Bài làm 1
Sau khi chiếm đóng ba tỉnh miền Đông, giặc Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1861, nhân dân Nam Bộ đã tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc, thuộc Long An ngày nay. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt làm cho mã tà ma nỉ hồn kinh, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để tế linh hồn những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh ấy. Đây là đỉnh cao nghệ thuật và tư tưởng trong sự nghiệp thơ văn của ông. Cũng qua tác phẩm này, nhà thơ lỗi lạc đất Đồng Nai đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bị tráng về người nông dân yêu nước chống xâm lược.
Mở đầu bài văn tế là một lời than. Hai tiếng Hỡi ôi! vang lên thống thiết, đó là tiếng khóc của nhà thơ đối với người nông dân nghĩa sĩ, là tiếng nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo:
Súng giặc đất nền, lòng dân trời tỏ.
Âm vang tiếng súng gợi lên cơn tạo loạn của đất nước một thời, nổi lên vấn đề trung tâm của thời đại, sự đối lập giữa giặc và dân. Giặc gắn với sủng - biểu tượng cho sự tàn bạo. Súng ở đây được thể hiện ở mức tàn bạo nhất: Súng giặc đất rền. Dân gắn với tấm lòng, tấm lòng này cũng bộc lộ ở mức cao nhất: lòng dân trời tỏ. Lời than mở đầu, đặt ngay hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ vào thử thách lớn của lịch sử.
Trong đoạn mở đầu này, tác giả cũng đã khẳng định ý nghĩa bất tử của cái chết vì dân vì nước:
Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.
Ở đây tác giả đã biểu dương tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng của người nông dân nghĩa sĩ trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Đồng thời nó cũng tạo nên một cái nền hoành tráng để tôn tầm vóc bức tượng đài người nông dân - Nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam.
Trước đòi hỏi của vận nước thì Trang dẹp loạn rày đâu vắng? Ghé vai gánh vác sứ mệnh dân tộc lúc này lại là những con người quá đỗi hiền lành - người nông dân. Những người nghĩa sĩ nông dân kia xuất thân từ đồng ruộng chất phác, hiền lành, cần cù, chịu khó làm ăn, quanh quân trong xóm làng, làm bạn với con trâu, đường cày, rất xa lạ với cung ngựa, trường nhung:
Nhớ linh xưa:
Côi cút làm ăn;
toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa, đầu tới trường nhung,
chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Họ là lớp người đông đảo, sống gần gũi quanh ta. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nông, chưa hề ngó tới việc binh đao và vũ khí đánh giặc:
Việc cuốc, việc cày, việc cấy, tay vốn quen làm;
tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Nhấn mạnh cái gốc nông dân của hình tượng người nghĩa sĩ là một nét mới, một bước tiến trong cái nhìn của Đồ Chiểu so với văn học trung đại, tạo cơ hội cho một loại hình tượng nghệ thuật mới, hình tượng người nông dân đánh giặc vào văn học. Những câu thơ sau này của Chính Hữu như: “Quê hương anh nước mặn đồng chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” phải chăng bắt đầu từ cái ngọn nguồn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của hơn tám mươi năm về trước?
Khi Pháp xâm lược, người nông dân lam lũ, cần mẫn đến âm thầm tội nghiệp ấy bỗng trở thành người lính can trường. Chính ý thức dân tộc, tình cảm yêu nước, lòng quả cảm nảy sinh trong hòan cảnh đặc biệt đã thôi thúc người nông dân trở thành những anh hùng. Điều lí thú là khi lí giải quá trình chuyển biến từ người nông dân thành nghĩa sĩ, tác giả đã phát hiện ra chất nghĩa sĩ đậm sắc thái nông dân, khiến hình tượng phải được gọi chính xác bằng một cái tên: nông dân - nghĩa sĩ.
