Bài làm

Vi hành của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm được viết với một dụng ý chính trị rõ rệt: viết nhằm tố cáo một tên vua bù nhìn sang “mẫu quốc” để tán dương quan thầy, bịp bợm thế giới, lừa đảo nhân dân và làm bao điều xấu xa ám muội khác. Vấn đề là cần lợi dụng sức mạnh của văn chương vào mục đích chính trị này như thế nào? Bằng văn chương chính luận để trực diện phơi bày tội ác của nó ư? Thì Bác đã làm rất sôi nổi, rất thành công. Nhưng phải có thứ văn chương mĩ thuật nữa. Hoàn cảnh đánh địch tại đất Pari nổi tiếng là một trung tâm văn hoá của thế giới cũng đòi hỏi như vậy. Vi hành quả là một sáng tác nghệ thuật tuyệt vời của Bác trong việc dùng nghệ thuật để phục vụ chính trị.

Sáng tạo từ cách đặt tên cho tác phẩm. Vi hành trong nghĩa chữ Hán, vừa là con đường đi nhỏ (tiểu kính) vừa là cuộc đi kín đáo không muốn để ai biết của những bậc tôn quý trong xã hội. Theo truyền thuyết được Bác nhắc lại ở đây: Ngày xưa vua Thuấn “vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không nên đã vị hành bằng cách cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ. Còn đây Khải Định cũng vi hành”. Nhưng lại không phải vì lợi ích của nhân dân mà chỉ là để làm những điều lén lút, ám muội có hại đến đất nước, nhục đến quốc thể. Rõ ràng Bác đã thay nghĩa hai chữ “vi hành” để từ đó người đọc không chỉ thấy dụng ý đả kích của Bác đối với kẻ thù của nhân dân mà còn thấy cái năng khiếu biếm lộng sắc sảo tài tình, cải vốn văn hoá rộng lớn của Bác.

Cải cách ghi tiểu dẫn nữa. Cũng là một sáng tạo nghệ thuật. Tiểu dẫn ghi “trích Những bức thư gửi cô em họ, do tác giả tự dịch từ tiếng Nam”. Thử hỏi: Cô em họ này là ai? Có cô em thật không? Mặc dù trong phóng sự Pari trước đó Bác đã nói đến. Rồi có những bức thư ấy thật không? Và lại có chuyện thư viết bằng tiếng Nam rồi để dịch ra tiếng Pháp như hiện có không? Để có sự thận trọng khoa học thì chưa nên kết luận gì. Nhưng xem ra thì dường như là chuyện sáng tạo trong văn chương hơn là chuyện thật. Mà ai cẩm được sự sáng tạo trong văn chương này. Sáng tạo chỉ thêm vui chuyện, thêm hấp dẫn, thêm bất ngờ. Bất ngờ vì hoả ra trong ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc, cuộc đấu tranh chính trị gay gắt không hẳn lúc nào cũng phải đi đôi với một hình thức nghệ thuật trang nghiêm, mà có thể là với một bức thư gửi cô em họ bình thường. Đọc tác phẩm, người đọc càng thấy điều này có nhiều khả năng đáng tin.

