Bài làm

Tương tự là bài thơ in trong tập Lỡ bước sang ngang xuất bản năm 1940 tại Hà Nội. Tập thơ đã đưa Nguyễn Bính lên ngôi trong lòng người đọc. Bài thơ nói lên tâm trạng khắc khoải vấn vương chờ mong sự đáp đền. Vì vậy, người ta coi tương tự là thứ ốm đau không có dấu hiệu bệnh lí. Nguyễn Công Trứ đã dùng cả một bài thơ để lí giải, cuối cùng chịu không cắt nghĩa hai chữ tương tư:

Tương tự không biết cái làm sao

Muốn vẽ mà chơi vẽ thế nào

Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện

Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao

Trăng soi trước mặt ngỡ chân bước

Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào

Một nước một non, người một ngả

Tương tự không biết cái làm sao

Như vậy, truyện ở đây là chuyện tình yêu, tình yêu đơn phương, nhưng lại chưa sâu sắc gì. Nó mơ hồ như một cái gì trống trải, thoáng qua nhưng lại xôn xang bao nỗi niềm tâm tưởng. Đây là những tiếng lòng dìu dặt vang ngân cung trầm tha thiết, một khúc nhạc không lời trong khổ thơ đầu:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Nắng mưa là chuyện của trời

Tương tự là bệnh của tôi yêu nàng.

Nội dung của hai câu thơ đầu, dường như không khác nhau. Nhịp cầu cho khoảng cách không gian chỉ là một nỗi nhớ! Nếu ở câu trên mới chỉ là ngồi nhớ, mới chỉ có một dáng dấp, một nét suy nghĩ thì ở câu sau chín nhớ mười mong đã bồn chồn nhưng đứng ngồi không yên. Bằng một khái niệm phiếm chỉ thôn Đoài, thôn Đông rồi bằng một từ xác định một người. Không vòng vo, không mượn tả tình mà ra sự đòi hỏi hạnh phúc lứa đôi. Câu thơ mới nhưng không lạc điệu mà vẫn đằm thắm, ngọt ngào. Vẫn có giọng nói hạt lúa, củ khoai phảng phất hương vị ca dao của một thôn Đoài, thôn Đông ở một xóm làng Việt Nam quen thuộc. Dường như cả đất trời cũng dự phần nhớ mong, tương tự với con người. Và dường như một đôi trai gái nào đấy ở đồng quê hai bên chỉ cách nhau một cái giậu mồng tơi, vừa rõ ràng, lại vừa mơ hồ, một bên đã tỏ, còn một bên vẫn thấp thoáng vu vơ.

Đến những câu thơ sau thì là lời trách người yêu sao chẳng tới:

Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

Cái chung lại một làng làm nổi bật cái chưa chung giữa hai người điều này trở nên vô lí. Nhưng đi sâu vào từng câu thơ ta thấy đúng ra thì hoàn cảnh thuận dòng mát mái hai thôn đã chung lại. Thế mà cánh chim hồng vẫn chưa đỗ xuống làm tổ ở trong lòng khiến nhà thờ héo hon vì nhở mông trông đợi. Còn cái chua xót nữa tiếp theo là một hoàn cảnh trớ trêu là nếu không sang được vì cách trở thì cũng cam lòng. Nhưng trên thực tế thì:

Bảo rằng cách trở đó giang

Không sang là chặng đường sang đã đành

Nhưng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?

Mái đình, cây đa, bến nước vốn là nơi giao duyên nhưng với nhà thơ sao mà lại vô tình đến thế? Nỗi đau vì thương nhớ lẫn cả vào trong giấc ngủ chập chờn. Thế là tất cả đều bâng quơ, vu vơ chỉ có cái thật là nỗi nhớ da diết của người tương tự. Nhớ mong mà chẳng gặp, nhà thơ như ngao ngán, phàn nàn:

Tương tự thức mấy đêm rồi

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho

Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.

Đến lúc này nhà thơ không nói Đông nói Đoài nữa, không trốn tránh, ẩn giấu chi nữa. Bỏ chữ tôi thay bằng chữ anh, gọi ai đó bằng em, chẳng cần bóng gió xa xôi, bao giờ gặp mà nói thắng truyện trầu cau, câu chuyện cưới xin:

Nhà em có một giàn trầu

Nhà anh có một hàng cầu liên phòng...

Nhưng khốn thay, trong lời tự kể trên đây đã nhuốm màu quan san nhở nhung rồi? Cái nhớ cứ tự nhiên như lòng trời xui khiến mà hẫng hụt, ngẩn ngơ trong trái tim mình:

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Như vậy là cái trở trêu cứ treo lơ lửng vì giầu thì ở nhà em, cau thì ở nhà anh cho nên cái nhớ cứ dội lên, và vẫn là cái không gian chan chứa trong hòa tấu bằng những lời thơ não ruột như một tiếng thở dài thầm kín mà sâu sắc, mà sâu thẳm nhớ thương. Trầu cau trong văn học Việt Nam là biểu tượng cưới hỏi, biểu hiện đẹp nhất về hôn nhân. Chàng trai trữ tình trong một bài ca dao nổi tiếng Hôm qua tát nước đầu đình đã khéo léo nhắc tới buồng cau khi chấm dứt lời tỏ tình hết sức tế nhị và đầy đủ tính chất nghệ sĩ của mình:

Giúp em quan tâm tiền cheo

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau...

Về phương diện tâm lí, bốn câu thơ cuối cùng trong bài Tương tự của Nguyễn Bính là ước mơ trong sáng và bình thường của một người đang yêu, ước mơ được hợp nhất với người mình yêu. Nhưng ước mơ ấy ở đây cũng còn nằm ở cái dạng tương tự, bởi vì trầu vẫn là trầu, cau vẫn là cau mà chưa liên kết, hợp nhất thành chuyện trầu cau. Nhưng Nguyễn Bính là khách đa tình, là nhà thơ có tình, có tài nên nói rất đúng cái tâm trạng mà cả trên đời này đã mấy ai không gặp một lần.