Bài làm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục - 2000, trào phúng là loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười được sử dụng để chế nhạo, tổ cáo, phản kháng... những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời trong xã hội. Trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mi học - cái hài với các cung bậc hài hước, châm biếm. Văn học trào phúng bao gồm: truyện cười, truyện tiếu lâm, tiểu thuyết, hài kịch, thơ... Văn học trào phúng đã xuất hiện từ rất sớm, khởi nguồn với ca dao trào phúng. Qua bao thế kỉ, cái cười hài hước, châm biếm đã được phát triển hơn trong văn học viết, tuy không rõ nét và bùng phát trước hiện tượng lạ Hồ Xuân Hương. Cho đến cuối thế kỉ XIX, văn học trào phúng Việt Nam có thể nói là tạo được một dòng riêng biệt với sự đóng góp của hai nhà thơ: Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

Nguyễn Khuyển và Tú Xương cùng sinh ra và lớn lên trong thời điểm đất nước có nhiều biến động. Pháp xâm chiếm Việt Nam, thực hiện chính sách bình định khiến xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Nền tảng hệ tư tưởng phong kiến bị lung lay. Lối sống Âu hóa du nhập trong khi hệ tư tưởng cũ còn tồn tại, tạo nên một sự lại căng đến lố bịch. Cả xã hội chao đảo trong cơn biển động dữ dội. Tình trạng ấy đã tạo nên những cảnh huống dở khóc dở cười. Đó chính là nguyên nhân làm nên tiếng cười đã thanh trong sáng tác của cả hai nhà thơ trào phúng. Không chỉ cười cái xã hội ối a ba phòng, các ông còn cười chính bản thân mình. Không chỉ có cái cười cợt vô hại, thơ trào phúng Nguyễn Khuyến, Tú Xương còn có cái cười đã kích, châm biếm và cả cái cười đớn đau, chua xót. Tuy nhiên, ở mỗi nhà thơ, sắc điệu của cái cười trào phúng có khác nhau một cách cơ bản. Nhắc đến Nguyễn Khuyến, người ta thường nhớ đến cái cười hóm hỉnh, kín đáo, thâm trầm mà sâu sắc. Trái lại, thơ Tú Xương là tiếng cười nói như Nguyễn Tuân là “đánh vỗ mặt", tiếng cười trực diện, sắc nhọn, mạnh mẽ.

Đọc thơ trào phúng Nguyễn Khuyến, người ta gặp những nụ cười hóm hỉnh, hiền hành của một ông lão cáo quan về với vườn tược.

Cá kho lắng kệ, đầu hi hóp

Chim núi nghe kinh, cổ gật gù.

Đấy chỉ là con mắt nhìn của một người vui tính. Cái cười ở đây không nhằm vào một đối tượng nào, không có ác ý gì, chỉ nhằm mua vui là chính. Hay như tác giả tự cười bản thân mình.

Ông chẳng hay ông tuổi đã già

Năm mươi, ông cũng lão đây mà

Bây giờ đến bậc ăn dung nhỉ

Có rượu, thời ông chống gậy ra...

Thì ấy là tiếng cười tự trào đầy tự tin, giàu sức trẻ, trong sáng và ấm áp tình người.

Tuy nhiên, những bài thơ kiểu này trong thơ Nguyễn Khuyến rất ít. Trong thơ ông, thường có sự kết hợp giữa cái nhìn trào lộng với cái tôi trữ tình. Điều này dẫn đến thơ trào phúng Nguyễn Khuyến có sự ra đời của những bài thơ tự trào và cảm thán thời thế. Trong hai loại thơ này, giọng điệu của nhà thơ Yên Đổ là một giọng châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thúy:

Tôi nghe kẻ cướp nó lên ông

Nó lại lôi ông đến giữa đồng

Cướp của đánh người quân tệ nhỉ

Xương già da cóc có đau không?

