Bài làm

Trước hết ta không quên rằng văn học lãng mạn Việt Nam đã nảy sinh và phát triển trong một hoàn cảnh nghiệt ngã: Cả dân tộc đang nô lệ. Làm sao nhà văn, nhà thơ có thể thoát khỏi cái vòng kiềm toả khủng khiếp ấy? Đó là khoảng thời gian mà mỗi người, khi bước vào đời, chỉ có quyền chọn một trong hai cách sống: hoặc cứu nước, sẵn sàng vào tù ra tội, sẵn sàng dấn thân vào cái chết, hoặc là cam chịu (một có ý thức hay không có ý thức) cảnh cá chậu chim lồng để chỉ được vui gượng và nếu buồn cũng chỉ là buồn riêng. Văn học lãng mạn Việt Nam là tiếng nói thở dài, có thể cảm thông của một lớp người vui gượng buồn riêng đó. Cho nên, giữa nhiều mục đích của việc sáng tác văn hoá, các nhà văn lãng mạn Việt Nam đã chọn cho mình một mục đích được họ coi là tối thượng: phụng sự nghệ thuật. Với Thế Lữ - nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới, mục đích ấy là:

Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể.

(Cây đàn muôn điệu)

Trong văn xuôi, với Khái Hưng và Nhất Linh nghệ thuật chỉ Đẹp (tên một tiểu thuyết). Thật ra, văn học lãng mạn 1930-1945 không phải là một dòng văn học thuần nhất. Nó tập hợp nhiều người và một số nhóm mà chủ trương, có tuyên bố hay không tuyên bố, đôi khi lại khác nhau. Nó bao gồm cả tiểu thuyết, thơ, kịch. Tuy nhiên, nghĩ đến dòng văn học này, người đọc thường nghĩ tới tiểu thuyết của nhóm Tự Lực văn đoàn (Chủ yếu là Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo) và phong trào Thơ mới từ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư qua Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính đến Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Điều đó có cái lí của nó: Đỏ là những tác phẩm, những tác giả thực sự có tác động đến người đọc và để lại dấu ấn trong nền văn học nước nhà, đó là những tác phẩm, tác giả hình thành nên những đóng góp và hạn chế chủ yếu của nền văn học này đối với thời đại và văn học.

Văn học lãng mạn Việt Nam có những mặt yếu của nó. Nó không nói đến những vấn đề nóng bỏng trước mắt. Nó né tránh nỗi khổ nhục của dân tộc, những đau đớn của kẻ nghèo, những bất công giữa cảnh bần cùng với cảnh xa hơn. Nó quên đi và làm cho mọi người cùng quên đi, dẫu trong phút chốc, những đen tối nghiệt ngã của đời sống. Lật nhiều trang sách, đọc nhiều bài thơ lãng mạn, người ta thấy trong cuộc đời hình như không có nỗi lo nào ghê gớm ngoài nỗi lo không được yêu nhau, không có nỗi đau nào đáng sợ bằng nỗi đau của tình yêu bị ngăn cấm hay bị phụ bạc, Từ trên rừng xuống biển, văn học lãng mạn không cho người ta nhìn thấy những cảnh chen chúc vật lộn để kiếm sống, để sống của con người. Đâu đâu cũng chỉ là một sự hài hoà, đẹp đẽ của thiên nhiên từ cảnh rừng già với giọng nguồn thét núi đến cảnh trăng lên thơ mộng trên biển Đồ Sơn, những luỹ tre xanh êm đềm rủ bóng những sườn đồi chênh vênh, những hang sâu động thẳm thường làm cái nền cho những cuộc tình éo le và cảm động. Cải chất thi vị hoá đời sống ấy phổ biến trong tác phẩm lãng mạn đến nỗi nhà văn hiện thực Nam Cao từng phải kêu lên: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối...

Muốn thoát li khỏi xã hội, văn học lãng mạn đưa người đọc vào vũ trụ của cá nhân, mà mỗi trang sách, mỗi câu thơ là một sự khám phá vào cái vô tận vô cùng của nó. Cải tôi đam mê, cái tôi chán chường, cái tội hào hứng, cái tôi phản kháng, cái tôi cam chịu, cải tôi thắm tươi, cải tôi tật bệnh...bao nhiêu là khía cạnh của cái tôi đồng thời hay lần lượt hiện ra, lên tiếng dời chỗ đứng của mình dưới mặt trời như một cái gì thật khẩn thiết. Chưa bao giờ trong văn chương Việt Nam, cá nhân con người được nói đến một cách tập trung và quyết liệt như thế. Hình như không có gì chính đáng bằng, đáng quan tâm bằng số phận của cá nhân, hạnh phúc và khổ đau của cá nhân. Cá nhân là tất cả và tuyệt đối, hưởng thụ cá nhân là chính đảng và cần kíp. Xuân Diệu kêu gọi:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ

Em, em ơi, tình non đã già rồi.

(Giục giã)

Văn học lãng mạn tìm đến hưởng thoát nhưng trước hết là đến với tình yêu. Tình yêu lúc ấy hầu như trở thành một thứ tôn giáo. Ngọc, trong Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, đưa tình yêu đến trước Phật đài để tôn thờ nó bất vọng bất diệt trong cõi vĩnh hằng. Một nhân vật trong truyện ngắn Trên sông Hương cũng của Khái Hưng thì nói: Ngoài em ra, ngoài ái tình của đội ta, ta không còn cần một thứ gì khác nữa.

