Bài làm

Việc nhận trát mời vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán, dưới con mắt của ai đó thì là vận hội "nghìn năm có một", là "tiền đổ muôn dặm", là "vận đỏ"; còn với Lê Hữu Trác là sự "phụ tình hoa cỏ chốn núi non", là sự "mắc lụy về danh". Ông nghĩ "một đại danh lợi, phó mặc cho dòng trôi, ngày tháng rong chơi chốn danh lợi, nhưng cái thân lại vướng vào vòng lợi danh. Chỉ vì mình không thể là một kẻ đi ở ẩn thực kĩ nên mới đến nông nỗi như thế này". Chính vì vậy mà ông "lo sợ vô cùng, người cứ ngẩn như ngơ mất nửa giờ", "rầu rĩ cả buổi” và suốt đêm đó cứ "canh cánh trong lòng không sao ngủ được". Bằng sự chiêm nghiệm của bản thân, người sĩ phu ấy nhận ra một sự thật chua chát là: “Cây nọ vì có hoa mà bị người ta ngắt hái - con người vì danh suông mà mắc lụy về danh". Qua những tâm trạng trên đây của Lê Hữu Trác, chúng ta nhận ra cái tâm trạng ki bịch của ông.

Trong tình cảnh đạo tàn, vận mệnh dân tộc ngả nghiêng, nghiêng ngả, cũng như nhiều trị thức phong kiến khác, Lê Hữu Trác biết rằng "xuất" là không "đắc lợi thiên hạ", ông đã chọn con đường "xử... độc thiện kì thân". Ông trở về chốn núi rừng Hương Sơn, Hà Tĩnh thung dung làm bạn với gió trăng, muông thú, tu dưỡng tinh thần, nghiên cứu y thuật, làm thuốc chữa bệnh cứu dân. Như thế ông đâu có nhàn. Ông chỉ nhàn bởi không phải lăn lộn đến trầy da sầy trán để cầu danh, không phải bon chen với miếng công hầu. Nơi ông, cái tâm vẫn hướng về vận mệnh của dân tộc, của muôn dân. Lê Hữu Trác chỉ tìm sự thanh thản chứ không có kiếm sự lười nhác. Vì vậy, ông đã giật mình, đã buồn chán khi thấy bóng nha lại mang lệnh triều đình đến nhà. Điều ông sợ đâu phải vì kém tài, kém đức mà sợ vì lại phải vướng vào tai họa "lầm đường sợ chẳng có xe đua". Do đó, ông mới dằn vặt, giằng xé suy tư khổ sở đến như vậy, để rồi táo bạo đem so sánh cái ơn trị ngộ của Chúa Thượng gọi về triều với hiện tượng "cây nọ vì có hoa nên bị người ta ngắt hái". Qua tâm tư tình cảm của Lê Hữu Trác, chúng ta thấy đã xa rồi cái thời hào quang của xã hội phong kiến, lời hiệu triệu hiền tài của vị quân vương như một lực hút hướng tâm đối với các nhà nho, và cũng đã xa rồi cái thời bị vua bỏ không dùng phải về ở ẩn thì thao thức nhở vua không dứt, canh cánh bên lòng một nỗi đau vì không được đem tài năng, trí lực để giúp rập "chốn triều đình" như tâm trạng của Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV. Xã hội phong kiến thời Lê Hữu Trác quá nứt rạn, rối ren, một nhà mấy chủ. Khuynh hướng "li tâm" đã rõ từ "cái nhàn" ung dung tự tại: "Trăng thanh gió mát là tương thức/ Nước biếc non xanh ấy cố tri" của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì đến đây càng rõ ràng hơn nhiều và có mức độ cao hơn. Cũng cùng là được vời vào kinh, Nguyễn Trãi đang sống giữa mây núi Côn Sơn lại "cảm mà chảy nước mắt" với dâng "biểu tạ ơn", hết lời ngợi ca "chín trùng lồng lộng ơn trên" đã "thương thần như ngựa đến tuổi già còn ham rong ruổi, cho thần như thông qua năm rét càng dày dạn sương tuyết"; còn Lê Hữu Trác cho là điều "cực sợ" cứ "ngớ ngẩn, rầu rĩ". Qua tâm trạng tơ vò trăm mối và thái độ bất tuân của Lê Hữu Trác, ta thấy được không chỉ sự bế tắc, rêu rã của xã hội phong kiến thời Lê mặt mà còn thấy đã có một hố sâu ngăn cách giữa những người tài hoa (như lực lượng bị áp bức, tước đoạt) với những kẻ thống trị phong kiến. Ngoài ra tâm trạng ấy còn hé mở một tinh thần, một ý thức bảo vệ quyền tự do của tài năng, nhân cách con người trong cơn dâu bể. Có hiểu như vậy, chúng ta mới cảm thông, trân trọng với tâm sự của Lê Hữu Trác trong Thượng kinh kí sự này.