Bài thơ nhẹ nhàng, như một lời hỏi thăm ân cần, chu đáo. Nhưng ẩn sâu mỗi câu chữ là một nụ cười mỉa mai, kín đáo. Thơ trào phúng Nguyễn Khuyến là vậy: nhẹ nhàng mà thâm thúy.

Nhưng có lẽ vì thế mà đôi khi, ngòi bút đả kích của ông không đi được đến tận cùng, trở lại tự cảm thán thời thế hơn là bày tỏ thái độ của mình trước đối tượng:

Khen ai khéo vẽ trò vui thế

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.

Song, cũng chính bởi sự kết hợp giữa trào phúng và trữ tình mà giọng thơ trào phúng Nguyễn Khuyển nhiều khi nghe thật xót xa, chua chát. Trong khi phê phán các đối tượng, tác giả liên tưởng đến bản thân mình:

Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ

Thế cũng bia xanh, cũng bằng vàng.

Tính độc đáo, riêng biệt của thơ trào phúng Yên Đổ cũng chính là ở thời điểm này, sự tham dự của cái tôi trữ tình ở một tâm hồn vốn nhạy cảm, làm nên bút phát trào phúng - trữ tình trong thơ ông.

Là bậc hậu sinh của Nguyễn Khuyến, Tú Xương chứng kiến xã hội lố lăng, kệch cỡm đến mỉa mai. Cộng với nỗi ngậm ngùi vì thi hỏng, buồn rầu vì nho học tàn tạ, đau đớn vì cảnh nghèo túng. Khiến cho thơ ông có cái giọng châm biếm sắc cạnh trực diện, nhiều khi tự khuếch trương, phóng đại cái đáng cười của bản thân, để rồi tung hê tất cả. Không như Nguyễn Khuyến, khi căm ghét nhất cũng chỉ cất lên một tiếng chửi: “Cha đời con đi Cầu Nôm”. Còn Tú Xương đánh vỗ mặt, không hề e dè, kiêng nể:

Mới biết hồng nhan là thế thế

Trăm năm, trăm tuổi lại trăm thằng.

Trăm năm đi với trăm tuổi thì không có gì là lạ. Nhưng cái cụm từ đứng sau chữ kia lại là một số từ không chính xác định, chỉ số nhiều. Liệu có chỉ là trăm thằng không hay là còn bao nhiêu nữa? Câu thơ đả kích mới thật thấm thía làm sao!

Trong thơ Tú Xương, cải cười sắc lạnh như thế rất nhiều. Có thể nói đây chính là giọng điệu chủ đạo trong thơ trào phúng Tú Xương. Chẳng hạn:

Nhện con tập tễnh giăng tơ nõn

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng

Ngược với cải cười thế sự, cái cười tự trào trong thơ Tú Xương mang nhiều âm sắc phong phú hơn. Ông tự cười mình tấp tỉnh người đi tớ cũng đi..., đến phóng đại sự việc đáng cười: Hễ mai tớ hỏng tớ đi ngay và tỏ vẻ bất cần: Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây. Tuy nhiên, sau cái cười ấy là một sự chua xót, khiến cho nó khi Tú Xương phải văng ra một câu chửi: "Tế đổi làm Cao mà chó thế”, để rồi cuối cùng chìm trong một cái cười cay đắng ngậm ngùi:

Một việc văn chương thôi cũng chậm

Trăm năm thân thế có ra gì.

Ngòi bút trào phúng lắng xuống trong mạch cảm xúc trữ tình.

Nguyễn Khuyến, Tú Xương hai con người, hai giọng điệu, hai sắc điệu trào phúng khác nhau. Mặc dù vậy, đóng góp lớn của hai nhà thơ trào phúng này là đã kế thừa tiếng cười có từ dân gian, tạo cơ sở để cho thơ trào phúng Việt Nam đạt tới đỉnh cao và phát triển ở các giai đoạn sau này.