Bài làm
Sê-khốp - nhà văn xuất sắc của nền văn học Nga thế kỉ XIX. Nhắc đến Sê-khốp người ta nghĩ ngay đến Căn phòng số đã từng làm chấn động dư luận xã hội Nga, tác phẩm đã đi vào lịch sử văn học Nga và nhân loại như một kiệt tác. Song không chỉ dừng lại ở đó, với hành trình lao động nghệ thuật không mệt mỏi của mình, Sê-khốp đã để lại cho nhân loại nhiều những kiệt tác khác và khi nhắc đến người ta không thể bỏ qua và khẳng định giá trị của truyện Người trong bao.
Đọc Người trong bao có lẽ người đọc nhở mãi hình ảnh của cái bao hữu hình, vô hình mà nhân vật chính Bê-li-cốp mang trong mình. Người đọc có khi tự hỏi vì sao anh ta lại luôn gắn mình trong cái bao đó? Nếu họ không đặt nhân vật vào hoàn cảnh xã hội Nga lúc bấy giờ, đó là những năm 1898 - thời kì mà chế độ nông nô chuyên chế ở Nga đang đi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Đó là những năm tháng cả xã hội Nga chìm đắm trong những cái bao của những chính sách, những chủ trương, những luật lệ, những tư tưởng bị đè nén nhất là những tư tưởng mới bị bóp nghẹt đến khó thở thì khó mà hiểu nổi nhân vật. Là một nhà văn hiện thực, đồng thời còn là một bác sĩ, ở Sê-khốp nổi bật lên tình thương yêu con người sâu sắc và sự hi sinh bản thân vì những tình cảm nhân đạo cao quý. Nhà văn không chỉ lo lắng tìm ra cách trị bệnh về thể xác cho con người mà công còn luôn mong muốn tìm ra liều thuốc giải độc hữu hiệu cho tinh thần con người. Viết truyện Người trong bao nhà văn đang thực hiện cuộc hành trình đầy khó khăn gian khổ. Có lẽ điều này nhà văn đã gặp Lỗ Tấn - nhà văn lỗi lạc, tài ba của đất nước Trung Quốc. Đó chính là sự gặp gỡ của những tư tưởng lớn, cốt cách lớn, của những nhà nhân đạo chủ nghĩa, luôn nâng niu và quý trọng con người, luôn mong muốn con người xuất hiện trong xã hội với đúng nghĩa là con người.
Trong truyện ngắn Người trong bao, Sê-khốp không trực tiếp bộc lộ thái độ và quan điểm của mình. Nhưng bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình - Người trong bao, chúng ta có thể thấy được những thông điệp, những điều mà nhà văn muốn trần thuật cùng với giọng điệu châm biếm, mỉa mai, nhà văn đã khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Bê-li-cốp. Điều nổi bật ở nhân vật này chỉ duy nhất là chữ “sợ” cộng với cái hình hài lúc nào cũng nằm trong cái bọc như một con ốc thụ minh trong vỏ một cách đáng thương, khiến người đọc phải cười chua chát cho cuộc sống thật của những con người. Họ luôn phải bóp méo đi cho hợp với thời cuộc, thậm chí ngã đau đến bỏ mạng như họ vẫn sợ làm trò cười cho thiên hạ. Bê-li-cốp cũng vậy, anh luôn mang bên người những thứ như ô, giày, đồng hồ, ảo... những cái đó đã làm cho nhân vật nổi lên với chân dung biếm họa, hay hình ảnh cái bao được nhắc đi nhắc lại đến mười những trò cười nộp với hai lần. Từ một tập hợp những chi tiết đồ vật lỉnh kỉnh mà anh ta trang bị cho bản thân để rồi người ta phát hiện ra ở hắn khát vọng mãnh liệt thu mình trong vỏ, tạo ra những cái bao để bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng bên ngoài. Hình ảnh cái bao giúp chúng ta có thể thấy rằng đó không chỉ là cái thực mà người ta có thể nhìn thấy, sờ mó được. Nó còn là những cái bao không thể nhìn được bằng mắt thường, Bê-li-cốp luôn lảng tránh sự thực, không dám đối mặt với hiện thực, không dám nhìn nhận hiện thực đúng với bản chất vốn có của nó. Nhân vật luôn lẫn trảnh nó bằng cách ca ngợi quá khứ, ca ngợi những cái không có thực, che giấu những ý nghĩa của mình. Dường như chúng ta còn nhìn thấy đây Raghin - Bác sĩ giám đốc bệnh viện tâm thần, ông bác sĩ này cũng đã làm ngơ trước hiện thực bệnh viện mà cái bệnh viện ô hợp hạng người đó cũng chẳng khác nào cái xã hội Nga thu nhỏ (Căn phòng số).
Người trong bao là hình tượng những con người bất lực trước xã hội, ở xã hội đó con người luôn phải sống một cách sợ sệt, không dám ngẩng đầu, họ phải sống chui lủi. Chính hoàn cảnh xã hội ngột ngạt đó đã đẻ ra những con người hèn nhát, không dám sống là chính mình, luôn mang bên mình những cải bao không chỉ hữu hình mà còn vô hình. Có lẽ không phải bất cứ nhà văn nào cũng dũng cảm nói lên được điều đó. Sê-khốp với lương tâm của mình, nhà văn đã lên tiếng tố cáo, phê phán xã hội. Thức tỉnh con người hãy sống là mình, hãy sống là chính mình, để làm được điều đó mỗi người phải biết đấu tranh để vứt bỏ những cái bao không chỉ bên ngoài mà cả bên trong đang bọc lấy mình.
Với nghệ thuật viết truyện ngắn độc đáo, bằng những dòng đối thoại là chủ yếu, cốt truyện đơn giản dễ hiểu, Sê-khốp đã một lần nữa thành công với hình tượng Người trong bao. Tác phẩm giúp người đọc nhìn nhận lại xã hội của một thời đã qua và luôn phải nhìn lại bản thân mình. Chính điều đó đã góp phần tăng thêm ý nghĩa của Người trong bao, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong lòng người đọc.