Bài làm

Nhật kí trong tù là tập thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch, tại Quảng Tây Trung Quốc, từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. Bạo lực và “xích xiềng không khoá nổi lời ca”, lời ca từ chốn ngục tù, lời ca tự do... Tập thơ gồm có “trăm bài trăm ý đẹp, không chỉ là “vần thơ thép” mà còn mang vẻ đẹp “bát ngát tình” như thi sĩ Hoàng Trung Thông đã ca ngợi.

Cải tình bát ngát mênh mông trong Nhật kí trong tù là cái chân tình của người chiến sĩ cách mạng, là tâm hồn đẹp của nhà thơ Hồ Chí Minh, tuy sống trong đoạ đầy khổ ải, nhưng trái tim Người vẫn thiết tha gắn bó với đất nước thân yêu, với đồng loại nhất là những con người đau khổ, chan hoà với “mây, gió, yêu trăng, hoa, tuyết, núi, sông”. Cải tình bát ngát ấy là “yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa” (Hoàng Trung Thông). Cải “bát ngát tình” ấy đã tạo nên hồn thơ Ngục trung nhật kí... mà “thơ bay... cánh hạc ung dung” (Tô Hữu).

Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất, sâu sắc nhất của Hồ Chí Minh. Suốt đời, Người “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do. Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành”.

Bài Ốm nặng như chứa đầy lệ, những dòng lệ xót thương đất nước trong cảnh lầm than:

“Ngoại cảm” trời Hoa cơn nóng lạnh

“Nội thương” đất Việt cảnh lầm than

Ở tù mắc bệnh càng cay đắng

Đáng khóc mà ta cử hát tràn.

Bị tù tội nơi xa xứ, lại bị ốm nặng, nỗi đau khổ như nhân lên nghìn vạn lần. Nỗi đau riêng của thân mình, với Bác có đáng kể chi! Bác đau đớn, đau khổ vô cùng khi nghĩ đến cảnh lầm than của dân tộc. Bao nhiêu lệ đã tuôn trào... Bài thơ chữ Hán, câu nào cũng có chữ nói lên nỗi đau vì nước, vì dân trước thảm hoạ bị ngoại bang nô dịch: chữ “cảm” (câu 1), chữ thương” (câu 2), chữ “tận khổ” (câu 3), chữ “thống khốc” (câu 4), "ốm nặng” bát ngát tình yêu nước, thương dân là thế!

Bài thơ Không ngủ được nói lên nỗi thao thức và giấc mộng đẹp trong một đêm dài giữa chốn tù ngục:

Một canh... hai canh... lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cảnh mộng hồn quanh.

Thời gian trôi đi nặng nề, lê thê trong ngục tối. Quá nửa đêm (canh ba) mà Bác vẫn “trằn trọc, băn khoăn”, không sao ngủ được. Đến canh năm (gần sáng) “vừa chợp mắt” được trong khoảnh khắc, tức thì “Mộng hồn hoàn nhiều ngũ tiêm tinh”. (Hồn mộng đã quẩn quanh nơi ngôi sao năm cánh). “Ngôi sao năm cánh” tượng trưng cho hình ảnh Tổ quốc thân yêu. Cả bài thơ là tình nhở nước, thương dân vô bờ bến, phản ánh một tâm trạng “đêm mơ ước, ngày thấy hình ảnh của nước” (Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên).

Trong tâm hồn người chiến sĩ vĩ đại, hình ảnh “Tổ quốc” và “cố hương” luôn luôn hiện lên day dứt, nhắc nhở khôn nguôi. Xa nước càng nhớ nước, xa quê càng nhớ quê, “bốn phía nhìn không bóng một hàng tre”. “Tức cảnh” là bài tử tuyệt thể hiện cảm hứng yêu nước, yêu quê hương thiết tha nhất:

...Tổ quốc chung niên vô tin tức

Cố hương mỗi nhật vọng hồi âm.