Bản chất yêu nước của người nông dân - nghĩa sĩ vẫn ẩn kín sau manh áo vải và cuộc đời lam lũ vất vả. Lòng căm thù giặc lại được biểu hiện một cách cũng hết sức nông dân: “ghét thói mạt như nhà nông ghét cỏ”. Nguyễn Đình Chiểu đã dùng lối nói của nông dân để phô hết lòng căm thù của nông dân một cách thật mãnh liệt và hồn nhiên:
Bữa thấy bóng bỏng che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Đối với giặc Pháp và lũ tay sai bản nước, họ chỉ có một thái độ ăn gan và cắn cổ, mộc mạc, bộc trực nhưng rất mạnh mẽ, dứt khoát.
Cùng với lòng căm thù là sự trỗi dậy của ý thức công dân. Người nông dân ra trận không phải do một cơn phấn khích ngẫu hứng mà là do một nhận thức đẹp đẽ, sâu xa về Tổ quốc:
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đầu dùng lũ treo dê bán chó.
Ngôn ngữ ước lệ của thi pháp trung đại đã phát huy sức mạnh trong những hình ảnh tráng lệ, thiêng liêng của đất nước: một mối xa thư đồ sộ, hai vầng nhật nguyệt chói lòa. Kích cỡ hình ảnh cũng là kích cỡ lòng tự hào của người nông dân - nghĩa sĩ dành cho Tổ quốc mình. Lòng yêu nước đã dẫn đến tinh thần tự nguyện xả thân vì nghĩa:
Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;
chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyện này dốc ra tay bộ hổ.
Khi đứng vào đội quân chiến đấu, người nông dân - nghĩa sĩ ấy gặp biết bao khó khăn, hòan toàn phải tự lực, không được sự giúp đỡ của quan quân triều đình: "trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Họ vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, lại không được tập rèn võ nghệ hay bày bố binh thư. Họ thiếu thốn đủ thứ, ngoài cật chỉ có một manh áo vải, cũng không sủng ổng, đạn dược chỉ có cây gậy tầm vông, lưỡi dao phay, bó rơm con củi - những vật dụng thường ngày của người nông dân mà thôi. Vậy mà họ hăm hở biết bao. Họ tự nguyện và sẵn sàng xốc tới. Nguyễn Đình Chiểu đã đứng ở tầm cao tư tưởng để nhận ra chân lí giá trị tinh thần của người nông dân - nghĩa sĩ.
Hình ảnh cuối cùng gây ấn tượng mạnh mẽ nhất là hình ảnh oai hùng, kì vĩ của những người nông dân - nghĩa sĩ này trong giờ phút làm nên lịch sử một trận đánh Tây. Lực lượng hai bên dù không cân sức nhưng với tất cả lòng căm thù giặc và ý chí bảo vệ Tổ quốc đã vào trận đánh với khí thể đạp lên đầu thì mà xốc tới: “Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, họ tấn công như vũ bão, tung hoành giữa đồn giặc:
...Xô của xông vào liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;
bọn hè trước, lũ ở sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
Các động từ chỉ hành động nhanh nhẹn, mạnh được sử dụng với tần số cao: đánh, đâm, chém, lướt, xô, xông, đạp, hè, ... cùng các từ chỉ phương hướng ngược nhau: ngang - ngược, trước - sau... đặc tả không khí náo nhiệt của một trận đánh diễn ra nhanh, gọn, đầy hào hứng. Hai từ cũng lặp lại cũng đốt xong nhà dạy đạo kia, cũng chém rớt đầu quan hai nọ vừa làm nổi bật thế tương phản của trận đánh, vừa mang đến tiếng reo vui tự hào của niềm tin chính nghĩa.
Đoạn văn được xây dựng bằng những chi tiết chân thực và gợi cảm, ngôn từ giản dị mà chính xác, với những lối ví von so sánh đặc biệt nông dân. Cảm hứng chủ đạo trong đoạn này là cảm hứng anh hùng ca. Ở đây bút pháp hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp trữ tình, vừa tái hiện hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ, vừa bộc lộ niềm cảm thông tự hào của tác giả.
