bại của kẻ ngự trong trưởng phủ đang loang ra chế ngự không gian sống của mọi thần dân - những người có trách nhiệm phải chờ, phải chầu chực đợi mệnh. Sự rậm rạp của các chi tiết tả, kể trong đoạn trích một mặt giúp ta thấy được khả năng quan sát và ghi nhớ đáng khâm phục của tác giả, mặt khác đưa đến cho ta sự "sốt ruột thích thủ" khi theo dõi một câu chuyện, một hành trình không ít li kì. Bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường do tác giả tức cảnh làm ra, xét riêng thì không có gì đặc sắc, nhưng khi được ghép vào mạch tự sự của tác phẩm hóa ra lại có ý vị. Hai câu "Quê mùa, cung cấm chưa quen - Khác gì ngư phủ đào nguyên Thủa nào!". Nếu được đem đặt cạnh câu kể đã được dẫn ở trên "cảng chạy như ngựa lồng...", bỗng ánh lên một vẻ hài hước đặc biệt (dù chưa hẳn tác giả đã có ý định "hài hước" chỗ này).
Chầu chực mãi, nghi lễ mãi với hết người này người kia rồi cũng đến lúc tác giả - danh y Lê Hữu Trác được vào hầu mạch Thánh thượng, được tiếp xúc với thánh thể. Tất nhiên, mọi việc cũng phải diễn ra theo đúng "quy trình". Đoạn văn sau đây đã ghi lại sự việc vô cùng sống động: "Ăn xong, thấy một viên quan hầu cận chạy lại mời quan Chánh đường vào và bảo tôi đi theo. Đột nhiên, thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gầm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cằm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt một cải ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Một cái màn lả che ngang sân. Ở trong có mấy người cùng nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi bật màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. Xem chừng Thánh thượng thường vẫn ngồi trên ghế rồng này, nay người rút lui vào màn để tôi xem mạch Đông cũng cho thật kĩ". Thì ra "cửu trùng" là chốn này đây! Phải chăng cái "tối om" của nó là điều kiện, cần đế vua chúa tạo được uy linh? Vạch cải "tối om" kia ra, ta thấy một đứa trẻ "da mặt khô, rốn lồi to, gân trời xanh, tay chân gầy gò". Thật là một chuyện bị hài. Trên thực tế, tác giả - người thầy thuốc - chắc không có ý định miêu tả người bệnh của mình với giọng diễu cợt, nhất là khi người đó mới chỉ là một đứa trẻ. Có lẽ, ông chỉ thấy hơi buồn cười với câu nói buột miệng khá hồn nhiên và cũng rất trẻ con của thể tử, khi ông phải làm lễ lạy bỗn lạy (theo sự chỉ dẫn của quan Chánh đường), rằng: "Ông này lạy khéo!". Tuy nhiên, sự hài hước vẫn cứ toát ra một cách khách quan, qua lối kể "thuật nhi bất tác", rất trung thành với sự thực (đoạn văn trên cho thấy bút pháp miêu tả của tác giả "hiện thực" không kém gì bút pháp của một nhà văn hiện thực phê phán Âu Tây sau này). Thì ra, sự hài hước vốn đã ngầm chứa sẵn trong sự việc, tác giả chả cần thêm "mắm muối" cũng cứ tạo nên được một bức hí họa đặc sắc. Đọc đoạn văn, ta thấy thật buồn cười cho thể tử (còn bé tí mà đã có lũ phi tần chầu chực), cho quan Chánh đường đầy nghiêm nghị và phép tắc, cho cả ông già danh y phải "nín thở", "khúm núm", phải vào lạy ra lạy theo một cung cách chẳng khác con rối bao nhiêu.
