Bài làm
Nguyễn Huy Tưởng được xem là một “nhà văn của những khúc sử ca hào hùng”. Điểm nổi bật trong các sáng tác của ông là đề tài lịch sử và cảm hứng yêu nước. Ông đã tái hiện những chặng đường lịch sử dân tộc qua nhiều tác phẩm, tiêu biểu là: Cột đồng Mã Viện, Đêm hội Long Trì, An Tư Công chúa, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, An Dương Vương xây thành ốc... và trong số đó ta phải kể thêm Vũ Như Tô - vở bi kịch lịch sử viết về một sự kiện lịch sử xảy ra ở Thăng Long khoảng 1516 - 1517. Chương V - Một cung cấm biểu hiện tập trung nội dung và ý nghĩa của vở kịch.
Đây là phần cuối vở kịch. Nhà văn đặt tên “Một cung cấm”, vừa nhắc lại một phần tên của hồi mở đầu “Một cung cấm của vua Lê” để nhắc lại khung cảnh xảy ra câu chuyện kịch, vừa nhấn mạnh, khơi sâu để giải quyết, kết thúc câu chuyện và số phận các nhân vật, làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa tư tưởng tác phẩm. Các xung đột của kịch diễn ra dồn dập, các mâu thuẫn được giải tỏa.
Màn kịch biểu diễn theo 3 chặng (9 lớp). Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy trốn vì “người dân đã... dấy nghĩa, họ dấy nghĩa để giết ông, phả Cửu Trùng đài”, vì “Tài kia không nên để uống. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa”. Nhưng Vũ không nghe, vì “Tôi sống với Cửu Trùng đài, chết cùng với Cửu Trùng đài”.
Những người có liên quan với Cửu Trùng đài, từng gắn bó với vua Tường Dực (quan đại thần Nguyên Vũ, thái giám Lê Trung Mại...) và cả Đan Thiềm vừa đưa tin về cuộc bạo loạn, vùa khuyên Vũ Như Tô trốn, nhưng Vũ không nghe vì nghĩ rằng “Có lí gì họ giết tôi. Tôi có gây oán, gây thù với ai”. Cuối cùng Vũ quyết định “Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến, ta cùng chịu”. Các cung nữ và những kẻ bạo loạn ập tới, bôi xấu quan hệ giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô, rồi hô hoán bắt trói hai người. Đan Thiềm hiên ngang mắng chửi chúng, thanh minh cho mình và cho người tri kỉ, rồi tha thiết van xin tưởng khởi loạn Ngô Hạch tha cho Vũ, Vũ Như Tô cũng khẳng khái thanh minh quan hệ mình với Đan Thiềm, nhưng không van xin, mà vẫn ung dung ca ngợi Cửu Trùng Đài, khẳng định mục đích, ước mơ cao cả của mình “Ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với Hóa Công”. Khi thấy rõ Cửu Trùng đài đã bị đốt cháy. Như Tô mới thực sự đau đớn, thốt lên “Thôi thế là hết” và hiên ngang đến pháp trường.
Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện ở hồi V này bằng xung đột thật căng thẳng, để đi tới kết thúc. Mâu thuẫn thứ nhất: giữa bạn vua quan dâm ô, trụy lạc xa xỉ với sự sống của nhân dân. Được miêu tả căng thẳng ngay từ phút đầu và được giải quyết dứt khoát ở phần kết. Mở màn, ở lớp 1, Đan Thiềm sau khi khuyên Vũ Như Tô hãy trốn đi, đã nói “Dân gian đói kém nổi lên tứ tung... Vua xa xỉ... công khổ hao hụt... dân gian lầm than... thần nhận trách móc... Cửu Trùng đài, họ có cần đâu. Họ dấy nghĩa, phá Cửu Trùng đài...”. Hai lực lượng xã hội đối lập thật quyết liệt. Hiện thực cuộc sống bức bối như trước một cơn bão lớn. Nguyên nhân chính là sự dâm ô trụy lạc của bạn vua quan, của giai cấp thống trị. Song như Đan Thiềm nói “ai ai cũng cho ông là thủ phạm”. Họ hiểu lầm Vũ Như Tô, đổ lỗi cho người thợ cả”, chỉ huy xây Cửu Trùng đài. Tiếp sau, các sự việc dồn dập diễn raVua bị giết, quan đại thần Nguyễn Vũ tự tử, quân khởi loạn kéo vào mắng nhiếc Đan Thiềm và Vũ Như Tô. Đan Thiềm khảng khải thanh minh và xin tha cho Vũ, rồi bình thản ra đi. Mâu thuẫn được giải quyết. Cái chết của bạn vua quan là một tất yếu, là sự trả giá cho những tội lỗi. Trong đó Đan Thiềm là một nạn nhân đau đớn nhất. Phần kết: Cửu Trùng đài, vừa là biểu tượng cho khát vọng cao đẹp của Đan Thiềm và Vũ Như Tô, cũng vừa là dấu tích cụ thể của những tội ác mà bọn vua quan gieo xuống đầu người dân, bị đốt cháy. Vũ thốt lên “Thế là hết", rồi hiên ngang đi tới pháp trường. Mâu thuẫn được giải quyết dứt khoát. Bọn thống trị phong kiến tàn bạo, mục nát, sống trụy lạc trên đau khổ của nhân dân và tất cả những gì, cung điện, đền đài, từng phục vụ, gắn liền với chúng đã bị nhân dân trừng phạt, thanh toán. Giải quyết mâu thuẫn này, nhà văn đứng trên lập trường nhân dân. Đoạn kết cũng như cả vở kịch vì thế có ý nghĩa hiện thực, nhân đạo tiến bộ.
