Bài làm
Chế Lan Viên đã từng ví Hàn Mặc Tử với ngôi sao chổi xoẹt ngang bầu trời thật có lí. Có lí bởi sao chổi vừa kì lạ, vừa hiếm hoi. Vậy Hàn Mặc Tử và Đây thôn Vĩ Dạ thực sự kì lạ, hiếm hoi như ngôi sao chổi kia?.
Mở đầu bài thơ là câu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Lời thơ khởi dòng thi từ tương tự sự biến tấu tình cảm trong lời thư của người thôn Vĩ, như muốn khẳng định việc thăm hỏi ân cần ấy không phải trong mơ mà có thật, và như thế, đồng thời cũng để bản thân được nhấm nháp thứ tiên được không những đối với bản thân còn cả cho tâm bệnh nan y. Tiếp đó, lời thư đã từ từ gọi thắc những hình bóng thôn Vĩ ngày xưa - thời người thợ là cậu học trò Trung học Pellerin
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn lại mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Tờ thư tiên của tấm lòng son thôn Vĩ quả đã có tác dụng nhiệm màu đối với người bệnh: sinh lực hồi sinh; do đó đất trời đã mở ra tràn đầy sức sống: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên, và cảnh trí xuất hiện đẹp tươi như thơ: Vườn ai mướt quả xanh như ngọc. Về từ pháp mà nói, chữ mướt thật rất Hàn Mặc Tử, và khi so sánh xanh như ngọc thì rõ ràng thi trung hữu hoạ, mà đây là bút pháp của một danh hoạ trường phái ấn tượng, nhãn lực tinh tường và trái tim đa cảm. Rồi không rõ từ nơi đâu trong kí ức trở về một bức chân dung có bố cục hẳn hoi ở xóm thôn Vĩ Dạ: Lá trúc che ngang mặt chữ điền... Một đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử là phong cảnh hiện ra trong một số bài rất đậm đà màu sắc dân tộc. Không gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở, khó có thể viết được những câu thơ như trong khổ đầu của Đây thôn Vĩ Dạ vừa rồi, và những câu hoặc ngọt lịm giai điệu dân ca (Tinh quê) hoặc đầm ấm sắc màu tranh dân dã (Mùa xuân chín)...
Nhưng hỡi ôi? Niềm vui quá ngắn trước vẻ đẹp của tình người (Sao anh không về...) và của cảnh đời (Vườn ai mướt quá...). Nghĩ đến cái hố ngăn cách giữa thân phận mình với người thôn Vĩ mà giờ đây hắn càng sâu rộng hơn, thị tứ Hàn Mặc Tử vụt bay đến một cõi niềm đau thương đối lập: Gió theo lối gió, mây đường mây có nghĩa rồi đây hết tất? Sẽ không tránh khỏi chia lìa và vĩnh biệt. Cái tôi chuyển từ rất nhanh có khi rất xa, cũng là một đặc biệt của thơ Hàn Mặc Tử, và khi Những đột xuất ấy lặp lại với tần số cao sẽ tạo nên sự khó hiểu (Vũ Quần Phương). Càng ở những tác phẩm cuối đời (Xuân như ý, Thượng thanh khi), thơ Hàn Mặc Tử càng thể hiện rõ đặc điểm này. Chúng ta sẽ không lạ lùng điều ấy khi nhớ lại rằng: Thơ Hàn Mặc Tử trong khoảng hơn 10 năm đã đi từ đời Đường đến chủ nghĩa tượng trưng. Ngay tập từ Thơ điên, trong đó bài Đây thôn Vĩ Dạ, yếu tố tượng trưng đã thấp thoảng xuất hiện. Câu thơ thôn Vĩ phảng phất bút pháp của trường phái ấy không phải không gây thêm đôi chút rắc rối khó hiểu nữa đối với độc giả.