Tác phẩm còn có những giọt lệ than khóc tiếc thương những người nông dân - nghĩa sĩ ấy của quê hương: “cỏ cây mấy dặm sầu giăng, già trẻ hai hàng lụy nhỏ, của những người mẹ góa đau đớn khóc trẻ và người vợ trẻ chạy tìm chồng trong cơn bóng xế”. Những người nông dân - nghĩa sĩ đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Tấm gương chiến đấu của họ là: “tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm “đời đời bất diệt, đáng tự hào. Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ - Một tấm gương xả thân vì nghĩa lớn.
Tóm lại tác phẩm khẳng định văn chương lỗi lạc, tấm lòng yêu nước thương dân của Đồ Chiểu. Bằng giọng văn vừa hùng tráng, vừa thống thiết bị ai, tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân yêu nước chống xâm lược.
Bài làm 2
Nửa cuối thế kỉ XIX là một giai đoạn biến động mạnh mẽ của lịch sử dân tộc ta, đánh dấu bằng cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Cảnh nước mất nhà tan, muôn dân đau khổ đã khiến cho biết bao sĩ phu yêu nước cầm bút làm thơ. Trong số những tác giả ấy không thể không nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu với bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Tác phẩm đã khắc hoạ một hình tượng nghệ thuật thật đẹp về người nông dân - nghĩa sĩ trong buổi đầu chống Pháp của dân tộc.
Nhà văn Nga Sekhớp đã nói: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo trong cốt tuy”. Nhận định ấy đã trở thành chân lí của nghệ thuật nói chung và của văn học nói riêng. Điều đó được thể hiện sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ, nhà văn, nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc, bởi chính nhà thơ đã từng nói:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Có lẽ vì ý thức được sâu sắc vai trò của thơ văn đối với đời sống mà Nguyễn Đình Chiểu luôn hướng các tác phẩm của mình về phía “nghệ thuật vị nhân sinh”. Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng ra đời trên nền tảng đó.
Theo ghi chép của lịch sử thì tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời là do một người bạn học của Nguyễn Đình Chiểu là Đỗ Quang - bấy giờ giữ chức Tri phủ - có lời nhờ cậy. Nhưng hắn đó không phải là lí do duy nhất để Nguyễn Đình Chiểu viết nên tác phẩm này. Một lí do nữa, lí do quan trọng nhất để Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được ra đời là do chính bản thân tác giả - một sĩ phu yêu nước - vô cùng cảm động khâm phục tấm gương chiến đấu anh dũng của những nghĩa sĩ hi sinh trong trận chiến với thực dân Pháp ở Cần Giuộc. Bởi vậy khi đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ta không chỉ thấy ở đó một tấm lòng cảm phục, kính trọng đối với những nghĩa sĩ mà còn bắt gặp một bức tranh chân thực về cuộc sống lao động và chiến đấu của họ, những người nông dân khoác áo nghĩa binh.
Tác phẩm được viết theo thể loại văn tế. Loại văn này thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học thể hiện tấm lòng đối với người đã khuất như: Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái, Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, Lối văn được sử dụng là biền ngẫu, từng vế sóng đôi tạo nên sự nhịp nhàng, cân đối.
Trong kho tàng văn tế Việt Nam thì Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được đánh giá là một kiệt tác, bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học, tác giả đã xây dựng được một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân - nghiã sĩ. Bà Tác phẩm có kết cấu bốn phần: phần lung khởi nêu khái quát về cuộc chiến đấu và sự hi sinh của nghĩa sĩ, phần thích thực nêu lên những đóng góp, công lao của người nghĩa sĩ đối với nhân dân, với đất nước, phần ai vẫn thể hiện nỗi niềm tiếc thương của những người ở lại, phần kết là lời hứa về những việc làm của người còn sống để đền ơn những người đã khuất. Đây cũng là kết cấu chung vốn có của thể loại văn tế trong văn học cổ điển.
