Dàn ý

1. Mở bài

- Trong cuộc sống hàng ngày, trong mối quan hệ giữa người với người đôi khi có những điều không vừa lòng nhau, xích mích. Ta phải có thái độ như thế nào?

- Ông cha có dạy: “Ngậm máu phun người ắt dơ miệng mình”.

- Câu tục ngữ nhắc ta không nên nói xấu, hãm hại người khác.

2. Thân bài:

a. Giải thích

Nội dung câu nói: Máu là chất lỏng khi còn lưu thông trong cơ thể là chất dinh dưỡng. Nếu ra khỏi cơ thể trở thành chất bẩn. Khi ta muốn làm cho người khác vấy máu bẩn thì chính ta là người bị vấy bẩn trước. Câu tục ngữ muốn nêu lên một vấn đề: Nói xấu người khác tức là ta là người xấu.

b. Khẳng định giá trị, ý nghĩa

- Nếu vì sự bất bình, mất quyền lợi mà ta cố tình hãm hại hay nói xấu nhằm hạ tuy tín, danh dự của người khác thì đó là điều không nên. Bởi lẽ người nghe sẽ nhận định và đánh giá chúng ta. Người tốt là người không biết nói xấu người khác.

c. Mở rộng vấn đề, nêu suy nghĩ, liên hệ cuộc sống.

- Ta cần phân biệt giữa nói xấu, nói lên và nói ngoa. Nói xấu là “chuyện ít xích nhiều”. “Nói ngoa” là nói sai sự thật, bịa chuyện. Nói xấu, nói lén gây mất đoàn kết. Nói ngoa gây tác hại trầm trọng hơn đôi khi dẫn đến những hậu quả không lường được. Cả hai cách nói đều là thói hư, tật xấu cần phải tránh những kẻ “ngồi lê đôi mách” “ăn cơm nhà nói chuyện hàng xóm” đáng chỉ trích.

- Ta nên thẳng thắn mạnh dạn góp ý, trình bày quan niệm của mình khi có những bất đồng để cùng nhau xây dựng tốt đẹp tình cảm nhau, tình đoàn kết nhau. Nhất là trong lớp, trong trường, trong các đoàn thể, trong địa phương.

- Lời khuyên dạy trên có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng cuộc sống tốt đẹp từ trong gia đình đến ngòai xã hội. Đây cũng là nhân cách của con người có văn hóa.

3. Kết bài

“Ngậm máu phun người ắt dơ miệng mình” là lời khuyên dạy mọi người nên sống đoàn kết, thành thực trong quan hệ giữa người với người để xây dựng một xã hội văn minh lịch sự.