(Năm tròn cố quốc tăm hơn vắng

Tin tức bên nhà bữa bữa trông)

Hai chữ “chung niên” và “mỗi nhật” nói lên nỗi nhớ nước, nhớ quê triền miên, day dứt suốt đêm ngày, năm tháng. Chữ “vọng” diễn tả cải đăm đắm hướng về cố quốc, cố hương. Cổ quốc dù xa nghìn trùng mà lòng vẫn hướng về (tâm hoài cố quốc) với bao giấc mộng và mối sầu vương vấn như ngàn vạn mối tơ. Tình cảm thiêng liêng ấy đã buộc chặt tâm tâm hồn người chiến sĩ vĩ đại trong cảnh đoạ đầy xa xứ với hồn thiêng sông núi. Người xưa thì “nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc”, còn Bác thì đã “hoà lệ thành thơ tả nỗi này”:

Tâm hoài cố quốc thiên đường lộ

Mộng nhiễu tân sầu, vạn lũ ti

(nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ

Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay).

(Đêm thu)

Trái tim của Bác lúc nào cũng bồn chồn nhớ quê nhở nước “tin tức bên nhà bữa bữa trông”. Nằm trong ngục tối suốt năm canh thao thức nhớ nước, lúc mới ra tù lại càng nhớ nước, nhở bạn vô cùng:

Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh

Trông lại trời Nam nhở bạn xưa.

(Mới ra tù, học leo núi)

Vần thơ nhớ nước, nhở bạn còn kín đáo gửi gắm một hứa hẹn ngày trở lại Tổ quốc thân yêu, để cùng nhân dân đứng lên “chặt xiềng, phá Xích, giành lại non sông”.

Càng yêu nước bao nhiêu, Bác Hồ càng thương người bấy nhiêu! “Bác ơi tim Bác mênh mông thế - Ôm cả non sông mọi kiếp người” (Tố Hữu). Con người đau khổ, bất hạnh trong chốn ngục tù được Bác cảm thông, chia sẻ... Bác đau cùng nỗi đau, Bác nhở cùng nỗi nhớ, nhớ quê, nhở gia đình... cùng các “bạn hữu”. Bác xúc động khi nghe tiếng sáo buồn “tư hương khúc” trong ngục tối:

Bỗng nghe trong ngục sảo vi vu

Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu

Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi

Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.

(Người bạn tù thổi sáo)

Một tiếng đã gắn bó những tâm hồn đau khổ với nhau trong một tình đời vô hạn cảm: Người chiến sĩ cách mạng nhở nước mà thương người bạn tù nhớ quê, nhở gia đình vợ con... Người bạn tù thổi sáo là một bài thơ “bát ngát tình” - mênh mông tình nhân ái.

Nghe một tiếng khóc thảm thương của một em bé Trung Hoa vừa nửa tuổi lòng Bác xúc động như nghe tiếng kêu thương của một em bé Việt Nam trong cảnh đoạ đày:... “nên nỗi thân em vừa nửa tuổi - Phải theo mẹ đến ở nhà pha” (Cháu bé trong ngục Tân Dương). Bài thơ Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng có âm điệu não nùng thể thiết. Có nỗi đau cách biệt âm dương đối đường phu, thiếp. Có nỗi buồn lẻ bóng, cô đơn. Có nỗi xót xa thương tiếc người chồng quá cố. Môi trường liên tưởng mênh mông về nỗi đau sinh, li, tử, biệt ở đời:

Hỡi ơi, chàng hỡi, hỡi chàng ơi!

Cơ sự vì sao vội lánh đời?

Để thiếp từ nay sao thấy được

Con người tâm ý hợp mười mươi.

Thương cho nỗi đau của đồng loại, cảm thương với bất hạnh của đồng loại, ấy là tình nhân đạo. Bác thương một người bạn tù chết trong cảnh đói rét, da bọc xương, nằm co quắp trong ngục tối. Cái chết của người bạn tù được Bác ghi lại bằng những vần thơ ai điếu thẩm đầy lệ, thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết vô cùng:

Thân anh da bọc lấy xương

Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi:

Đêm qua còn ngủ bên tôi

Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!.

(Một người tù cờ bạc “chết cứng")

Thơ Bác “bát ngát tình” vì bên cạnh tình thương còn có tấm lòng trân trọng những phẩm giá, những giá trị của đồng loại. Đi trên con đường, Bác nhở tới những phu làm đường với tình cảm “uống nước nhớ nguồn”:

Dãi gió, dầm mưa chẳng nghỉ ngơi

Phu đường vất vả lắm ai ơi!

Ngựa xe, hành khách thường qua lại

Biết cảm ơn anh được mấy người?.