Trong phần lung khởi của bài văn tế, người đọc bắt gặp ở đó hoàn cảnh của cuộc chiến đấu và ý nghĩa của nó:
Hỡi ôi! Súng giặc đất nền, lòng dân trời tỏ
Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi như phao
Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.
Khi thực dân Pháp kéo quân vào giày xéo đất nước ta, giết hại nhân dân ta đến mức:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất đỗ đàn chim dáo dác bay.
(Chạy giặc, Nguyễn Đình Chiểu)
Thì thử hỏi lòng dân ai không oán hận? Nhưng trong hoàn cảnh ấy không phải ai cũng có sức mạnh để đứng lên, ai cũng dám cầm gươm mà tiêu diệt kẻ thù. Chỉ có những người nông dân vốn yêu chuộng hoà bình, vốn giàu sức mạnh mới dũng cảm quên mình để bước vào cuộc chiến đấu.
Những người nông dân Nam Bộ vốn chất phác, hiền lành chỉ biết “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Chỉ riêng từ côi cút đã đủ khiến cho độc giả hiểu được về cuộc sống của những người nông dân này. Người dân Việt Nam vốn quen làm lụng một nắng hai sương”, suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để làm ra hạt lúa, củ khoai lo cho từng bữa ăn. Cải nghèo, cái khó đã khiến họ suốt cả một đời chỉ biết lao động hăng say, không biết đến binh đao, chiến trận. Họ hiền lành, chân thật đến mức:
Chưa quen cung ngựa, đầu tới trường nhung;
chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Đôi bàn tay của họ có nhiều chai sạn nhưng những vết chai sạn ấy chỉ là do họ cầm cuốc, cầm cày quá nhiều chứ không phải là do họ cầm khiên, cầm mác chiến đấu. Điều đó chứng tỏ vẻ đẹp của người nông dân Nam Bộ nói riêng và những người dân Việt Nam nói chung: yêu lao động, yêu hoà bình,
Vẫn là những người nông dân ấy nhưng trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, Nguyễn Đình Chiểu đã nhận thấy ở họ một sức mạnh chiến đấu, một sức sống tiềm tàng khoẻ khoắn, cương trực. Một vẻ đẹp đặc trưng của con người Nam Bộ: Làm ơn há dễ trồng người trả ơn. Từ những người chân lấm tay bùn, họ bỗng “Rũ bùn đứng dậy sáng loà” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) trở thành những nghĩa sĩ kiên cường mang trên đối với sức vóc của cả dân tộc.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã xây dựng được hình ảnh một tập thể anh hùng trong chiến đấu, mang trong tim dòng máu nóng của lòng căm thù mãnh liệt:
Bữa thấy bòng bong che trắn lốp, muốn tới ăn gan;
ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Nhìn thấy những chiếc tàu Pháp ngày ngày nghênh ngang đi lại trên sông ngòi quê hương, chứng kiến cảnh nhân dân bị đàn áp đói khổ, lòng căm thù trong họ bước đầu mới chỉ là “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”- một lòng căm thù sục sôi nhưng vẫn mang đậm chất nông dân thực thà, chân chất, rất đời thường.
Quê hương đã chìm trong ách thống trị của bọn thực dân những người dân Nam Bộ vẫn hướng mắt về phương Bắc - nơi còn giữ được chủ quyền - hi vọng quan quân nhà Nguyễn sẽ tới để đánh đuổi Pháp. Nhưng rồi:
Tiếng phong bạc phập phồng hơn mươi tháng trông tin quan như trời hạn trong mưa.
