Bài làm

Thương vợ được xem là một trong những bài xuất sắc nhất trong mảng thơ lớn viết về người vợ của Tú Xương và của văn học trung đại Việt Nam. Thơ viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khóc vợ khi người bạn trăm năm của mình qua đời. Bà Tú Xương dù có phải làm thân cò lặn lội nhưng bà lại có một niềm hạnh phúc mà bạo kiếp người vợ xưa không có được, đó là bước vào thời ca của ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp người phụ nữ - bà Tú.

Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vảm lam lũ gợi lên qua thời gian, địa điểm.

Quanh năm buôn bán ở mom sông.

Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù nắng hay mưa, dù ẩm hay lạnh. Quanh năm còn có nghĩa năm này tiếp năm khác, đến chóng mặt, đến rã rời chứ không phải chỉ một năm. Còn địa điểm bà Tú buôn bán là mom sống, cái dại đất nhô ra ngoài sông ấy chính là ngọn sóng, trắc trở, bà Tú phải vật lộn. Hình ảnh bà Tú tần tảo, tất bật, ngược xuôi:

Lặn lội thân có khi quãng vắng.

Hình ảnh con cò trong ca dao đã tội nghiệp đến hình ảnh con cò trong thơ Tủ Xương còn tội nghiệp hơn. Bởi lẽ con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian, thời gian chứa đầy âu lo nguy hiểm. Cách đảo ngữ, đưa từ lặn lội lên đầu câu (so với câu ca dao Con Cò lặn lội bờ Sông), cách thay từ con cò bằng thân cò làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú, đó còn là sự sáng tạo nghệ thuật của Tú Xương.

Nếu câu thơ thứ ba gợi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú.

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Câu thơ gợi lên cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buổi đò đông là nỗi lo âu, nguy hiểm không kém phần so với khi quãng vắng. Buổi đò đông không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn xô đẩy mà còn chứa chất những bất trắc, hiểm nguy. Các cụ xưa chẳng đã từng dặn con, “sông sâu chớ lội, đò đầy chở qua” đó sao.

Hai câu thực đối nhau về từ ngữ: khi quãng vắng > < buổi đò đông, nhưng lại là tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú. Đã vất vả đơn chiếc, lại thêm sự bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn. Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy tình cảm của Tú Xương với tấm lòng xót thương da diết người vợ tảo tần.

Cuộc sống vất vả gian truân càng làm ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Hình ảnh người phụ nữ đảm đang tháo vát cử hiện rõ dần:

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Như vậy Bà Tủ nuôi đủ sáu người. Chúng ta thấy thấp thoáng nụ cười tự hào của nhà thơ qua cách tính đếm của ông: Năm con với một chồng. Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chứa chất bao tình ý. Từ đủ trong nuôi đủ vừa nói về số lượng, vừa nói về chất lượng. Vậy là đầu gánh này một ông chồng nặng bằng đầu gảnh kia năm đứa con.

Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hi sinh hết mực của vợ:

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Nắng mưa chỉ sự vất vả, năm, mười về số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo trong câu thơ năm nắng mười mưa. Vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên ít mà nợ nhiều duyên một mà nợ đến hai. Bởi thế ông nói:

Một duyên hai nợ âu đành phần

Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên. Ông chửi thói đời bạc bẽo vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tủ phải khổ. Nhưng Tú Xương cũng không đổ vấy cho thói đời. Sự hờ hững của ông đối với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Câu thơ Tú Xương tự rủa mát mình cũng là lời tự phán xét, tự lên án.

Có chồng hờ hững cũng như không.

Ở cái thời mà xã hội phong kiến đối xử với người phụ nữ theo kiểu xuất giá tòng phu, phu xướng, phụ tùy thế mà có một nhà nho - Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự nhận mình là quan ăn lương vợ. Không những đã biết nhận ra thiếu xót, mà còn dám tự nhận khiếm khuyết. Một con người như thể chẳng dũng khí lắm sao. Một nhân cách như thế chẳng đẹp lắm sao,

Đọc bài thơ, ta càng cảm nhận sự sâu sắc trong từng câu chữ. Đây thời cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp nhân bản trong hồn thơ Tú Xương. Ông không chỉ dám bày tỏ tình cảm với người vợ “năm nắng mười mưa dám quản công” của mình mà còn ơn vợ, còn lên án thời đại bạc bẽo và cảm thông tận cùng với kiếp đàn bà trong xã hội phong kiến. Thương Vợ của Tú Xương thực sự là những vần thơ mới mẻ trong văn học trung đại.