(Phu làm đường)

Bài thơ như một lời nhắc khẽ mà thấm thía, đừng nên dửng dưng, vô tình trong cuộc sống. Cái gốc của thơ là tình cảm. Cái đẹp của thơ là tình. Nhớ nước, thương người là tình. Còn có tình yêu có hoa, yêu tạo vật. Thơ tù của Bác vẫn tràn đầy ảnh trăng tròn và lung linh sáng. Vì yêu tự do nên càng yêu trăng:

Chẳng được tự do và thưởng nguyệt

Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.

(Trung thu - 2)

Ngắm trăng là một bài thơ trắng tuyệt tác thể hiện tình yêu thiên nhiên dào dạt. Không rượu, không hoa, vẫn ngắm trăng. Bị cùm trói vẫn ngắm trăng, ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Trăng là bạn tri âm, trăng với thi sĩ Hồ Chí Minh "đối diện đàm tâm”. Trăng sáng quá, lòng Bác thanh cao quả!. “Ngắm trăng” là bài thơ “bát ngát tình”! Người đã giao hoà cùng trắng chan hoà với thiên nhiên đẹp. Một phong thái ung dung, một cốt cách tự do, một tâm hồn thi sĩ:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa, ngắm nhà thơ.

Mặt trời xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh đầy ấn tượng, như ánh sáng của tự do vừa chói lọi, vừa ấm áp.

“Trong ngục giờ đây còn tối mịt

ánh hồng trước mặt đã bừng soi”.

(Buổi sớm - 1)

Có cảnh rạng đông tráng lệ. Một màu hồng toả sáng phương đông. Hơi ấm bao la trùm vũ trụ. Người chiến sĩ cách mạng trên đường khổ ải lưu đầy đang trở thành nhà thơ đi đón rạng đông. Thi hứng dâng lên dào dạt. Tứ thơ vận động từ đêm thu lạnh lẽo đến một rạng đông bừng sáng, ấm áp. Người chiến sĩ vĩ đại đang hướng về vầng dương, hướng về tương lai tươi sáng với tất cả tinh thần lạc quan, yêu đời và yêu tạo vật:

“Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng

Bóng tối đêm tàn sớm sạch không

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ

Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”.

(Giải đi sớm - 2)

Bài thơ Trời hửng là bài thơ vui, bài thơ hay, bài thơ đẹp trong Nhật kí trong tù tiêu biểu nhất cho tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hồ Chí Minh:

Sự vật vần xoay đã định sẵn

Hết mưa là nắng hửng lên thôi.

Đất trời một thoáng thu màn ướt

Sông núi muôn trùng trải gấm phơi

Trời ấm, hoa cười chào gió nhẹ

Cây cao, chim hót rộn cành tươi

Người cùng vạn vật đều phơi phới

Hết khổ là vui vốn lẽ đời.

(Nam Trân dịch)

Đây là bài thơ số 132 viết mấy ngày trước khi Người giành được tự do, thoát khỏi chốn tù ngục. Giọng thơ rộn ràng: “Hết mưa là nắng nhưng lên thôi... Hết khổ là vui vốn lẽ đời”. Trời đầy nắng ấm. Có gió nhẹ và hoa cười, có cành. tươi và chim hót. Đất trời thì cởi bộ áo ướt. Sông núi trải dài muôn dặm như “trải gầm phơi”. Thị sĩ như đang mở rộng tâm hồn say mê ngắm nhìn bức tranh màu thiên nhiên rực rỡ. Trời hửng được viết bằng cảm hứng tự do và cảm hứng thiên nhiên trữ tình, một bài thơ “bát ngát tình”. Ta như chia sẻ niềm vui với Bác, cùng ngắm nhìn không gian nghệ thuật tươi sáng, lắng nghe tiếng hoa cười và chim hót với nhà thơ.

Nhật kí trong tù trước hết là khúc ca về tự do. Nó còn là một tiếng thơ “bát ngát tình”. Một trái tim chan chứa yêu thương. Một tâm hồn lộng gió tự do và thời đại “thân thể ở trong lao - tinh thần ở ngoài lao” vô cùng phong phú và trong sáng: “Bác sống như trời đất của ta - Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa...” Những vần thơ “bát ngát tình” của Hồ Chí Minh lại mang vẻ đẹp hàm súc, gỗ điển như gió phong lan tươi thắm và ngát hương nở mãi trong lòng nhân dân ta và trên mọi miền đất nước “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn...” (Tố Hữu).