Bài làm

Trong chúng ta có lẽ không mấy ai là không biết đến những câu thơ của Xuân Diệu, những câu thơ khiến cho bao thế hệ trẻ phải đắm say. Điều gì đã giúp Xuân Diệu giành được sự ngưỡng mộ, mê say của bạn thơ? Nếu đọc nhận xét sau đây của Thế Lữ, ta sẽ rõ điều mà ta đang băn khoăn tự hỏi kia: “Kinh nghiệm Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, kết tinh ở một tâm hồn nghệ sĩ khát khao giao cảm với đời đã giúp cho Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái tinh vi của thiên nhiên cũng như nội tâm con người và thể hiện được những vần thơ ít lời, nhiều ý, súc tích như đọng lại bao nhiêu tinh hoa”.

Kinh nghiệm Đông và Tây, hay nói cách khác là truyền thông và hiện đại, lại được kết tinh ở một hồn thơ nghệ sĩ khát khao giao cảm với đời, Những điều kiện tuyệt vời đó đã khiến Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái tinh vi của thiên nhiên cũng như súc tích như một nội tâm của con người và viết nên những câu thơ ít lời nhiều ý, súc tích như đọng lại nhiều là tinh hoa. Chính sự kết hợp hài hoà truyền thống và hiện đại, giữa tài năng và tâm hồn đã giúp Xuân Diệu viết nên những câu thơ đạt đỉnh cao trong sự tương ứng giữa nội dung và nghệ thuật. Vậy thì làm sao mà không nhỏ, không yêu, không say mê những câu thơ như vậy. Đương thời, khi Xuân Diệu mới xuất hiện, Hoài Thanh đã viết: Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen vẫn chưa ngớt. Người khen, khen hết sức, người chế, chế không tiếc lời. Song với những người chê, Xuân Diệu có thể trả lời theo kiểu Lamartine: Đã có những thanh niên, thiếu nữ hoan nghênh tôi (Hoài Thanh). Không chỉ có thể, không chỉ có những thanh niên, thiếu nữ ủng hộ, say mê Xuân Diệu, mà ngày nay tựu chung chúng ta đều công nhận ý kiến của Hoài Thanh: Xuân Diệu là đỉnh cao trong phong trào Thơ mới, mới nhất trong các nhà thơ mới. Ý kiến của Thế Lữ hoàn toàn đúng, đồng thời giúp ta có một cách nhìn toàn diện, đầy đủ hơn sự nghiệp văn chương đồ sộ của Xuân Diệu.

Vốn sinh ra ở thời đại phức tạp Âu Á tranh nhau, Đông Tây xáo trộn mà trong đó phương Tây đã dần dần thắng thế, Xuân Diệu đã hấp thụ một nền văn hoá phương Tây, đặc biệt là văn hoá Pháp và chịu ảnh hưởng sâu đậm thi ca Pháp là một điều tất nhiên. Song Xuân Diệu lại còn xuất thân trong một gia đình nhà nho, mà bố là ông đồ Nghệ nên ảnh hưởng của phường Đông vẫn bắt rễ sâu trong lòng Xuân Diệu, mặc dù bằng ảnh hưởng tư tưởng thẫm mĩ phương Tây. Có như vậy, thì chúng ta mới có những câu thơ lục bát vừa dân dã và duyên dáng này:

Không gian như có dây

Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu

Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều

Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...

(Chiều)

Bóng dáng thơ lục bát của ông cha đi vào thơ Xuân Diệu thật nhuần nhuyễn, tự nhiên. Nỗi buồn ngẩn ngơ, hiu hiu của buổi chiều tà này cũng rất gắn với buổi chiều Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, một nỗi buồn truyền thống. Song với Xuân Diệu thì nỗi buồn ấy đã có những nét khác biệt, nó run rẩy, nhẹ nhàng muốn nép mình lại không gian như có dây tơ: bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu. Mối rung cảm quá ư tinh tế này ta chỉ có thể gặp ở Xuân Diệu mà thôi. Thế đây, trong cải cũ có cái mới, trong cái truyền thông có cái hiện đại, trong cái hôn từ ngàn xưa lại có những rung cảm rất riêng của cái tôi thi sĩ.

Ngay những câu thơ, tưởng như quá mới của Xuân Diệu, ta cũng vẫn bắt gặp một chút hương hồn của đất nước nghìn năm văn vật.