Đã hơn mười tháng, người dân Nam Bộ vẫn chưa thấy bóng dáng một đoàn quân nào của triều đình nhà Nguyễn; bởi vậy họ càng trông ngóng, càng hi vọng bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu. Biết tới khi nào Thánh đế ân soi thấu để họ có thể đón nhận một trận mưa nhuần rửa núi sông ? (Ngư tiều y thuật vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu)
Bản chất những người nông dân ấy hiền lành, chất phác đến mức căm thù hoặc họ cũng chỉ biết so sánh bằng hình ảnh “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Có đối với nhà nông là kẻ thù nguy hiểm, bởi nó sẽ cướp đi của họ sự no ấm, sự bội thu của mùa màng, sẽ khiến gia đình họ nghèo hơn, đói đơn. Và giặc Pháp cũng vậy, chúng là kẻ thù “bất cộng đái thiên” bởi chúng cướp nước, cướp ruộng vườn, tàn sát dân ta.
Những người nông dân ấy giản dị, mộc mạc cả về hình thức bên ngoài lẫn bản chất bên trong. Nếu bản chất họ thật thà, chất phác đôn hậu bao nhiêu thì bề ngoài của họ cũng giản dị, cũng mộc mạc bấy nhiêu. Là nghĩa sĩ nhưng họ không mang giáp trụ, không sáng, không khiên. Trên tấm thân ấy chỉ là “một man”. Điều này cho thấy sự đối lập về lực lượng giữa những người nghĩa binh và bọn thực dân Pháp. Họ mang dao phay, mang rơm con cúi để đánh lại “đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đồng” của địch. Tuy nhiên, sự chênh lệch ấy không làm lung lay ý chí quyết tâm và lòng căm thù sôi sục trong họ. Chặng đợi “ai đòi, ai bắt, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi”, họ quyết tâm mang tài trí và sức lực của mình đánh giặc cứu nước. Và thực sự họ đã giáng xuống đầu bọn thực dân và bè lũ bán nước những đòn chí mạng: Họ đốt sạch kho tàng, nhà thờ đạo của chúng khiến mã tà ma nơ hồn kinh.
Những người nông dân bước vào trận chiến với tâm hồn thanh thản bởi họ đã gác sang một bên chuyện gia đình vợ con, chuyện đói no cơm áo, trong lòng họ lúc ấy chỉ có ánh sáng của lòng yêu nước, của ý chí căm thù. Và ánh sáng ấy đã chỉ lối cho họ, đã dẫn bước họ dũng cảm chiến đấu để rồi cũng thanh thản hi sinh như cày xong thửa ruộng. Gia đình họ vẫn còn mẹ già, vợ dại con thơ - những người thân yêu của họ trên đời. Sự hi sinh của những người nông dân ấy đã khiến gia đình họ mất đi trụ cột vững chắc, để rồi mẹ già ngồi khóc trẻ. Thực chất chính hoàn cảnh đất nước, chính sự tàn ác của bè lũ cướp nước đã buộc họ phải hi sinh thân mình, hi sinh vì Tổ quốc, vì đồng loại. Điều ấy khiến họ thanh thản ra đi mà không còn cảm thấy gánh nặng trách nhiệm đối với gia đình. Dù chiến đấu ngoan cường, anh dũng nhưng bởi sự chênh lệch quá lớn về lực lượng, về vũ khí...nên những người nghĩa sĩ đã không chiến thắng. Họ đã ngã xuống trên mảnh đất quê hương, nơi đã thấm máu của biết bao anh hùng: Trương Công Định, Phan Văn Trị, Thủ Khoa Huân... những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của dân tộc ta thời kì hậu thế kỉ XIX.