Nội dung của tác phẩm là sự thật trăm phần trăm, sự thật về tội lỗi xấu xa của tên vua bù nhìn Khải Định, của thực dân thống trị. Những hình thức nghệ thuật trong truyện vẫn lại là hình thức “bịa”. Phải nói ngay đây là bịa nghệ thuật mà bản chất hoàn toàn xa lạ với cái gọi là sự bịa đặt đế vu không trong cuộc đời. Bịa nghệ thuật là một phương thức sáng tạo nghệ thuật mà từ lâu các nhà lí luận văn học đã nói đến và cũng từ lâu các nhà văn vẫn đã quen dùng. Nói cho cùng, trong sáng tác nghệ thuật văn chương xưa nay không ai không dùng tới nó. Vấn đề là hình thức, mức độ sử dụng và hiệu quả nghệ thuật tạo ra như thế nào. Ở đây với Bác là dựng lên một cuộc lầm lẫn lộn tùng phèo. Một đôi trai gái Pháp trẻ tuổi yêu nhau lầm Bác là Khải Định. Dân chúng Pháp lầm lẫn tất cả người da vàng trên đất Pháp là Khải Định. Và đặc biệt hơn nữa, đến cả Chính phủ Pháp đích danh mời Khải Định sang làm thượng khách cũng lầm lẫn không nhận ra đâu là Khải Định, nên đã tránh sự thất thố trong ngoại giao bằng cách đối xử với tất cả người da vàng trên đất Pháp nhất là với Bác như đối với vị Hoàng đế An Nam. Tính ra những bốn, năm pha lầm lẫn như vậy. Thử hỏi thực tế có khả năng như thế không ? Khó lòng mà tin có chuyện thật kì lạ đó. Nhưng chính như thế lại mới là nghệ thuật, mà là nghệ thuật kì lạ. Kì lạ ở chỗ qua một chuyện đúng là đùa, đúng là bịa, “bịa” cho vui lại thấy là một sự thật trăm phần trăm - sự thật về tên vua Khải Định sang Pháp đã đi lén lút, đã làm bao nhiêu điều ám muội mà ở đây Bác gọi là “vi hành”. Và vì Khải Định vị hành cho nên mới gây ra một cuộc lầm lẫn tùng phèo như thế trên đất Pháp. Cái gọi là “bịa nghệ thuật” ở đây lại còn gắn liền với một thủ pháp nghệ thuật khác là gợi tả, nhưng thực ra gợi và tả trong nghệ thuật không phải là một, mặc dù có liên quan với nhau. Trong tả có gợi và trong gợi có tả. Nhưng tả thì phải có nhiều chi tiết hơn và các chi tiết cũng mang tính chất trực tiếp nhiều hơn. Còn gợi thì không cần nhiều chi tiết bằng mà chi tiết thường lại mang tính chất gián tiếp. Cách tác động nghệ thuật của gợi và tả đối với người thưởng thức nghệ thuật cũng không giống nhau hoàn toàn. Gợi thì nói chung phải có sự hình dụng, sự tưởng tượng, sự suy đoán thêm như là tất yếu phải có của người thưởng thức nghệ thuật để cuối cùng sản sinh hiệu quả nghệ thuật trong người thưởng thức. Còn với tả, người thưởng thức sẽ được đón nhận hiệu quả nghệ thuật ở dạng trực tiếp, cụ thể hơn. Giữa tả và gợi đã có sự khác biệt ít nhiều như vậy thì trong các thủ pháp cụ thể của từng phương thức gợi trong văn chương và cả trong hội hoạ, ta thường gặp những thủ pháp cụ thể như: lấy không để gợi có, lấy có để gợi không, lấy động để gợi tĩnh, lấy tĩnh để gợi động, lấy gần để gợi xa, lấy xa để gợi gần; lấy cái vô hạn để gợi cái hữu hạn, lấy cái hữu hạn để gợi cái vô hạn...

Với truyện ngắn Vi hành, Bác sử dụng một cách thần tình thủ pháp lấy không để gợi có, không trực tiếp miêu tả một tí gì gọi là Khải Định đi lén lút, nhưng qua sự việc lầm lẫn tùng phèo mà người đọc suy đoán, hình dung tưởng tượng thấy trước mắt mình một Khải Định đi lén lút: “vi hành”. Mà đâu chỉ có chuyện đi lén lút. Cả một hình tượng Khải Định hiện lên sinh động nhiều mặt qua những lời bàn tán, trước hết là của cặp thanh niên nam nữ Pháp ở dưới tàu điện ngầm. Một Khải Định mũi thì tẹt, mắt thì xếch, mặt thì bủng như vỏ chanh, thái độ thì nhút nhát, lúng ta lúng túng (đúng là thái độ của anh chàng đi lén lút, vốn là thuộc loại người nô lệ ở xứ thuộc địa lạc hậu lần đầu bước chân tới “mẫu quốc văn minh”, dĩ nhiên bị nhìn qua lăng kính của những con người có tư tưởng nước lớn, miệt thị dân tộc đáng nguyền rủa), ăn mặc trang phục thì kệch cỡm, có thứ gì phô ra hết thử ấy, đủ cả bộ lụa là, cả bộ hạt cườm, như cái manơcanh (cái giá ảo) không hơn không kém. Một Khải Định chỉ đáng làm trò hề giải trí cho người dân Pháp giữa cái lúc mà kho giải trí ở đây đang cạn ráo như cái nhà bằng Đông Dương cạn rảo vì: Cải lò ở Găngbe đã bán rồi, cái rương của Hêra Miếc-ten cũng đã thanh toán rồi. Vụ án người bị chặt ra từng khúc thì không thu hút được công chúng lắm vì không thuộc giới thượng lưu. Mà khốn nỗi, làm trò giải trí cho người dân Pháp cũng không đáng giá. Thua giá Sáclô thì đã đành. Còn thua cái trò xem vợ lẽ nàng hầu của vua Cao Miên và trò leo trèo nhào lộn của sự thánh xứ Cônggô mới thảm.