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong muôn sắc đỏ rủa màu xanh.

Hơn, rủa - cách dùng từ rất Pháp khiến cho câu thơ mang một sắc thái khác hơn với thơ cổ điển. Song nỗi buồn mùa thu, nỗi buồn truyền kiếp của văn chương vẫn cứ lộ ra kín đáo trong sự hoang tàn, héo hon dần của cây cỏ...

Có thể nói trong những câu thơ tuyệt đỉnh của Xuân Diệu, có cả những câu thơ cũ và mới, và trong cái cũ thì có cái mới, trong cái mới vẫn có cái cũ. Cải mới và cái cũ đan cài vào nhau, kết hợp hài hoà với nhau trong thơ và trong con người thi sĩ của Xuân Diệu. Sự kết tinh giữa hai nền văn hoá Đông và Tây lại giao nhau đúng ở một tâm hồn nghệ sĩ đầy khao khát giao cảm với đời, đầy nhiệt huyết rạo rực với cuộc sống, thì thành công là điều tất yếu. Với Xuân Diệu, điều kì diệu nhất là cuộc sống, điều đẹp nhất là con người tuổi trẻ, tình yêu. Ông yêu cuộc sống với tất cả những gì bình dị mà trong trẻo, nồng nàn nhất của nó với một trái tim bốc lửa cho tới phút chót cuộc đời ông vẫn đến cuồng nhiệt:

Hãy để cho tôi được giã từ

Vẫy chào cõi thực tế vào hư

Trong hơi thở chót dâng trời đất

Cũng vẫn si tình đến ngất ngư.

(Chấp nhận)

Tâm hồn của ông luôn khát được giao cảm với đời, một khát khao cần thiết đến đau đớn (ý của Hoài Thanh). Với ông, người thi sĩ là một con người kì lạ do Thượng để ra và được ban phát cho những khả năng nghe được cái gì mà người thường không nghe được, thấy được cái gì mà người đời không thấy được. Người thi sĩ là người đem lại cái đẹp huyền diệu của cõi đời sáng láng siêu nhiên tới cõi trần, tới những con người bình dị. Cõi đời ở đây hoàn toàn không phải là cõi tiên: Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiến, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới (Hoài Thanh). Cõi trời ở đây là những cảnh đẹp đẽ, mầu nhiệm nhất của cuộc sống và con người. Người lắng nghe những tiếng nói huyền diệu của đất trời với tất cả tâm hồn mình.

Hãy lắng nghe em khúc nhạc thơm

Say người như rượu tối tân hôn

Như hương thâm tân qua xương tuỷ

Âm điệu thần tiên thấm tận hồn.

Và khi khúc nhạc đã ngừng, lòng nhà thơ vẫn run rẩy rất Xuân Diệu:

Lòng cứ run hoài, như chiếc lá.

Với tâm hồn, với niềm khát khao giao cảm với đời đó, Xuân Diệu đã hiểu, đã thấy, đã nghe được những rung động, biến thái tinh vi của thiên nhiên cũng như nội tâm con người. Thiên nhiên hay lòng người thì cũng là một vậy thôi. Trong cái run rẩy của cành lá, có cái run rẩy của nỗi lòng thi sĩ, trong cái buồn thảm của thi sĩ, của con người thì thiên nhiên cũng ngẩn ngơ, lạnh lẽo:

Những luồng run rẩy rung rinh lá .

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Câu thơ đọc lên làm người ta xuýt xoa, trước hết vì lạnh, sau là vì hay (Vũ Quần Phương). Cải gợn rất nhẹ của lá cành trước một cơn gió mùa thu nhẹ nhàng cũng không qua khỏi mắt thi sĩ, cái rùng mình khe khẽ, cái run rẩy Tung rinh ấy đã được nhà thơ tóm gọn vào hai câu thơ, đọc hai câu thơ mà ta cảm thấy được cả cái thần thái của mùa thu. Thơ Xuân Diệu ít lời, nhiều ý, súc tích cũng là vì vậy.