Do trực cảm mối quan hệ giữa bản thân với Hoàng Cúc (có lẽ cũng là với không ít người thân thiết khác) trước sau sẽ là gió - mây đôi ngả, nên trước mắt nhà thơ: nắng mới buồn thiu, hoa bắp bay lại cũng là một hình tượng thơ xuất hiện đột ngột theo kiểu quen thuộc trong thi pháp Hàn Mặc Tử - mặc dầu về có thể cho rằng: Nghĩ về Vĩ Dạ là nhớ đến Cồn Hến giữa sông Hương đối diện Vĩ Dạ, trên cồn trồng nhiều vạt bắp với vùng hoa ngút ngát lay động theo gió... Mong lòng khuây phần nào mỗi sầu gió - mây đôi ngả, nhà thơ ngóng đợi một bạn cố trí có vẻ đẹp huyền ảo: Trăng Vàng Trắng Ngọc. Nhưng liệu bạn cố trị vô cùng thân thiết ấy có về kịp không?... Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay mà cứu rỗi linh hồn bất hạnh này không? Kết thúc khổ thơ hai là một tín hiệu mong chờ cứu nạn, những lời khẩn cầu đồng thời lại đã chứa đựng niềm hồ nghi hiệu quả.
Khổ thơ ba xuất hiện theo cũng không hoàn toàn rõ mạch. Đọc thơ Hàn Mặc Tử nhiều khi như xem tranh đồng hiện: sự vật, sự thể ở những thời gian không gian xa cách nhau đồng loạt xuất hiện và xâm nhập lẫn nhau không quan tâm luận lí - tính luận lí ở đây chỉ tồn tại trong tinh thần khối dòng tâm tưởng. Đọc Hàn Mặc Tử, người ta cũng dễ liên tưởng đến thợ Lamactin: thứ thơ vừa lãng mạn, vừa chứa đựng mầm mống của chủ nghĩa tượng trưng, nhiều lúc ngẫu phát: coi lòng nhà thơ có khi như chìm đắm vào một cõi mù sương, bởi vậy, cảnh trí ngoại giới được tái hiện chỉ có tính chất như những âm thanh của tâm hồn phản hưởng khi va chạm với sự vật - đó là kiểu thơ phong cảnh nội tâm... Tương tự như vậy: Mở khách đường xa là mơ ai? Theo mạch thơ và dựa vào ý tưởng trong nội dung thơ Hoàng Cúc gửi Hàn Mặc Tử, người mơ hắn đang sống ở Vĩ Dạ, nhưng cũng không loại trừ ý nghĩa là chủ thể lãng mạn cùng mơ theo... Và rồi: áo em trắng quá (màu áo trắng trong bức tranh Hoàng Cúc gửi Hàn Mặc Tử?) có nghĩa: Tâm hồn em thánh thiện quá, hạnh phúc đến đột ngột quá..., ta say men sắc màu trinh trắng đến choáng váng nhìn không ra? Hay chỉ hàm nghĩa là: Những nét chữ từ thôn Vĩ gửi về Quy Nhơn đã làm thức dậy hình bóng xa xôi một nữ sinh Đồng Khánh thuở nào... Đến câu tiếp theo, đôi cánh thơ với phong độ mơ màng quen thuộc vẫn như còn tiếp tục bay lượn kiếm tìm cái đẹp ở miền đất Thần sương khói mịt mờ - miền đất có:
Dòng Tiêu kim thuỷ gà xào xác
Ngẩng thấy kinh kì khói vấn vương.
(Văn Cao - Một đêm đàn lạnh trên sông Huế)
Cuối cùng, nếu ở khổ thơ hai, nhà thơ vừa muốn nhờ Trăng Vàng Trăng Ngọc làm tan biến nỗi sầu thương, vừa âu lo ước nguyện không thành:
Ai biết tình ai có đậm đà
Bên cạnh hương sắc quê xứ Việt, phải chăng tỉ trọng chủ yếu trong khối thi tứ Đây thôn Vĩ Dạ có ý nghĩa là tín hiệu thẩm mĩ chứa đựng ý nguyên được củu nạn - những tín hiệu tuy đứt nổi mơ hồ mà thiết tha thấm thía của một linh hồn bất hạnh - chuỗi tín hiệu cầu cứu ấy gián tiếp khuyến thiện: Cộng đồng con người hãy vị tha và chung thuỷ, nhất là đối với những thân phận bi kịch đã không nén nỗi lời rên xiết:
Trời ơi? Nhờ ai cho khỏi đói.
Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
Làm sao biết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng.
(Lang thang)