Mâu thuẫn thứ hai: giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân, trong hồi kịch cuối này, cũng được miêu tả ngay từ lúc mới mở màn, rồi được giải quyết ở phần kết. Vào màn, cùng với việc báo tin dân chúng đã nổi dây, khuyên Vũ chạy trốn, Đan Thiềm đã nói rõ “Cửu Trùng đài, họ có cần đâu... ai ai cũng cho ông (Vũ Như Tô) là thủ phạm”. Như vậy, tác giả đã khẳng định: Nghệ thuật phục vụ giai cấp thông trị, người nghệ sĩ vô tình hay hữu ý đi ngược lại quyền lợi nhân dân, hơn nữa góp phần gieo đau khổ cho nhân dân, thì sẽ bị coi là thủ phạm của những tội ác.
Tiếp theo, ở các lớp kịch sau, mâu thuẫn dần dần được giải quyết: Quả nửa thợ xây Cửu Trùng đài theo quân phản nghịch lên án Vũ Như Tổ. Bọn Ngô Hạch và quân khởi loạn kéo vào, mắng nhiếc Vũ Như Tô, như một kẻ thủ phạm. Vũ và Đạn Thiềm cố thanh minh, như cố tách tác phẩm nghệ thuật và khát vọng cao đẹp của người nghệ sĩ khỏi tội ác bạn vua quan. Nhưng kết cục, cả tác phẩm, ước mơ và cuộc sống của chính họ đã bị thiêu hủy, phủ nhận. Như vậy, về xung đột kịch, mâu thuẫn này đã được giải quyết theo ý tưởng: Nghệ thuật, dù đẹp đẽ, bắt nguồn từ ước mơ dù cao cả đến đầu của những nghệ sĩ, một khi đã phục vụ cho sự trụy lạc của giai cấp thống trị, vô tình gieo đau khổ cho nhân dân, cũng sẽ chịu chung số phận bị trừng phạt như bọn thống trị tàn ác. Tuy nhiên khi giải quyết mâu thuẫn này, nhà văn có phần lúng túng. Ông để cho Đan Thiềm và Vũ Như Tô cố thanh minh những lỗi lầm...
Về nghệ thuật xây dựng tình huống và xung đột kịch: tác giả tỏ ra khá vững tay. Hai mâu thuẫn đan xen nhau, diễn ra và dần dần được giải quyết sáng sủa, hấp dẫn và hợp lí. Hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô cũng đã được tác giả khắc họa khá rõ nét, chân thực và sống động. Họ có những nét giống nhau: Cùng yêu thích cái đẹp, khao khát sáng tạo cải đẹp, mong muốn đem tài năng xây dựng cho đất nước những công trình nghệ thuật vĩ đại, làm vinh dự cho đất nước. Họ sống trong sạch, quý trọng nhau, bởi họ có ước mơ, khát vọng giống nhau. Là tri kỉ của nhau, nên khi bọn cung nữ và quân khởi loạn nói xấu họ, cả hai cùng khẳng khái phê phán, đấu tranh với chúng, bảo vệ cho nhau.
Tuy vậy, hai người vẫn có những nét khác nhau. Đan Thiềm tuy là một cung nữ, nhưng đã vượt lên trên thân phận để mến trọng cái đẹp, tài năng, khao khát đất nước mình được rạng danh. Nàng quý trọng Vũ Như Tô, luôn động viên và bảo vệ Vũ, như quý trọng nghệ thuật, bảo vệ người nghệ sĩ, bảo vệ cái đẹp. Do đó từ đầu đến cuối màn kịch, Đan Thiềm cố khuyên Vũ chạy trốn bằng những lời nói thật dịu dàng tha thiết. Trước bọn cung nữ tầm thường và bọn khởi loạn tàn ác, nàng rất hiên ngang và khẳng khai nhận hết tội về mình, để cứu Vũ. Không được, Đan Thiềm đã thanh thản đi vào cái chết, không một lời ân hận, van xin. Người cung nữ ấy đã sống và chết thật đẹp. Hình tượng nhân vật có tâm trạng và tính cách biến đổi, linh hoạt.