Nhưng, trong cái xã hội ngày ấy, nhà văn lãng mạn đi đầu cho thoát khỏi sự bế tắc của đời sống? Chung quy lại vẫn là bóng tối, vẫn là cái tẻ nhạt và vô nghĩa của đời sống. Văn học lãng mạn đã nâng cái buồn lên thành một tiêu chuẩn của sự sống. Sống là phải buồn và buồn cần phải chia sẽ. Từ cái buồn thoáng qua, vô cớ thời Thế Lữ, của Lưu Trọng Lư, cái buồn trở nên mênh mông, một nỗi sầu vạn cổ với Huy Cận và càng trở nên bị thương, điện loạn với Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử... Đọc thơ lãng mạn, người đọc chìm ngập trong nỗi buồn!

Nhưng nếu tất cả chỉ có thế thôi, văn học lãng mạn đâu đáng tồn tại được suốt mười lăm năm như thế và được một lớp người đọc khá đông, không phải là những kẻ mù loà, ưu ái và ủng hộ đến như thế. Đầu tiên, thái độ thoát li xã hội, xét cho thấu đáo, có mặt tích cực của nó. Văn học lãng mạn đã không hoà giọng vào cái hợp xướng hoan ca của những thứ gọi là văn chương, ca ngợi một cách vô liêm sỉ nước Đại Pháp và sự văn minh khai hoá của nó trên đất nước Việt Nam này. Nỗi buồn lâm li của văn học lãng mạn ít ra cũng giúp người ta biết buồn nếu chưa biết làm gì khác trong cuộc sống nô lệ ngày ấy. Cải tâm trạng phủ nhận hết thảy. Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau của Chế Lan Viên cũng đáng được thông cảm. Trong những hành động phiêu lưu đầy chất anh hùng cá nhân của một anh chàng Dũng trong Đoạn tuyệt và Đội bạn của Nhất Linh, người đọc có thể tìm thấy một thái độ không an phận, một tiếng vỗ cánh bay lên của một con chim biết chán chường những thức ăn béo bố trong cái lồng son dành cho mình. Một bài thơ thường được nhắc tới nhiều của thơ lãng mạn, bài Nhớ rừng của Thế Lữ đã nói được không ít cay đắng của cuộc đời nô lệ và một khát vọng (dẫu là bất lực) về một cuộc đời tự do:

Nhở cảnh son lâm, bóng cả, cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

Trong không khí oi bức, ngột ngạt của xã hội thực dân phong kiến ngày ấy, văn học lãng mạn đã cố gắng tìm được một lối thoát phù hợp với sức vóc của mình chống lễ giáo phong kiến. Có thể nói: thông qua nhiều tác phẩm của nhóm Tự Lực văn đoàn, người đọc hiểu và cảm thông được tính chất phi lí tàn bạo, cái đần độn, man rợ, của nhiều thứ lễ giáo cho đến lúc ấy vẫn được coi là bất khả xâm phạm.Đó là thứ quan niệm hôn nhân môn đăng hộ đối không đềm xỉa gì đến quyền sống con người, mù quáng đến phi lí vô nhân đạo (như trong Nửa chừng xuân của Khải Hưng), là thứ chủ trương vừa tàn nhẫn, vừa giả dối đến khôi hài: cầm người quả phụ tái giá (như trong Lạnh lùng của Nhất Linh). Thái độ của các nhà văn lãng mạn đối với lễ giáo phong kiến là không hoà hoãn. Với họ, lễ giáo phong kiến đã hết thời rồi và sự tồn tại của nó không chỉ là việc có hại mà còn hoàn toàn lố bịch.

Chống lại lễ giáo, văn học lãng mạn ca ngợi tình yêu. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam đặc biệt là trong thơ, tình yêu - một tình cảm đẹp của con người - lại được nói đến với đầy đủ cung bậc như thế. Sự phong phú của chủ đề tình yêu trong văn học lãng mạn may ra chỉ có văn học dân gian (chủ yếu là ca dao) mới đuổi kịp. Trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh có thơ của 45 nhà thơ thì hầu như chỉ có một người không nói đến tình yêu! Cho đến ngày nay, những câu thơ, những bài thơ tình ngày ấy không phải còn làm rung lên nơi người đọc những tình cảnh đẹp và trong sáng, hoặc mộc mạc như:

Nắng mưa là bệnh của giới

Tương tự là bệnh của tôi yêu nàng.

(Nguyễn Bính)

Hoặc say đắm mà hoài nghi như:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Hàn Mặc Tử)

Văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 phát sinh và tồn tại như một sản phẩm tất yếu của lịch sử. Ngày nay, thật khó mà làm một phép cộng, trừ, nhân, chia đơn giản để rút ra trong hai mặt đóng góp và hạn chế của dòng văn học đó, cái còn lại là gì và bao nhiêu. Phê phán những hạn chế của tác phẩm văn học, của một nền văn chương là cần thiết. Song cải cần thiết hơn, là tìm cho được, cái thái độ trân trọng đại cát tìm vàng, từ tác phẩm đó, nền văn chương đó, những gì cần thiết cho con người, góp phần nâng cao tâm hồn con người. Những điều ấy ta có thể tìm thấy trong văn học lãng mạn Việt Nam, ít ra là trong rất nhiều tác phẩm. Hơn thế nền văn học nước nhà tuy có những khúc quanh, những điểm uốn, nhưng vẫn luôn là một sự tiếp nối không ngừng.