Bài làm
Từ những đứa trẻ ngây thơ, chúng ta dần trưởng thành. Từ cuộc sống vô lo, vô tư chúng ta tập suy nghĩ, tập làm người lớn. Trong rất nhiều điều mới mẻ ấy, chúng ta đến với tình bạn, tình yêu - thứ tình cảm muôn thuở của con người. Những tình cảm ấy có từ xa xưa nhưng chưa bao giờ cũ mòn. Theo thời đại, những tình cảm ấy có thay đổi nhưng những giá trị cơ bản nhất thì sẽ vĩnh hằng theo thời gian. Vậy chúng ta, lứa tuổi mới lớn đã và đang suy nghĩ, hành động thế nào trước tình bạn, tình yêu.
Tuổi giao mùa, tuổi của những cô cậu học mười lăm, mười sáu mơ mộng, tuổi của những chàng trai cô gái mười bảy đem chút suy tư vào đời. Nói đến tuổi này, là nói đến sự lãng mạn, nhiều cảm xúc nhưng cũng đầy nông nổi, khờ dại. Đây là lứa tuổi của nhiều biến đổi cả về thể chất lẫn tâm sinh lí, bởi vậy vấn đề tình bạn, tình yêu của tuổi này rất đáng được lưu tâm. Dù vẫn còn trong vòng tay yêu thương của mẹ cha. Nhưng đa số chúng ta đều muốn khẳng định mình, do đó tình bạn với chúng ta đôi khi là tất cả, không ai quan trọng bằng bạn. Quan niệm thế nào là tình bạn? Điều này chúng ta đã được học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11, bài học định hướng cho chúng ta có những nhận thức đúng về tình bạn không ai sống thiếu được bạn bè. Nhưng không phải bạn là tất cả, yêu quý bạn không phải là nghe theo bạn, bao che những hành động của bạn.
Ở tuổi chúng mình, sự nông nổi còn chi phối tâm lí khá lớn, do đó sự nhận thức đa phần còn kém, chúng ta rất dễ bị bạn rủ rê: chơi bời, đua đòi, bỏ học, đua xe... Cuộc sống có nhiều biến đổi, do thực tế cuộc sống nhiều bạn ít được cha mẹ quan tâm, do đó nhiều bạn bỏ bê học hành, sa ngã, gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc. Ở các trường phổ thông hiện tượng bỏ giờ, nghiện hút, trộm cắp... vẫn diễn ra, đó là do nhận thức thiếu chín chắn, do thiếu sự giáo dục của gia đình, do bạn bè lôi kéo. Bên cạnh đó, có những tình bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập. Hiện nay, ở các lớp học hiện tượng chia bè phái, thành lập các nhóm gia đình học sinh diễn ra khá phổ biến, dẫn đến tình trạng nghi kị, ghen ghét, cạnh tranh không lành mạnh, gây mất đoàn kết trong lớp.
Có một lần, tôi thật sự bất ngời khi vô tình nghe cô giáo tôi trò truyện với một phụ huynh có việc đến trường. Cô gọi người ấy là bạn và xưng tôi. Nghĩa là xưng hô như học trò chúng tôi thường ngày với nhau. Tò mò, tôi hỏi cô và được cô giải thích đấy là một người bạn học phổ thông. Cô còn kể cho chúng tôi nghe về những người bạn, những kỉ niệm trong sáng và bạn bè hơn hai mươi năm về trước. Cô kể về cái tập thể lớp hơn hai tư con người, về khóa học chỉ vẻn vẹn 84 bạn đã cùng nhau vượt khó, yêu thương, chia sẻ để học hành. Tôi được biết, sau hơn hai mươi năm ra trường, cô và các bạn vẫn liên lạc với nhau, họp mặt, gặp mặt và giúp đỡ nhau trong cuộc sống như thuở trước. Vẫn gọi bạn, xưng tôi dù cô và các bạn đã bước sang tuổi 40. Đó chẳng phải là tình bạn đẹp, đáng quý, đáng trọng của tuổi học trò được lưu giữ qua thời gian và năm tháng đó sao hay sao? Tình bạn của tuổi giao mùa thật sự trong sáng, hồn nhiên, chúng mình hãy sống vô tư, sống thật vui, thật đẹp để khi đi xa chúng ta luôn nhớ về một niềm xúc động thân thương như cô giáo của tôi mà tôi vừa kể.
Tình bạn là vậy! Còn tình yêu thì sao? Tuổi chúng mình đã được yêu chưa? Nói đến tình yêu học trò là nói đến những rung động đầu đời, những sao xuyến bâng khuâng nói đến những mối tình vụng dại, âm thầm, nói đến những ánh mắt lạ, những người dưng, những đôi má hồng, những nụ cười e ấp... mà nhà thơ Đỗ Trung Quân một thời đã nói:
Mối tình đầu của tôi có gì
Chỉ một cơn mưa bay ngoài của lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về
(Chút tình đầu)
Cái thời đã trở thành cổ tích với những vần thơ lãng mạn:
Tuổi 15 em lớn từng ngày .
Một buổi sáng em bỗng thành thiếu nữ
Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ
Hoa sữa thơm ngây ngất quanh hồ
(Hoa sữa - Nguyễn Phan Hách)
Còn nữa không nơi cổng trường bao cô cậu học trò trở thành thi sĩ, ngân ngơ nhớ dáng áo trắng ngang qua. Có còn không những nỗi trở trăn:
Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy tên mình trên cây bàng trước lớp.
Có kẻ mộng mơ không cùng chung một lớp, chỉ dám khắc tên người trên chiếc lá bàng xanh,
Có ai dũng cảm giấu những cảm xúc riêng mình:
Nàng đến gần tôi chỉ dám... quay đi
Cả những giờ lên lớp học, trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc.
Thật đẹp biết bao! Trong sáng và giản dị tinh khôi như màu áo của học trò. Xưa nay người ta thường nói rằng: Tình yêu học trò đẹp nhưng lại rất mong manh. Dù đã được học bài Tình yêu trong chương trình Giáo dục công dân, nhưng đến nay vẫn chưa ai dám khẳng định rằng: nên có tình yêu ở tuổi này. Đây là một phạm trù rất đáng lưu tâm. Hiện nay, có rất nhiều ảnh hưởng từ các phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh nước ngoài... đã làm không ít các bạn gái ở tuổi này đi quá giới hạn của tình yêu tuổi học trò trong sáng, trở thành nạn nhân của nạn nạo phá thai. Bởi vậy đây là vấn đề rất đáng báo động. Các mục gỡ rối trên các trang báo tuổi teen đã phần nào phản ánh được thực trạng nhận thức sai lệch về tình yêu trong giới học sinh. Tình yêu chỉ thực sự cần khi nó đem đến cho nhau niềm tin, động lực, giúp nhau cùng hướng tới tương lai. Sự thi vị của tình yêu hoa phượrig dường như càng ngày càng phai mờ, thay vào đó là những câu chuyện đau lòng không đáng có. Thật buồn khi nghe những vụ uống thuốc tự tử, nhảy sông, nạo phá thai... diễn ra ngày một nhiều.
Nhìn chung, tình bạn, tình yêu ở tuổi chúng mình đẹp đấy nhưng cũng đầy phức tạp. Nếu không được hướng đúng, không được quan tâm, sẽ rất dễ sa ngã, nhận thức sai lệch. Do đó trong nhà trường, gia đình và xã hội phải thực quan tâm đến vấn đề này. Để tuổi học trò là tuổi ngọc, tuổi hoa, tuổi của những kỉ niệm đẹp của mỗi cuộc đời.