Bài làm

Tú Xương là một trong những nhà thơ có cảm quan nhạy bén trước sự đổi thay của nhân tình thế thái. Xã hội thời Tú Xương sống là xã hội đang bị đảo lộn về tất cả, ngay cả giá trị thiêng liêng nhất là tình thương cũng bị mai một, tình người với người chỉ còn là thứ tình cảm hời hợt bán mua, đổi chác quá ư dễ dàng. Giữa xã hội nhố nhăng ấy, nhà thơ tự giữ lại cho mình tình cảm cao quý nhất là tình yêu đối với người vợ. Thương vợ là bài thơ hay ghi lại tình yêu chân thành của nhà thơ dành cho người vợ, vừa có sự cảm thông, chia sẻ và biết ơn vừa là lời tự thán, tự trách bản thân về trách nhiệm của người chồng:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phần

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.

Ngay câu mở đầu Tú Xương đã tỏ ra là người chồng biết quan tâm đến vợ, am hiểu công việc làm ăn của vợ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Bà Tú buôn bán, đấy là công việc chính là làm để nuôi chồng nuôi con. Quanh năm suốt tháng chứ đâu phải là ngày một ngày hai, nghĩa là liên tục, không ngừng nghỉ. Nỗi vất vả của bà Tú kéo dài theo năm tháng. Mom sông là không gian làm ăn của bà. Đó là chỗ đất nhô ở bờ sông Vị Hoàng chảy qua thành phố Nam Định, một thế đất rất chênh vênh, cheo leo, không vững vàng, sẵn sàng đổ ụp xuống sông bất cứ lúc nào. Thế mới thấy sự nguy hiểm cho tính mạng của bà cùng nỗi vất vả, cực nhọc trong công việc làm ăn. Ở đây không gian mom sông, thời gian quanh năm tô đậm hơn hình ảnh của bà Tú tảo tần, ngược xuôi. Đó là người phụ nữ truyền thống của bao đời và đến bà Tú càng rõ nét hơn.

Câu thơ sau nâng vị thế của bà trở thành người trụ cột của gia đình, còn ông chồng bị hạ xuống hạng ăn bám, là gánh nặng cho vợ. Nuôi đủ năm con với một chồng. Cách đếm năm con với một chồng thật đặc biệt. Nhà thơ đặt một ông chồng ngang hàng năm đứa con cũng phải nuôi tựa như ông bé bỏng. Bởi nuôi ông không chỉ cơm ăn no, áo đủ mặc mà còn phải có ít rượu cho ông nhâm nhi, ngân nga thơ phú, bộ áo mới cho ông vui vẻ cùng bè bạn. Bà Tú lo tất, bà vừa nuôi, vừa cung phụng ông. Từ đủ cùng những số từ làm toát lên mức độ của việc nuôi nấng ấy. Gánh nặng chồng con đè nặng lên đối với bà Tủ. Người phụ nữ như địa vị của bà chỉ việc nâng khăn sửa túi cho chồng, việc làm ăn để chồng lo. Vậy mà bà phải bước vào dòng đời xô bồ để lo cơm áo cho sáu miệng ăn, làm thay việc của chồng đủ thấy bà đã hi sinh tất cả vì chồng con. Thấu hiểu hoàn cảnh của vợ, đánh giá xứng đáng công lao của vợ chứng tỏ nhà thơ yêu vợ, thương vợ tha thiết lắm.

Hai câu thực tiếp nối mạch cảm xúc cảm thông, chia sẻ:

Lặn lội thân có khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Công việc của bà đến đây hiện lên thật rõ nét cụ thể. Bà Tủ lặn lội ngược xuôi lúc một mình vượt đường xa, quãng vắng, lúc cãi vã giành giật ngay trên sống với những chuyến đò đông khách qua. Sự vất vả, cực nhọc của bà là vậy.
Lặn lội, eo sèo thể hiện tính chất gay go của cuộc mua bán. Câu thơ gợi ta nhở đến thân phận của người phụ nữ xưa qua câu ca:

Cái cò lặn lội bờ sông.

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

Cái cò trong ca dao và thân cò trong thơ Tú Xương dường như là một. Hình ảnh so sánh độc đáo đó càng làm cho tình cảnh của bà Tủ thêm đáng thương. Đổi lập cái đơn độc, lẻ loi của bà với vẻ quạnh hiu khi quãng vắng là vẻ tấp nập, đông đúc của buổi đò đông, nhà thơ cực tả những cực nhọc, gian lao của bà để duy trì sự sống cho chồng, con. Ông Tủ thấu hiểu điều ấy. Và ông đâu có dửng dưng. Đằng sau từng câu chữ là nỗi niềm chất chứa tâm can. Ông cảm phục vì sức dẻo dai quanh năm làm việc của bà, ca ngợi bà vì bà hết lòng vì chồng con. Nhưng một nỗi xót xa, hổ thẹn ngự trị trong lòng ông: tự trách mình chưa làm tròn trách nhiệm của người chồng. Bà Tú biết được tâm sự như thể của ông chắc gánh nặng sẽ vơi đi rất nhiều và trong tâm chắc cũng được an ủi, động viên.

