Bài làm

Hai chủ đề lớn nhất trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là yêu nước và nhân đạo. Về nội dung nhân đạo, ta tìm thấy quan điểm khá đầy đủ, trọn vẹn của ông qua truyện Lục Vân Tiên. Còn với chủ đề yêu nước, ông gửi gắm nhiều nhất qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Không chỉ thể hiện tình yêu nước một cách đơn thuần, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện một quan niệm, một cách nhìn mới về người anh hùng trong đó hình tượng trung tâm là những người nghĩa sĩ xuất thân từ “dân ấp, dân lân”.

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo thể phủ luật Đường, bố cục gồm bốn phần đúng như quy định của thể văn tế. Tác phẩm ra đời đã khẳng định sự thành công trong ngòi bút viết văn tế của Nguyễn Đình Chiểu. Bài văn được ra đời để tưởng nhớ đến các chiến sĩ Cần Giuộc đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược, cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân. Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ. Ở đây là người nông dân nghĩa quân chống giặc, cứu nước.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tượng đài nghệ thuật hiếm có. Bi tráng là tầm vóc và tính chất của tượng đài nghệ thuật ấy. Bài văn tế vừa mang âm hưởng hoành tráng, hùng tráng vừa thống thiết, bị ai. Tác phẩm còn thể hiện quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu một cách mới lạ mà người đọc chưa từng thấy trong văn học yêu nước giai đoạn trước đó. Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu có gì khác so với các nhà nho yêu nước xưa? Trước kia, khi xây dựng hình tượng người anh hùng, nhiều nhà văn thường tập trung thể hiện những bậc hào kiệt, những con người kiệt xuất lãnh đạo các phong trào đấu tranh của nhân dân. Còn đến với văn thơ Nguyễn Đình Chiểu hình ảnh về người anh hùng không có gì xa lạ mà ngay trong bản thân người nông dân hiền lành, suốt ngày chỉ biết “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Có thể nói về người anh hùng, tác giả của chúng ta không phải đi tìm kiếm những hình tượng ở đâu xa xôi, đó là những người nông dân chân chất, thật thà có tấm lòng yêu nước sâu nặng. Cái tài của Nguyễn Đình Chiểu là đã phát hiện và xây dựng được hình tượng người anh hùng nông dân ảo vải. Đây không phải là một cá nhân cụ thể mà đó là cả tập thế những người anh hùng, họ là những con của đất Cần Giuộc.

Hình ảnh trung tâm của tác phẩm là những chiến sĩ nghĩa quân. Nguồn gốc của họ là nông dân nghèo, sống cuộc đời cui cút sau lũy tre xanh, chất phác, cần cù, chịu khó làm ăn “chưa quen cung ngựa, đầu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”. Họ là những người chân lấm tay bùn chỉ biết: “Việc cuốc, việc cày, việc bùa, việc cẩy, tay vốn quen làm. Tập khiên, tập sủng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”. Thế nhưng khi đất nước, quê hương bị giặc xâm lược những người dân ấp dân lân ấy đã anh dũng đứng lên “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Đánh giặc để cứu nước nhà, để bảo vệ “Bát cơm manh áo đời” là cái nghĩa lớn mà họ mến và đeo đuổi. Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những câu văn giản dị mà thấm đượm một tinh thần yêu nước cao đẹp:

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan,

ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Nhà văn đã tái hiện lại một cuộc chiến đấu với sức mạnh quật cường và khỉ thế chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ Cần Giuộc. Quân trang chỉ là một manh áo vải, vũ khí có một ngọn tầm vông, hoặc một lưỡi dao phay, một sủng hỏa mai bằng rơm con cái. Thế mà họ vẫn lập chiến công, vẫn chém rớt đầu quan hai nọ và đốt xong nhà dạy đạo kia. Quả thực, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật về những người anh hùng chiến đấu bất khuất, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc:

Chi nhọc quan quản gióng trống kê, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;

nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có.

Đây là những câu văn tuyệt bút. Không khí chiến đấu thật sôi sục qua các từ ngữ, hình ảnh: trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có. Các chiến sĩ coi cái chết như không, tấn công như vũ bão vào đồn giặc. Với giọng văn hào hùng, phép đối tài tình, các động từ mạnh được chọn lọc và đặt đúng chỗ... đã tô đậm tinh thần chiến đấu quả cảm vô song của các nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho các chiến sĩ nghĩa quân những tình cảm đẹp nhất, ngợi ca, khâm phục tự hào. Qua đó, ta thấy được lần đầu tiên hình tượng người nông dân đi vào thơ văn với tâm vóc của các anh hùng dân tộc, những anh hùng xuất thân từ tầng lớp nông dân, quanh năm chân lấm tay bùn dường như chỉ biết có việc cày, việc cuốc, vậy mà khi có giặc xâm lược, họ đã anh dũng đứng lên một cách tự nguyện và hăng hái nhất, chiến đấu quên mình cho nền độc lập dân tộc.

Cải độc đáo ở Nguyễn Đình Chiểu là nhìn thấy được những con người anh hùng ngay bên cạnh mình, đó không phải là các bậc hào kiệt anh tài mà chỉ là những người nông dân sống hiền lành, chăm chỉ làm ăn. Hàng ngày, họ vẫn luôn luôn gần gũi với chúng ta. Xuất phát từ cái nhìn của Nguyễn Đình Chiểu về người anh hùng nông dân, làm cho người đọc nhận ra rằng những anh hùng, những con người cao cả không phải ở đâu xa mà họ luôn ngay cạnh bên mình. Có thể nói, quan niệm tiến bộ về hình ảnh người nông dân làm cách mạng không phải ai cũng có được mà ta thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đi đầu về quan niệm này.

Các nghĩa sĩ đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Tấm lòng chiến đấu và hi sinh của họ là “tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm” đời đời bất diệt, sáng rực mãi, trường mãi tồn cùng sông núi. Bài học lớn nhất của người chiến sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học sống và chết. Sống hiên ngang, chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bị tráng “Tượng đài nghệ thuật về người nông dân đánh giặc”. Bài văn tế được đúc kết thành một triết lí, muôn kiếp được trả thù kia...

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là một áng văn chương xuất sắc của văn học thời trung đại. Bằng bút pháp trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp hiện thực, ngôn ngữ giản dị, mà tinh tế, bài văn đã tái hiện chân thực và đầy xúc động cả một thời đại đau thương nhưng anh dũng của dân tộc. Tác phẩm là một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người anh hùng nông dân khởi nghĩa, thể hiện sức mạnh bất diệt của dân tộc trong chống giặc xâm lược. Bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu đã lưu giữ hình ảnh của người nghĩa sĩ nông dân để họ mãi mãi đi vào tâm trí nhân dân với sự biết ơn và ngưỡng mộ, tự hào.