Nhưng rồi sau một đêm trằn trọc, người trí thức phong kiến ấy vẫn phải vâng mệnh. Nhà danh y Lê Hữu Trác tuân lệnh Chúa Trịnh lên kinh bằng sự an ủi rằng lên kinh còn để tìm cách in bộ Y tông tâm lĩnh mà ông dồn nhiều công sức viết ra để gửi lại cho đời sau. Động cơ lên kinh của Lê Hữu Trác còn bởi một sự ràng buộc khác nữa. Dù sao Lê Hữu Trác vẫn mang trong mình ý thức Nho giáo mà tinh thần chung của Nho giáo là chủ trương con người phải sống có trách nhiệm đối với đời. Mặt khác, như trên đã nói, dù có lánh trốn bụi trần "lao xao xe ngựa" thì ông vẫn đặt mình trong quan hệ với cộng đồng để say với đạo cứu đời. Cho nên trong điểm sáng tâm linh của ông, cải tâm dù không hướng về đạo lí thánh hiền thì nó lại hướng mạnh về nhân dân. Chính việc đặt mình trong mối quan hệ với nhân dân đã khiến cho Lê Hữu Trác không thể thanh thản trong vai một ẩn sĩ lánh đời. Trên chặng đường dài tới Thăng Long, Lê Hữu Trác đã phả nỗi ưu phiền cùng tâm sự sâu kín của mình vào cảnh sắc thiên nhiên đất nước, vì thế tâm hồn ông cũng thanh thản phần nào. Nhưng khi đặt chân tới kinh - đặc biệt khi bước chân vào phủ chúa Trịnh, chứng kiến cuộc sống xa hoa phú quý và gặp gỡ nhiều loại người nơi đây thì trong ông lại tiếp tục nổ ra một cuộc đấu tranh tư tưởng khốc liệt hơn trước rất nhiều. Bây giờ, thực tế tàn nhẫn trước mắt xung đột gay gắt với lí tưởng mà ông đã từng ấp ôm và nguyên thủy chung với nó. Hàng loạt câu hỏi văng vẳng bên tai đòi hỏi Lê Hữu Trác phải lựa chọn trả lời: Tổi đây sẽ hưởng cuộc sống vinh hoa phủ quý hay sẽ nhận thảm trạng cực hình; rồi đây sẽ hưởng cuộc sống tự do khoáng đạt hay sẽ vĩnh viễn mất tự do, phải sống cuộc đời trói buộc ra luồn vào củi... Tất cả những cái đều phụ thuộc vào một hành động dù là nhỏ nhất của ông. Vấn đề "hành - chỉ" - ở hay về của Nho giáo day dứt, giằng xé ông. Tài trí, sự năng động: thái độ phân minh rất cần thiết để ông xử lí cảnh huống này. Trong Lê Hữu Trác, cái tinh thần "quốc gia hữu sự, thất phụ hữu trách (Vì chúa Trịnh dầu sao cũng là trụ cột của nước nhà) xuất hiện, đấu tranh với tinh thần "an bần lạc đạo", vui với mây núi cỏ cây, gần gũi với quần chúng nhân dân. Bước đầu nhà danh y Lê Hữu Trác đã phải "dốc hết cả lòng thành để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình" mà chẩn bệnh, kê đơn bốc thuốc cho Thế tử Trịnh Cản. Cái danh bất hư truyền của một thầy thuốc giỏi y lí đã được chúa Trịnh khẳng định và bạn thưởng. Đến đây con người yêu cuộc sống tự do trong ông lại bừng dậy, ông mất ăn mất ngủ, cả đêm cứ băn khoăn không sao chợp mắt", lo nghĩ tới sự ràng buộc khó bề gỡ nổi. Ông tìm cách thoái thác "cáo ốm không vào nữa". Thế rồi suốt hơn một năm, nhà tri thức phong kiến Lê Hữu Trác đã sống trong tâm trạng hành đạo một cách dùng dằng và ân hận. Nhưng cái đáng quý, cái trân trọng ở ông là tinh thần bền bỉ, âm thầm để đấu tranh với bổng lộc, chức danh bằng nhiều cách: khi thì qua những bài thơ kí thác tâm sự, cháy lên nỗi nhớ chốn hương thôn; khi thì phải giấu tên, giấu tiếng, phải đối chỗ ở, có khi lại bằng thái độ không chịu thích nghi, hòa hợp với lối sống của quyên, khi lại qua tâm trạng hoài cổ lúc đứng giữa đất kinh thành... Tất nhiên có những lúc này, lúc khác ông tỏ ra yếu đuối. Nhưng điều chúng ta ghi nhận ở ông là sự nhạy cảm nhận ra sự mục rỗng, sụp đổ không gì cứu vãn nổi của xã hội phong kiến thời Lê - Trịnh để mà không bị sa ngã trước sự cám dỗ của chức quyền, tiền bạc và đi tới chiến thắng. Đó phải chăng là tinh thần khát khao vươn tới cái đẹp của cuộc đời, là sức trường tồn của lương tri ở một sĩ phu chân chính trước áp đảo của thế lực tối thượng, quyền uy.

Trung thành với nghệ thuật kí sự, Thượng kinh kí sự đã nói được sự thật những cuộc đấu tranh tư tưởng tuy không ồn ào nhưng rất quyết liệt trong chiều sâu tâm khảm của Lê Hữu Trác - một cuộc đấu tranh bền bỉ theo chiều hướng tích cực như mầm cây quyết định vươn ra ánh sáng của vầng dương chân lí. Có lẽ vì thế, tác phẩm có một giá trị nhân sinh đặc biệt và nó gợi lên ở người đọc mọi thời rất nhiều day dứt trăn trở.