Vũ Như Tô: Ông thợ cả, người kiến trúc sư, nhà nghệ sĩ có tài năng và khát vọng cao đẹp. Ở màn kịch này, Vũ hiện lên như một con người cứng rắn, trước sau không thay đổi. Đan Thiềm khuyên ông chạy trốn, ông không nghe. Bọn khởi loạn nói xấu ông với Đan Thiềm, rồi kết tội ông là thủ phạm mọi tội ác, ông thẳng thắn đấu tranh lại. Thấy Đan Thiềm quỳ lạy Ngô Hạch, Vũ phê phán “sao bà lần thân thể, lạy cả một đứa tiểu nhân”. Thầy Ngô Hạch hung hăng, Vũ mắng: “Mi thực là tên bỉ ổi...”. Trước cường quyền và bạo lực, người nghệ sĩ ấy không cúi đầu. Trước cái chết đang đe dọa, Vũ vẫn say mê ôm một hòại bão đẹp. Khi Đan Thiềm đã bị bắt đi, khi Ngô Hạch và quân sĩ xông vào troi, Vũ vẫn hi vọng phân trần, giảng giải để người đời biết rõ nguyện vọng. Ông nói: “Ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa dài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với Hóa Công”. Có thể nói, nếu Đan Thiềm được khắc họa với những diễn biến tâm trạng, tỉnh cách linh hoạt, mềm dẻo, biến hóa, thì Vũ Như Tô trước sau là một tính cách rắn rỏi, bất biến, bất khuất, hiên ngang, sống đam mê trong hoài bão vì cái đẹp, vì một tình yêu lớn, yêu Tổ quốc và yêu sự nghiệp sáng tạo cái đẹp. Vũ nói: “Đời ta không quý bằng Cửu Trùng đài". Chỉ đến khi thấy Cửu Trùng đài bị đốt, Vũ mới đau khổ thốt lên. “Ôi mộng lớn, thôi thế là hết...” và hiên ngang đi ra pháp trường.
Có thể nói, tuy có những nét giống, hoặc khác nhau, hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô thực chất chỉ là một cái tôi trữ tình của Nguyễn Huy Tưởng, tác giả vở kịch. Vũ Như Tô là biểu tượng cho quan điểm nghệ thuật, khát vọng cái đẹp thuần túy (nghệ thuật vị nghệ thuật) của nhà văn. Cái kết cục của cuộc đời Vũ Như Tô là một tất yếu. Bi kịch của Vũ được giải quyết dứt khoát, thiên về lí trí. Đan Thiềm là phần tình cảm, phần mộng mơ, chan chứa những yêu thương, bao dung, khao khát của Nguyễn Huy Tưởng đối với quan điểm nghệ thuật cũng như với chính cuộc đời các nghệ sĩ. Do đó, nhân vật này thật linh hoạt, đầy những trăn trở, đau đớn... Số phận Đan Thiềm tuy kết thúc ở con đường đi vào cái chết nhưng dường như tình cảm, khát vọng của nàng vẫn vấn vương, lưu luyến trong sự trắc ẩn, nuối tiếc của nhà văn. Chính Nguyễn Huy Tưởng đã ghi rõ ở phần đề từ của vở kịch: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiểm”... Những tiến bộ và một phần còn hạn chế trong tư tưởng, tình cảm của nhà văn được bộc lộ tập trung ở hình tượng hai nhân vật rất đặc sắc này của vở kịch.
Hồi kịch Một cung cấm tập trung biểu hiện rõ nhất nội dung cảm hứng của vở kịch. Qua màn kịch, nhà văn chỉ rõ: Những kẻ nào đi ngược lại quyền lợi của nhân dân (kể cả bọn vua quan trụy lạc lẫn người nghệ sĩ lạc đường) tất yếu sẽ bị trừng phạt, phải trả giá đau đớn. Tuy vậy, đối với người nghệ sĩ, chúng ta vẫn cảm thông, trân trọng, vì trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ khát vọng đẹp, luôn hiên ngang, bất khuất trước bạo lực. Hồi kịch cũng tiêu biểu cho nghệ thuật của vở kịch. Tình huống, xung đột căng thẳng, khẩn trương, hợp lí và hấp dẫn. Nhân vật có tính cách, tâm trạng được bộc lộ rõ trong lời thoại ngắn gọn. Không khí sân khấu sôi động hài hòa bên trong và những vang dội của bên ngoài, như hiện thực cuộc sống biểu hiện trước mặt khán giả.