Bài làm
Trên chặng đường dài hoạt động cách mạng và sáng tác thơ văn, Tố Hữu đã có các tập thơ: Từ Từ ấy đến Việt Bắc, qua Gió lộng rồi Ra trận, Máu và Hoa, gầy đây tác giả cho ra đời hai tập thơ Một tiếng đàn và Ta với Ta. Trong tất cả các tập thơ ấy, hình ảnh người cộng sản trẻ tuổi hiện lên thật sâu sắc, nhiều cung bậc. Điều này một phần được khám phá khi ta tìm hiểu hai bài thơ Từ ấy và Nhớ đồng trong tập thơ Từ ấy.
Tập thơ Từ ấy gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng được viết từ 1937 - 1946 tương ứng với ba chặng đường trong mười năm đầu hoạt động của người cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu. Tư tưởng bao trùm mỗi phần thơ không giống nhau. Nếu như Máu lửa là tiếng reo vui náo nức của người chiến sĩ cộng sản khi gặp lí tưởng cách mạng. Xiềng xích thể hiện sự trưởng thành của người thanh niên này qua gian lao thử thách, thể hiện tâm hồn thiết tha yêu đời, thiết tha yêu cuộc sống. Giải phóng lại là tiếng ca, là niềm vui trước thắng lợi của toàn dân tộc. Nằm trong sự vận động chung ấy, bài thơ Từ ấy trong phần Máu lửa và Nhớ đồng trong phần Xiểng Xích hình ảnh người cộng sản trẻ tuổi hiện lên một cách nổi bật.
Năm 1938, Tố Hữu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đấy nhà thơ đã tìm được lí tưởng sống cho mình. Từ ấy là tác phẩm đầu tiên được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu thể hiện rất rõ được niềm vui say náo nức của người chiến sĩ cách mạng khi thấy chân lí cho đời mình:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chỏi qua tim.
Hồn tôi là một vườn hoa lá.
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Với Tố Hữu, tìm được lí tưởng cách mạng là tìm được lẽ sống cho chính mình. Tác giả đã nói rất rõ cho ta thấy sức mạnh của chủ nghĩa cộng sản khi nó bắt rễ được vào đất nước này, vào những con người lao khổ, vào những tâm hồn đang khao khát tự do, hạnh phúc, khát khao lí tưởng. Với sức mạnh ấy con người có thể đương đầu được với kẻ thù hung ác khi nó nắm vũ khí trong tay. Tìm được lí tưởng cách mạng là tìm thấy niềm vui trong đời. Tố Hữu ví nó như mặt trời tâm lí chói qua tim tâm hồn tác giả và âm thanh náo nhiệt của thiên nhiên. Niềm vui say phấn chấn tự hào của Tố Hữu khi bắt gặp lí tưởng cách mạng đã được diễn đạt bằng hàng loạt các hình ảnh ấn tượng.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó - không dừng lại ở việc tìm ra chân lí; ở đây Tổ Hữu còn nguyện chiến đấu để bảo vệ lí tưởng ấy bằng những hành động rất thiết thực. Những hành động đó không cao siêu kiểu như một mình lay chuyển cả thế giới nhưng chỉ nhỏ thôi - chỉ là sự tự nguyện gắn bó sẻ chia với những kiếp người bất hạnh trong xã hội, ta cũng phần nào thấy cái vĩ đại ở con người Tố Hữu.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ.
Đọc những vần thơ trong Từ ấy ta thấy có sự gắn bó với những kiếp người bất hạnh, ở đây không có nghĩa là sự ép buộc mà xuất phát từ tấm lòng, từ tinh thần tự nguyện của nhân vật trữ tình: Buộc hồn tôi với mọi người, Để hồn tôi với bao hồn khổ - Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Không cần sự đồng ý của mọi người, Tố Hữu sẵn sàng nhận làm con, là anh, là em của những người không áo cơm cù bất cù bơ. Và trong thực tế đã chứng minh, song song với việc hoạt động cách mạng Tố Hữu đã sáng tác thơ và ngòi bút nhân đạo của tác giả luôn hướng tới những kiếp người này, viết về họ bằng một niềm cảm thông vô hạn. Không chỉ dừng lại ở những em bé bơ vơ không nơi nương tựa (Lạnh lùng). không chỉ là những người đi ở (Đi đi em, Lão đầy tớ, Vú em), không chỉ là những em bé đi dạo buổi tối (Một tiếng rao đêm) mà đó còn là những người lớn tuổi như Bà má Hậu Giang, những cô gái giang hồ - đối tượng bị xã hội lên án, bị xem như là bèo bọt, là u nhọt đối với xã hội... Đây không phải là sự ban ơn, là sự chiếu cố của những người bề trên nhìn xuống mà xem những người cùng khổ kia là những người có cùng hoàn cảnh với mình.
Nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng không thuận gió xuôi buồm. Tháng 4 năm 1939, Tổ Hữu bị bắt giam và bị giải qua nhiều nhà tù khác nhau ở Thừa Thiên Huế. Đang hăm hở chiến đấu cho lí tưởng của mình bây giờ phải vào tù tách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài đó là một điều vượt quá sức tưởng tượng của tác giả, tác giả trở nên cô đơn, buồn chán. Trong lúc bị giam trong bốn bức tường vôi lạnh, ở ngoài cuộc sống đang lăn náo nức - ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu, Tố Hữu không còn cách nào khác phải sống trong khát khao hướng về cuộc sống tự do bên ngoài qua nỗi nhớ, qua sức tưởng tượng về những gì đã xảy ra bên ngoài, thèm khát được thoát khỏi lao tù để được dấn thân vào trường tranh đấu vì sự nghiệp cách mạng qua Nhớ đồng:
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
Nỗi nhớ bắt đầu dâng lên vì thấy tiếng hò - gợi dây cho ta thấy tất cả những gì của thế giới đồng quê bên ngoài, Nỗi nhớ bao trùm lên tất cả không gian và thời gian. Đầu tiên là nhớ những cảnh sắc, để nhớ những gì có trên cánh đồng, sau đó là hình ảnh về bóng dáng của những con người:
Đâu gió cổn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thủa yêu vui
Đầu tùng ô mạt xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai sắn ngọt bùi?
Đâu những đường cong bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Tất cả đều chìm sâu vào nỗi nhớ da diết. Đó là những hình ảnh đã trải qua, đã xảy ra. Nhưng bây giờ chỉ còn trong kí ức. Trong tất cả nỗi nhớ ấy, da diết, sâu đậm nhất là nỗi nhớ về con người: từ hình ảnh những người lao khổ trên đường đến bóng dáng người mẹ già nua đơn chiếc. Không tìm thấy bóng dáng xưa cũ, tác giả đã phải thốt lên:
Đâu dáng hình quen, đầu cả rồi
Sao mà cách biệt quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Nhớ cảnh, nhở người rồi lại nhớ đến mình, nhớ đến thuở ngày xưa khi chập chững bước vào hàng ngũ của Đảng.
Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Nhớ tới những tháng ngày, nhớ niềm vui ngất ngây của mình khi bắt gặp lí tưởng cách mạng:
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lợi
Say đồng hương năng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...
Sống trong nỗi nhớ, du dương vào cõi mơ để rồi khi trở lại thì thực tại cuộc sống đắng cay - thực tại đang bị giam cầm khiến tác giả thu tất cả trong trầm lặng - như cánh chim buồn nhớ gió mây và lòng luôn trĩu nặng một nỗi nhớ triền miên:
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Nhớ đồng của Tố Hữu cho ta thấy nỗi nhớ của Tố Hữu đối với cuộc sống bên ngoài. Đây không chỉ là nhớ đồng mà là nhớ thương cuộc sống, là khao khát tự do, là bất bình với thực tại. Nỗi nhớ được tác giả triển khai cầm ngược về thủa tự do rồi lại trở về thực tại giam cầm. Nó không chỉ là nhớ nhung mà còn tràn ngập xót thương, không chỉ có buồn sầu, thương nhớ cuộc đời mà còn cháy bỏng niềm khao khát tự do, một nỗi bất bình với thực tại. Vì vậy, người cộng sản trẻ tuổi ở đây đã bộc lộ được niềm thiết tha yêu đời, hướng về cuộc sống và con người ở bên ngoài nhà tù, khao khát tự do và hành động.
Như vậy, qua hai bài thơ Từ ấy và Nhớ đồng hình ảnh người cộng sản trẻ tuổi đã hiện ra một cách sâu sắc. Từ niềm vui say phấn khởi tự hào, từ tình cảm gắn bó, chia sẻ, cảm thông với những kiếp người bất hạnh trong Từ ấy đến nỗi nhở triền miên, niềm khát khao được giao cảm với đời, thiết tha với cuộc sống, yêu độc lập tự do, sống có lí tưởng với hoài bão. Đó là những cung bậc rất khác nhau tạo nên một bức chân dung tự hào về con người Tố Hữu trong Từ ấy. Đó là những phẩm chất đáng để chúng ta học tập và noi theo.