Phần kể chuyện tác giả kê đơn thuốc cho thế tử chứa đựng nhiều chi tiết rất ý vị: Quan Chánh đường muốn gợi ý cho ông về phương thuốc cần kê; các thầy lang ngồi cạnh tò mò muốn xem đơn thuốc quan Chánh đường không cho, đút đơn vào túi áo, cười nói: "Phương thuốc và lập luận của cụ khác chúng ta nhiều"... Tuy tác giả đã không hề tỏ thái độ dè bỉu hay chê bai "đồng nghiệp", nhưng thật lạ, cả đoạn văn vẫn đem đến một ấn tượng khá khôi hài: trong khi tỏ ra quan tâm đến việc kê đơn thuốc cho Thánh Thượng, các lương y của sáu cung, hai viên hình như vẫn không giấu nổi một ẩn ức nào đó...
Thượng kinh kí sự được viết cách đây đã hơn hai trăm năm, vậy mà bây giờ đọc lại, chúng ta vẫn tìm thấy nét hiện đại trong đó. Những con người, những sự việc của một thời rất xa hiện lên cuộc sống qua nhiều chi tiết gọn sắc như những nét kí họa khoái hoạt, đầy thần thái, phong phú nhưng rành mạch, kết quả của một sự quan sát ở tầm nhìn gần. Đọc tác phẩm, cụ thể ở đây là đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, ta có thể hình dung rõ mồn một những dáng đi đứng, những cách bài trí, sắp xếp sự vật trong không gian, những cung bậc khác nhau của các giọng nói... Ta cũng thấy được sự phức tạp trong kết cấu của bộ máy quan liêu, sự nhiêu khê, rắc rối của hệ thống các nghi lễ ở chốn quyền môn, sau nữa là cuộc sống xa hoa và uy quyền to lớn của chúa Trịnh (mà ở trên đã phân tích)... Ở đây, tác giả không chêm xen lời bình luận. Chính vì vậy, tác phẩm gây ấn tượng rồi nổi bật về sự trung thành, trung thực của những gì được ghi chép. Nhưng dù cho tác giả không bận tâm khắc họa hình tượng của chính mình, con người ông không vì thế mà không hiện ra đậm nét. Chỉ qua một đoạn trích ngắn, ta vẫn có thể nhận thấy ông là không hiện ra đậm nét. Chỉ qua một đoạn trích ngắn, ta vẫn có thể nhận thấy ông là người khá hóm hỉnh, có khiếu quan sát, có tài thuật kể của một nhà văn đích thực. Riêng tư cách một người thầy thuốc, ông tỏ ra rất tận tụy với công việc, có cái tâm trong sáng của một kẻ sinh ra để trị bệnh cứu người. Khi nắm rõ bệnh trạng của thế tử, ông biết không thể dùng thứ thuốc công phạt mà các lương y khác vẫn kê. Theo ông, để khỏi làm hao mòn nguyên khí của người bệnh, trước hết phải dùng thuốc thật bố nhằm giữ "cái căn bản tiên thiên" trước đã. Nhưng ông lại sợ sự thành công trong việc chữa trị theo hướng đó sẽ ràng buộc ông vào danh lợi, khiến ông không thể về núi theo tâm nguyện một đời. Có lúc ông suy tính: "Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu". Tất nhiên, cuối cùng ông đã không làm thế. Ông nghĩ: "Cha ông mình đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được". Có lẽ, trong tác phẩm, đây là trường hợp hiếm hoi mà lời được chép ra, dù hết sức chân thành, lại không hoàn toàn phản ánh đúng nỗi băn khoăn có thật trong lòng tác giả. Với cách đọc hiện nay, ta hiểu lời được ông viết ra đó mới chỉ là nói lên được phần thói quen, phần quán tính trong cách nghĩ, cách phát ngôn của một thời mà thôi. Sự thực, đó phải là nỗi băn khoẳn xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp, từ lòng vị tha của một nhân cách cao cả.
Vào phủ chúa Trịnh cũng như cả tác phẩm Thượng kinh kí sự quả đã cung cấp được những vật liệu rất đắt cho việc xây dựng một bộ phim hiện đại lấy đề tài về cuộc sống thế tục xưa ở Việt Nam, vào thế kỉ XVIII.