Dường như, cơn gió thu không phải là nguyên nhân của cái rùng mình của cành lá, mà cành lá đang run lên trước những luồng gió rét bất chợt của mùa thu. Lòng thi sĩ cũng run lên... Chỉ có Xuân Diệu mới thấy cái run rẩy khẽ khàng của mùa thu, cái phân vấn của cánh cò trắng muốt... Chỉ có Xuân Diệu mới nghe được tiếng lòng của những kẻ yêu nhau như vậy.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

Nào ai đã một lần dám nói, lần đầu rung động... tiếng nói không còn có hiệu lực và trở nên thô thiển. Bởi vậy, Xuân Diệu đã nghe, nghe với tất cả tâm hồn nhạy cảm của mình và anh đã nghe được sự rung động của sợi dây tình cảm. Thi sĩ nghe trong lòng và nghe trong ý:

Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy

Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

Xuân Diệu đã nghe được, cảm nhận được sự hoà hợp giữa hai tâm hồn mà bề ngoài tưởng như là điềm nhiên ấy, cảm nhận được sự hoà hợp, gắn bó chắc chắn và mãi mãi của hai tâm hồn đồng điệu, Ai nói thơ Xuân Diệu thiên về cảm xúc đi đến cả một thế giới tâm linh huyền diệu và đẹp đẽ.

Trong thơ Xuân Diệu, ta thấy được cả một thế giới, nội tâm con người đầy bí ẩn với một cung bậc tình cảm của nó. Song khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết (Hoài Thanh). Và đây là nỗi buồn của người kĩ nữ dường như đã tới điểm cùng cực:

Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo

Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt xương da.

Thế giới phủ đầy băng giá, phủ đầy trăng sáng tới lạnh lẽo, tới ghế người. Trong cái thế giới đó, người kĩ nữ run lên trong đau khổ và cô đơn. Trước đó, dường như kĩ nữ cũng đã linh cảm được nỗi buồn sắp tới:

Gió theo trăng từ biển thổi qua non

Buồn theo gió lan xa từng thoáng gợn.

Chỉ trong thơ Xuân Diệu mới có nỗi buồn rờn rợn như vậy. Chỉ con người Xuân Diệu mới nghe được nỗi buồn từ thấp lên cao trong lòng người kĩ nữ có đơn kia. Bởi vì chỉ có Xuân Diệu mới có một nỗi khát khao giao cảm với cuộc đời mãnh liệt, khẩn thiết, chỉ có Xuân Diệu mới có một tâm hồn nhạy cảm vô cùng và tràn đầy tình thương mến. Chính Xuân Diệu đã từng viết:

Là thi sĩ nghĩa là rụ với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để tâm hồn ràng buộc với muôn dây

Hãy chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.

Thơ Xuân Diệu là một nguồn sáng dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước lặng lẽ này. Xuân Diệu đắm say tình yêu, đắm say cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng hết cuộc đời ngắn ngủi của mình. Nguồn sống dồi dào đó lại được thể hiện trong những câu thơ kết tinh giữa hai luồng nghệ thuật Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, những câu thơ ít lời, nhiều ý, súc tích như đọng lại bao nhiêu tinh hoa. Nghe qua tưởng chừng như mâu thuẫn: cổ điển lại kết hợp với hiện đại? Nguồn sống mạnh mẽ lại nằm trong những câu thơ ít lời, hàm súc? Song Xuân Diệu đã vượt lên những lẽ thường tình đó mà viết nên những câu thơ còn mãi với thời gian:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Xuân đường tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già...

Nhà thơ say sưa yêu và muốn tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, nhà thơ vội vàng, cuống quýt mau với chứ, vội vàng lên với chứ, nhà thơ tiếc nổi trước bước đi của thời gian. Vì cảm nhận được rất rõ bước đi của dòng chảy thời gian khắc nghiệt, Xuân Diệu đã đi thời gian Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Hai câu sau là cả một triết lí, một phép suy luận biện chứng và thời gian rất mới mẻ, làm kinh ngạc cả thế hệ bấy giờ. Thơ Xuân Diệu ít lời, nhiều ý, súc tích là vậy.

Dù đối với người khen hay chê, Xuân Diệu vẫn luôn là nhà thơ gây cho mọi người một nỗi kinh ngạc lớn hơn thơ ông. Cái đáng quý nhất của ông mà ta nhận thấy, đó là tâm hồn tràn ngập tình yêu cuộc đời, yêu con người với tuổi trẻ và tình yêu. Bởi tình yêu đó mà người đã làm nên tất cả. Bởi tình yêu đó mà người được người đời sau mãi mãi ngưỡng mộ và mê say mà người đã khám phá được nhiều biến thái tinh vi của thiên nhiên và nội tâm con người.