Khó nhọc, gian nan là vậy nhưng bà Tủ không một lời than vãn. Ngày tháng, công việc cứ trôi qua im lặng như chính cuộc đời bà:

Một duyên hai nợ âu đành phần

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Câu thơ như nói, rất tự nhiên, đa thanh, có thể coi là lời của ông hoặc bà đều được. Nhưng xưa nay bà có than thân bao giờ, bà chấp nhận tất cả, giấu kín lòng mình với bao nỗi xót xa tủi cực. Ông Tủ vì tấm lòng thương vợ cất lên lời nói thay cho bà. Dùng lối nói dân gian vợ chồng là duyên là nợ. Tú Xương vận rất đáng để nói về bà Tủ, cuộc đời bà như vậy vừa là duyên, vừa là nợ, duyên một thì nợ hai, hạnh phúc do duyên mang lại ít, cực nhọc do nợ là phần nhiều, số phận là thế thì đành chấp nhận. Dám quản công tức không nề hà, không kể công dù có vất vả năm nắng mười mưa. Đã vận vào cái số phận làm sao thoát ra, câu thơ kết thúc bằng thanh trắc âu đành phần cũng khiến cho cảm xúc bị dồn nén nhiều hơn. Hắn bà Tú không ít lần chạnh lòng, nhưng bà đã dằn lòng an phận, chấp nhận im lặng cam chịu. Đến đây, Tú Xương nhập hắn mình vào vợ để lắng nghe từng nỗi niềm u uẩn của bà. An đằng sau ấy là bao nỗi niềm của ông, một người chồng khổ tâm để vợ vất vả ngược xuôi mà không giúp được gì. Câu thơ toát lên nỗi thương vợ và tự trách rất sâu sắc.

Hai câu cuối, tình cảm như được bộc phát mạnh mẽ, không phải lời tâm tình nhẹ nhàng như trước mà là tiếng chửi độc:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.

Tiếng chửi không phải của bà Tú vì bà chấp nhận, cam chịu suốt đời, ông Tú mong bà chửi để gánh nặng lòng ông được vơi bớt, chí ít vì bà coi ông khác lũ con. Sự dồn nén, bức bối buộc ông mượn lời bà để tự chửi mình. Một đấng chồng mà chỉ ngồi ăn bám, vô lo, có khi hạch sách, lên mặt, nhìn vợ tất tả ngược xuôi vất vả còn xứng là chồng không? Ông tự kết án mình đã ăn ở bạc bẽo, lạnh lùng, thờ ơ, vô trách nhiệm. Sự hờ hững ấy của ông khiến cho bà càng đau khổ hơn gấp ngàn lần. Gánh nặng vật chất dù chồng chất đến mấy bà Tú cũng cố chèo lải lo toan, chịu được nhưng bị hờ hững, bị đối xử tệ bạc, không được sẻ chia sẽ làm cho bà gục ngã ngay. Một ông chồng như thế bà đâu cần, có cũng như không. Lấy bản thân mình, nhà thơ khái quát hiện tượng trên thành thói đời nghĩa là nó rất phổ biến, thường diễn ra. Đó chính là đặc trưng của xã hội đồng tiền buổi giao thời mà nhà thơ sống. Ý nghĩa tố cáo của câu thơ và vạch rõ tính chất xấu xa của xã hội bị coi nhẹ tình cảm, trọng sĩ diện, danh vọng, tiền tài. Câu thơ khép lại bằng từ không tưởng nhẹ nhàng mà hướng người đọc đến chiều sâu tâm trạng chất chứa nỗi chua xót, tự giận của chồng và niềm đau khổ của người vợ.

Bài thơ là tiếng lòng chân thành vừa ngợi ca, cảm phục, chia sẻ, cảm thông trước vất vả, gian nan của bà Tú vừa là lời tự trách, tự lên án của ông Tú. Phải yêu vợ, thương vợ đến mức sâu sắc nhà thờ mới viết lên bài thơ giàu cảm xúc, chân thực như vậy. Chất trữ tình và trào phúng quyện hòa trong nhau đưa người đọc đến những cung bậc tình cảm rất sâu sắc giản dị, đáng trân trọng, ẩn chứa trong lòng nhà thơ vốn căm ghét thế thái, nhân tình đổi thay. Tú Xương qua bài thơ gửi đến những người chồng bức thông điệp: hãy nói lời yêu thương chia sẻ thật nhiều với người vợ.