Bài làm
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đúng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường để cỏ non tràn biếc có
Đàn sáo đen sà xuống mộ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay xa
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cái cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
Chúng ta hãy tưởng tượng sẽ ra sao nếu gương mặt Thơ mới 1932 - 1945 thiếu vắng Bức tranh quê của Anh thơ, thiếu vắng những sáng tác của Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ? Chắc hẳn sẽ mất đi một mảng sắc màu thú vị.
Bên cạnh bao bậc đàn anh đang tạo nên sự đa thanh, đa giọng điệu cho Thơ mới hồi bấy giờ. Anh Thơ đã đem đến một tiếng thở điềm nhiên, có phần dửng dưng, bình tĩnh. Nữ sĩ đã làm dịu tâm hồn người đọc bằng cách đưa họ về với những bức tranh quê yên bình, trong đó như ngưng đọng nhịp sống thong thả ngàn đời của người nông dân Việt Nam. Cái nóng nguội bớt nhờ cái lạnh. Thủ mộng ảo, nỗi thương vay nhớ hờ giảm đi chút nào nhờ cải thực, nhờ sự gần gũi xung quanh.
Ba khổ thơ của Chiều Xuân là một bức tranh quê cỡ lớn với ba khoảng không gian rất đặc trưng. Các khoảng không gian gian (hay các bức tranh nhỏ) này được xác định rõ ràng bằng ba trạng ngữ chỉ nơi chốn: “trên bến vắng”, “ngoài đường đế”, “trong ruộng lúa”. Ba mươi bài của tập Bức tranh quê được viết đều đặn trong ba mươi ngày, vào một khoảng thời gian cố định (mỗi buổi trưa), được chia đề tài theo hướng định sẵn: “Làm tả cảnh bốn mùa, cảnh mưa nắng, cảnh lụt, cảnh hạn, tả phiên chợ, đám cưới, đám ma, ngày hội, ngày Tết... Cứ nghĩ đến đâu, thích cảnh gì, làm một bài thơ tả cảnh ấy. Làm rất nhanh...” (Hồi kí Từ bến sông Thương - Anh Thơ). Lối sáng tác thơ “thủ công nghiệp”, theo “thao tác dàn bài” ấy đã in sâu vào dung mạo bố cục từng bài thơ. Phần lớn các bài thơ trong bức tranh quê đều gồm ba khô, là sự hợp tạo, chung cộng của ba bức hoạ nhỏ được xác định khá minh bạch bằng từng trang ngữ chỉ không gian.
Khi bố cục như thế, sự hay dở của bài thơ tuỳ thuộc vào đầu óc quan sát, vào tình người gửi trong cảnh vật. Các bức tranh trong Chiều xuân chứng tỏ một khiếu quan sát tinh tế, nhạy bén và gợi ở người đọc những rung cảm chân thành, trong sáng với thiên nhiên cuộc sống làng quê. Đây là thiên nhiên của nông thôn Việt Nam, hơn thế của vùng đồng bằng Bắc Bộ chứ không thể ở nơi nào khác. Ở đâu có nữa những “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng”, những “chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”. Ở đâu có nữa “Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”, “Ngoài đường để cỏ non tràn biếc cỏ”, những “Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra”, “Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng”. Và ở đâu có những cô nàng yếm thắm đang lặng lẽ “Cúi cuốn vào cỏ ruộng sắp ra hoa”... Chiều xuân mang nhịp sống thong thả, yên bình dường như cố hữu của phương thức sản xuất nông nghiệp phong kiến chứ không chất chứa tiếng trông thức thuế dồn sưu, không vang động tiếng kêu trời oan ức của những người nông dân nghèo bị áp bức trong nhiều tác phẩm hiện thực phê phán, ấy là sự thản nhiên của Anh Thơ - thản nhiên gạt ra ngoài những ồn ào, các chấn động mạnh mà tìm đến những gì tĩnh lặng, trong sáng. Hãy chú ý đến hệ thống từ ngữ, nhất là các từ láy trong bài thơ - tất cả đều gợi nên cảm giác êm đêm, tĩnh lặng ấy: êm đềm, bến vắng, biếng lười nằm, im lìm, vắng lặng, vui vơ, rập rờn, thong thả... Những chữ ấy tạo nên không khí lắng dịu của buổi chiều xuân. Cũng như có khi chỉ tả ít bông hoa mướp, một lũ chuồn chuồn mà Anh Thơ gợi nên cả cái không khí thu:
Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.
