Bài làm
Đọc Truyện Kiều, ta thấy Nguyễn Du bất bình trước sự thao túng của đồng tiền trong xã hội nhưng rồi cuối cùng ông cũng thừa nhận “Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong”. Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta lại cảm nhận thái độ phản kháng trước lễ giáo phong kiến của một người phụ nữ sinh không hợp thời, kết cục vẫn phải chấp nhận kiếp lẽ mọn đắng cay khi "cố đấm ăn xôi” mà “xôi lại hẩm". Đọc thơ Tú Xương ta bắt gặp thái độ bất bình trước những nhố nhăng của trường thi với sự ô hợp Tây ta trộn lẫn, cuối cùng vẫn ngậm ngùi cái cảm giác "thi không ăn ớt thế mà cay" và dừng lại ở cái danh ông tủ sau bao bận làm thân sĩ tử. Nguyễn Công Trứ lại chọn làm một "ông ngất ngưởng" để bày tỏ thái độ bất bình. Khi đọc thơ Cao Bá Quát ta lại thấy vấn đề được mở ra ở phạm vi rộng và sâu hơn. Ông day dứt, giằng xé đau đớn làm sao để được làm mình, để sống thật sự có ích. Nỗi day dứt, giằng xé đó thể hiện tiêu biểu ở Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoàn).
Đọc bài thơ, khung cảnh đầu tiên mở ra trước mắt ta là hình ảnh "bãi cát dài lại bãi cát dài. Trên cái sa mạc cát vô tận ấy người bộ hành đang cực nhọc vật lộn "đi một bước như lùi một bước" để vượt qua nó. Đọc những câu thơ chữ Hán, ta mới cảm nhận hết được cái cực nhọc ấy:
Trường sa phục trường sa
Nhất bộ nhất hồi khước.
Vậy mà:
Nhật nhập hành vị dĩ
Khách tử lệ giao lạc
Đoạn thơ đầu này khá giàu yếu tố tự sự. Đó là câu chuyện về một hành trình khốn khó trên cát. Đọc đoạn thơ, người đọc dễ dàng hình dung cái khoảng không gian mênh mông rợn ngợp, cái hoang vắng cô lẻ. Tất cả chỉ cát và cát. Phải chăng, nó bắt đầu từ hình ảnh thực là những truông cát trải dài hoang sơ dọc các bờ biển miền Trung mà tác giả từng qua. Bởi thế ở câu thơ đầu, hai lần từ "trường sa" được vang lên đã gợi ra cái không gian mà người bộ hành đang dấn thân. Đi trên cát người ta nào thấy gì ngoài cát, quanh mình cát, nhìn phía sau là cát và ngút tầm mắt phía trước rất xa vẫn chỉ là cát. Đó là điều kinh khủng nhất khi ta phải đối mặt và còn kinh khủng hơn khi "nhất bộ nhất hồi khước" nghĩa là "đi một bước như lùi một bước". Cái cảm giác cô đơn nhỏ nhoi trước những truông cát dài đã nhường chỗ cho sự sốt ruột, căng thẳng, mệt mỏi của người đi trên cát và hoàn chỉnh hơn cái diện mạo của "trường sa". Câu thơ vừa tả thực những bước đi khó nhọc của con người trên những trảng cát trắng vô tận hoang sơ của dải đất miền Trung, vừa tả thực những việc cho ta cái ý niệm về những khó khăn mà con người muốn vượt "trường sa" phải đối mặt. Rồi bên cạnh cái khoảng không gian mênh mông, rợn ngợp "trường sa phục trường sa" ấy là thời gian con người phải đối mặt "nhật nhập hành vị dĩ". Mặt trời đã lặn rồi vậy mà hành trình trên cát của người lữ khách cô độc kia vẫn "chưa dùng được". Ta dễ dàng hiểu rằng, con người đã bị dồn. đấy vào cái thể cùng bởi giữa mênh mông những cồn cát hoang sơ ấy, không dễ gì tìm được chỗ nghĩ qua đêm, quả là "họa vô đơn chi". Và bất chợt bên khóe mắt người lữ hành cô độc một giọt lệ rơi. Đối mặt với thực tế quá ư nghiệt ngã không dễ dàng thoát ra, kẻ lều chõng kia đang quẫy lộn một cách tuyệt vọng. Nhân vật đồng hành duy nhất cùng đi qua những trảng cát là mặt trời thì đã lặn. Chỉ còn nỗi cô đơn bất tận như "trường sa" vây kín, bám đuổi riết người lữ khách. Và trong nỗi tuyệt vọng vô bờ ấy người lữ khách cố tìm đến một phép thắng lợi tinh thần, ấy là mơ ước học được "tiên ngủ". Khi biết mình không học được Hạ Hầu ấn phép "thụy du", người bộ hành ấy chỉ còn biết trách mình.
Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng
(Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi)
Hai câu thơ vang lên như một lời tư vấn, một sự lên án chính bản thân. Hoàn toàn không đổ thừa cho hoàn cảnh, người bộ hành ấy tự nhận lỗi về phía mình. Bởi quả thực "trường sa" mãi mãi vẫn là "trường sa", không phép màu nào làm cho nó ngắn lại được. Bởi thế, phải chăng chỉ có con người tìm mọi cách để chinh phục "trường sa". Nhưng trong hoàn cảnh thực tại rõ ràng con người đang bị "trường sa" khuất phục. Bởi thế, biết oán ai, trách ai, nếu không phải là chính mình?
Nhưng cũng từ đằng sau lời than, đằng sau giọng oán thán ngậm ngùi đó ta dần cảm nhận những ý niệm sâu xa mà tác giả muốn biểu đạt. Một cuộc tìm kiếm mang ý nghĩa tinh thần đã được tác giả gắn kết giữa việc đi trên cát và trèo non, lội suối. Bởi vậy những lời than oán kia không phải lời than của một kẻ lữ hành thuần túy như trăm nghìn người đi đường khác, cũng bởi vậy dù là những lời than mà lại bộc lộ cái khí chất cứng cỏi, một khát vọng hơn người:
Cổ lại danh lợi nhân
Bôn tẩu lộ đồ trung
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu
Tỉnh giả thường thiếu tủy giả đồng
(Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người)
Vậy là không chỉ dừng lại tả những trảng cát dài bất tận và kể lại cuộc hành trình chưa tới đích của người lữ khách. Sự chuyển hướng của đề tài đã rất rõ từ câu 5. Đi trên cát và cái khó của đi trên cát không phải là chuyện trung tâm nữa mặc dù cuộc hành trình còn dang dở. Đến đây thì ta hiểu, đi trên cát chỉ là cái cớ, chỉ là mượn nó để bày tỏ suy tư. Bài thơ bắt đầu hướng đến một lớp nghĩa khác ấy là sự liên kết giữa bãi cát, việc đi trên cát và con đường danh lợi. Từ ý thơ nói về chuyện danh lợi, ta thấu hiểu nỗi trăn trở của Cao Bá Quát với chuyện công danh. Bởi bất cứ thời nào, hai tiếng công danh vốn có sức hấp dẫn mãnh liệt với con người, đặc biệt là những người hãnh tiến. Các nhà nho thời trước cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Sinh ra trên đời làm một đấng nam nhi, việc đầu tiên phải nghĩ đến là cái "danh", phải khẳng định được sự tồn tại có ý nghĩa của mình, phải nỗ lực để "có danh gì với núi sông" để "trị quốc bình thiên hạ". Khát vọng ấy không có gì xấu, thậm chí nó đã trở thành động lực thúc đẩy biết bao người vượt lên hoàn cảnh để đạt đến thành công, để "trị nước, cứu đời" và sống thực sự có ích, lưu danh sử sách. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít kẻ coi công danh như một thứ nấc thang để leo lên chỗ nhiều bổng lộc, còn công danh như một miếng mồi ngon phải cố công giành giật để mưu cầu lợi ích cá nhân. Với những con người đó, danh đi liền với cái lợi, mà lợi ở đây chính là cuộc sống đủ đầy và sự thỏa mãn thân xác. Bởi thế, ta không lạ, dù ở thời nào cuộc đua chen để giành giật cái danh thường diễn ra vô cùng quyết liệt. Đứng trước cuộc đua tranh danh lợi kiêu ruồi bâu đĩa mật ấy những người còn giữ được lương tri, những người với tư cách và mục đích trong sáng, tìm đến danh để làm được cái gì đó cho cuộc đời thấy đau đớn, thấy ngao ngán. Cao Bá Quát cũng vậy, ông không chỉ phiền muộn, ngao ngán mà thấy xấu hổ khi tự mình làm lẫn mình trong vô số những con người đang chạy đua đáng khinh ghét kia. Trong thâm tâm, ông hắn đã tự nhủ: thời điên đảo này, chữ công danh đâu còn giữ được nguyên giá trị của nó, vậy tại sao ta vẫn ngu muội sa vào để rồi phải vùng vẫy, vật lộn với nó. Đến đây thì ta hiểu rất rõ sự liên tưởng, so sánh giữa việc đi trên trường sa" với việc đi tìm công danh có khác nhau nhiều đầu, giữa con đường hướng tới kinh đô tìm kiếm phú quý của hạng người tìm danh lợi với việc đi trên cát, vật lộn trên bãi cát dài còn xa tít tắp khi mặt trời đã bắt đầu lặn.