Trong truyện ngắn Vi hành, còn có những lời thư tác giả trực tiếp nói chuyện với cô em họ. Với hình thức này, tác giả trực tiếp tố cáo lỗi của Khải Định đã thừa lệnh quan thầy đầu độc nhân dân bằng rượu và thuốc phiện, đưa họ vào vòng đói khổ. Cái độc đáo của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc ở đây là đưa đẩy câu chuyện một cách dí dỏm và đặc biệt tài tình, là nói một lời mà toả ra bao nhiêu chuyện. Trong truyện, hình ảnh Khải Định mới là một mặt (dĩ nhiên là mặt chính), còn có thái độ của người dân Pháp đối với Khải Định. Đó là một sự khinh bỉ, qua cách xưng hô “hắn, hắn đấy” cách chỉ trỏ, lời bàn luận và nói chung là cách nhìn như nhìn một "thằng người' dã man, lố bịch, không đáng đồng xu. Còn có chuyện quan thầy thực dân ở bể tên vua bù nhìn tay sai lúc đưa hắn sang Pháp như thế nào. Còn có chuyện quan thầy thực dân theo dõi, vây bủa người Việt Nam trên đất Pháp, đặc biệt là với Bác như thế nào trong dịp Khải Định Pháp du. Đúng là lối viết biến hoá, kì diệu, một mũi tên trúng hai kẻ thù: phong kiến tay sai và thực dân cướp nước, với bao nhiêu thứ tội lỗi của chúng.

Từ truyện ngắn Vi hành, nổi lên hai vấn đề thật là thú vị khi đọc văn chương của Bác: Một là vấn đề kết hợp giữa chính trị và nghệ thuật, vấn đề văn chương và tuyên truyền. Hai là vấn đề phong cách nghệ thuật của Bác nói chung. Ai cũng biết Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sinh ra vốn không phải để làm văn dù có điều kiện để làm Bác sinh ra là để làm chính trị, để cứu nước, cứu nòi, cứu nhân loại. Nhưng văn chương có lợi cho chính trị thì Bác làm và đã làm thì có văn chương độc đáo. Và với văn chương này thì sự kết hợp giữa chính trị và nghệ thuật trở thành đặc điểm cơ bản. Tuy nhiên sự kết hợp giữa chính trị và nghệ thuật trong toàn bộ cuộc đời của Bác thể hiện trên phương diện sáng tác cụ thể, chắc chắn không phải lúc nào cũng giống nhau. Một chuyên luận về vấn đề này chắc là có nhiều điều thú vị và hắn là không đơn giản. Ở đây tạm ghi nhận điều này. Trong cuộc đời cách mạng của Bác, chưa bao giờ Bác phải nỗ lực, phải huy động tinh lực, năng khiếu văn chương của mình nhiều vào mục đích chính trị của mình bằng thời gian đầu, đặc biệt là những năm hoạt động ở châu Âu, ở Pháp. Sự thật này cho phép ta kết luận: Vi hành là một kết tinh nghệ thuật thuộc loại xuất sắc nhất, thể hiện sự kết hợp giữa chính trị và văn chương trong sự nghiệp sáng tác của Bác.

Ai cũng lại biết, trong phong cách nghệ thuật của Bác, cái ngắn gọn, cái súc tích đã là một phương diện hết sức tiêu biểu, hết sức độc đáo. Bác đã học viết văn theo con đường từ viết ngắn đến viết dài rồi từ dài rút lại ngắn. Bác tuyên truyền bảo mọi người cố gắng viết ngắn gọn. Bác có những dẫn chứng rất lí thủ trong khi kêu gọi viết ngắn gọn. Rồi chính thực tiễn sáng tác của Bác đều là ngắn gọn, cô đọng. Nhưng cho đến nay vẫn chưa ai khám phá hết, khám phá sâu vào cái cơ chế phong cách cổ đúc ngắn gọn này trong nghệ thuật văn chương của Bác, mà chính nó đã xuất phát từ một kiểu tự duy nghệ thuật, một phương thức biểu hiện nghệ thuật bao gồm những thủ thuật nghệ thuật ít nhiều có nét riêng biệt. Nét phong cách này vừa là cá tính nghệ thuật của Bác, lại vừa có ngọn nguồn trong phong cách nghệ thuật của dân tộc, của khu vực, dĩ nhiên là cả ít nhiều của thế giới (trong đó có văn chương Pháp), mà Bác có tiếp thu ảnh hưởng.

Dù chưa có sự hiểu biết sâu vào điều vừa nói nhưng ở đây vẫn đã tạm kết luận được rằng: Vi hành là một kết tinh nghệ thuật đặc sắc mang phong cách ngắn gọn, cô đúc trong nghệ thuật văn chương của Bác. Và vì nó là kết tinh nghệ thuật xuất sắc trong phong cách ngắn gọn cô đúc cho nên người đọc không phải tìm hiểu một lần đã hết giá trị tư tưởng thẩm mĩ của nó. Nó là một truyện ngắn ba trang sách nhưng lại là một kho báu. Càng khám phá càng tìm thấy nhiều thú vị, đặc biệt là nhiều bài học quý báu cho việc đón nhận văn chương.