Khiếu quan sát tinh tế ấy cùng tâm hồn gắn bó với cuộc sống thôn quê đã giúp Anh Thơ viết nên không ít vần thơ diễn tả sinh động cảnh và tình trong cảnh. Điều đáng quý là những bức tranh quê của Anh Thơ đều là kết quả của sự quan sát, từng trải, đều là những cảnh gần gũi xung quanh chứ không mang tính ước lệ khuôn sáo. Hình ảnh mưa xuân đổ bụi, con đò bến nước, hình ảnh những chùm hoa xoan “lớp lớp rụng với đầy”, những cánh bướm rập rờn trôi... ta cũng bắt gặp trong nhiều bài thơ của Nguyễn Bính - một ngòi bút rất tài tình khi khơi dậy cái hồn quê, tình quê.
Không náo nhiệt, ồn ào. Không vất vả, lam lũ. Càng không nức nở, quần quại dưới ách cai trị của địa chủ phong kiến, thực dân. Nghĩa là tước đi cải màu sắc hiện thực về xã hội nông thôn đương thời. Ngòi bút Anh Thơ dựng nên một thế giới quê tĩnh lặng, thanh thản, nhiều khi mang tâm trạng ngẩn ngơ, một chút buồn vu vơ của tâm hồn thị nhân, Chiều xuân cũng thể: Nó gợi trong ta cảm giác về sự ngưng đọng, bất biển. Cái cô nàng yếm thắm đang cào có ruộng nào đó chỉ khẽ giật mình một chút thôi (và sự giật mình như thế không nhiều trong bức tranh quế). Màu sắc ở đây không chín ứng, không thắm, âm thanh ở đây không “vắt vẻo”, hồn nhiên như trong Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử. Ngay sắc có trong bài thơ này cũng khác nhau: “Sóng cỏ xanh tươi gợn đến trời” lớp lớp dâng đầy mảnh liệt chứ không vô tâm, bằng phẳng như "ngoài đường để cỏ non tràn biếc cỏ”. Mùa xuân chín vẽ nên cái đẹp tươi thắm, rực rỡ mà mong manh trong tâm trạng thấp thỏm nhìn tới ngày mai và bâng khuâng ngoái về quá khứ. Chiều xuân phác hoạ một thế giới bình ổn bằng những gam màu dịu mát.
Nghĩ lại thời làm thơ trước Cách mạng, Anh Thơ khiêm tốn nhận mình “chỉ là người em gái út của phong trào Thơ mới”. Tác giả Bức tranh quê ví tập thơ này của mình chỉ là bông hoa đồng nội bé nhỏ và khiêm nhường trước những sắc hương rực rỡ và thơm ngát của những bông hồng, bông cúc đại đoá, phù dung sáng chói. Nhưng biết đâu, vì đã nhìn lắm thứ hoa rực rỡ sắc hương nên người ta lại để ý đến bông hoa đồng nội. Biết đâu, lẫn vào giữa nhịp sống bon chen, hối hả ở chốn thị thành nhiều khi người ta lại thèm muốn trở về với “con người nhà quê” vốn ẩn sâu trong mình, lại có nhu cầu để tâm hồn thăng bằng, thư giãn. Phải chăng, đó cũng là một lí do để Tự Lực văn đoàn trao giải thưởng về thơ năm 1939 cho Bức tranh quê.