Cái công danh bị biến tướng đã ít nhiều khiến tác giả đau lòng. Nhưng chưa dừng lại ở đó, điều khiển ông thấy dằn vặt chính là khi đối mặt với việc "tỉnh giả thường thiếu túy giả đồng (người say vô số tỉnh bao người). Vấn đề có ý nghĩa rộng lớn và cấp thiết hơn rất nhiều khi mà cả xã hội đang sống trong cơn mê, cơn khát công danh và điên rồ lao theo nó bất chấp tất cả. Càng đau lòng hơn khi trong cơn lốc kia thật khó tìm ra người tình hay nói đúng hơn là hiếm người nhận ra mối nguy hại của trạng thái ấy. Tác giả thấy được thực tế "người say vô số, tỉnh bao nhiêu" nhưng vẫn phải ngầm thừa nhận chính bản thân mình cũng chưa thoát khỏi cơn khát chung ấy. Có điều ông biết kiềm chế để không tự đẩy mình vào trạng thái khóc cười vì hai tiếng công danh đã bắt đầu rỗng tuếch. Ta chợt nhớ tới câu nói của nhà thơ Trung Quốc đời Đường Khuất Nguyên: "cuộc đời đục cả, một mình ta trong, người đời say cả, mình ta tỉnh". Cao Bá Quát không làm cái việc tự đề cao mình bằng sự thực mình còn chút tỉnh táo. Ông chỉ không để cho mình bị biến thành nô lệ của chữ công danh. Như thế, phải chăng là đã rất đáng quý rồi. Câu thơ chất chứa một nỗi u uất, một tâm trạng xót xa, chua chát khi thấy bao kẻ đang lao vào cơn say mà chính ông chỉ biết đứng nhìn.
Đọc những câu thơ tiếp theo:
Trường sa, trường sa nại cử hà?
Thản lộ mang mang ủy lộ đa.
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca
(Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?)
Ta lại bắt gặp giọng tư vấn, bắt gặp một sự thật nghiệt ngã khi mà trời đã sáng mà thân hãy còn mê, hãy còn bị níu giữ bởi bãi cát dài ngút mắt không thấy điểm dừng ấy. Hình ảnh bãi cát dài một lần nữa lại xuất hiện nhưng không phải để gợi tả không gian như ở câu thơ đầu. Nếu "trường sa" xuất hiện ở câu thơ đầu như một đối tượng để chinh phục thì ở đây "trường sa" có dáng dấp của một đối tượng để chia sẻ tâm tình. Chính cái trở lực mà "trường sa" gây ra đã giúp tác giả nhận ra và đối mặt với chính mình, hiểu rõ con người mình và con đường đang đi. Vậy thì rõ ràng "trường sa" phải là một người bạn chứ sao nữa. Cũng trong giây phút đối mặt với thực tế ấy, tác giả hiểu rằng, con đường tìm kiếm công danh cũng là một con đường ghê sợ, hơn nữa ông còn biết chắc rằng, "đường ghê sợ" thì nhiều mà "đường bằng" thì ít, thì còn mờ mịt, xa xăm. Bởi thế, những câu thơ cuối cùng như khép lại con đường còn chưa mở ấy:
Thích ngã nhất xưởng cùng đổ ca
Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp
Nam sơn chi nam ba vạn cấp
Quân hồ vị hồ sa thượng lập
(Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng "
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát)
Rõ ràng, con người đã bị đẩy vào nghịch cảnh trớ trêu, trở "đi mắc núi", trở lại "mắc sông". Tiến hay lùi giữa hoàn cảnh ấy không có giọt lệ nào tuôn rơi như ở phần đầu bài thơ nhưng cái day dứt, dằn vặt lại tăng thêm gấp bội. Hình ảnh những ngọn núi, con sông vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Quả thật trên hành trình về chốn kinh kì tìm kiếm công danh tác giả đã phải vượt núi cao, sông sâu. Nhưng ở một cách hiểu khác, múi sông phải chăng là những thể lực cản đường? Thể lực đẩy con người vào tình trạng "cùng đồ". Nhưng thật tuyệt vời khi đã đối diện với "cùng đồ", vượt lên khỏi những con người bình thường, nhà thơ - con người vĩ đại ấy đã nhận ra lối thoát, nghĩa là tính biện chứng của cái gọi là cùng tắc biến. Ở đây, một sự lựa chọn đã xuất hiện "Quân hổ vì hồ sa thượng lập" (Anh đứng làm chi trên bãi cát). Phải chăng đó là tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của một con đường mới dù chỉ manh nha xuất hiện nhưng cũng đủ thôi thúc con người. Dù nhân vật trữ tình đã ý thức được những thử thách đang đón chờ phía trước khi một mình một con đường mới nhưng không lùi bước. Vượt qua sự phân vân, dùng dằng, câu thơ kết như một lời tự thúc giục.
Qua Bài ca ngắn đi trên bãi cát, người đọc đã thấy lung linh hiện lên một nhân cách lớn, một trí thức "không biết ngủ" trước cuộc đời. Cũng không chịu là một trong số đông những kẻ "say vô số", ông tự tách mình và đứng vào nhóm "tỉnh bao người" để rồi tự vấn lương tâm về trách nhiệm của bản thân với xã hội, trách nhiệm của một đấng nam nhi với cơ đồ đất nước. Và hơn hết ta nhận thấy, dù trên đường đời ông đã gặp nhiều thách thức nhưng là người biết vươn lên mạnh mẽ, ông đã tự khẳng định mình và bảo vệ những giá trị nhân văn cao đẹp. Bởi thế, ông mới là ông, mãi là ông, mãi là cây tùng, cây bách "giữa trời đông rét mướt mà vẫn đứng hiên ngang" (Bài ca cái roi song).