Những nông dân - nghĩa sĩ vốn không phải là dòng ở lính diễn binh, chỉ quanh năm tất bật với việc đồng áng cày bừa, phút chốc đã trở thành những anh hùng áo vải, kiên trung, bất khuất. Sự lớn mạnh của họ dù không thần kì như một cái vươn vai của Phù Đổng, song đã đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng của người nông dân Việt Nam trong chiến đấu. Nguyễn Đình Chiều tuy mù cả hai mắt song ông lại là người nhìn thấy rõ nhất ở họ một vẻ đẹp trong sáng, đáng trọng. Ông là người đã tìm thấy ở họ một sức sống khoẻ khoắn, một sức mạnh tiềm tàng, lòng yêu nước tha thiết và lòng căm thù hoặc mãnh liệt, bởi vậy ông đã xây dựng bức tượng đài bằng ngôn từ hết sức đặc sắc về họ - những người nông dân Nam Bộ.
Tấm lòng nhà thơ cũng là tấm lòng của mỗi người dân Việt Nam trân trọng, cảm phục tấm gương hi sinh anh dũng, đầy nghĩa khí của những nghĩa sĩ trên quê hương Cần Giuộc - mảnh đất Long An tươi đẹp ngày nay. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình yêu hết sức giản dị, yêu mẹ cha, yêu gia đình, yêu từng gốc lúa, bờ tre, yêu dòng sông quê,... Tất cả đã thôi bùng lên trong lòng những người nông dân chất phác, thật thà ấy ngọn lửa chiến đấu. Họ đã ra đi, đã chiến đấu, đã hi sinh nhưng cũng chính họ lại là những người góp phần tô thêm sắc thắm cho sợi chỉ đỏ của lòng yêu nước đã xuyên suốt bốn ngàn năm lịch sử dân tộc ta.
Hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ là một thành công lớn của Nguyễn Đình Chiểu. Những người nông dân ấy hiện lên rất gần gũi, thân thương mà lại lớn lao, sừng sững. Nguyễn Đình Chiểu không viết về họ với những lời ca ngợi trang trọng, với hình ảnh và ngôn từ trau chuốt mà ông khắc hoạ hình ảnh họ bằng những nét vẽ gần gũi, giản dị thậm chí có đôi chỗ quê mùa như chính người dân Nam Bộ.
Cũng có ý kiến cho rằng trong số những người nghĩa sĩ đã bỏ mình nơi mảnh đất Cần Giuộc có một người là bạn của Nguyễn Đình Chiểu, bởi vậy mà Nguyễn Đình Chiểu mới viết nên tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay đến vậy, cảm động đến vậy. Mặc dù vậy chúng ta hắn ai cũng phải công nhận rằng chỉ có tài năng thơ Nguyễn Đình Chiểu, chỉ có một tâm hồn Nam Bộ Nguyễn Đình Chiểu, chỉ bút pháp khắc hoạ đặc sắc Nguyễn Đình Chiểu mới đủ sức tạc vào thơ ca Việt Nam, tạc vào lịch sử dân tộc và tạc vào thời gian một bức tượng đài nghệ thuật ngôn ngữ hết sức đặc sắc về hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ trong buổi đầu chống Pháp.
Giản dị như thế, Nguyễn Đình Chiểu đã đem đến cho người đọc sự nhận biết mới mẻ về sức mạnh của người nông dân. Khi hoà bình họ là những người dân hiền hoà như mảnh đất quê hương, miệt mài, hăng say trong lao động, nhưng khi quê hương có bóng kẻ thù, họ vụt lớn mạnh thành anh hùng áo vải giết quân thù không chờ Có hạt nhân, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. Vẻ đẹp ấy ở người nông dân ít được phát hiện trong văn học cô. Nguyễn Trãi là người đầu tiên có sự tiến bộ trong nhận thức: Làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước hay: Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Nguyễn Đình Chiểu là người thứ hai, sau Nguyễn Trãi nhận ra ở người nông dân một vẻ đẹp, một sức mạnh tiềm tàng và đã khắc hoạ lại trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Phải chăng, tư tưởng ấy của Nguyễn Đình Chiểu đã chiếu sáng vào những trang sử dân tộc ta sau này? Khi ấy, sức mạnh của người nông dân đã đạt tới đỉnh cao và chính họ là người đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã khiến cho tác phẩm trở thành một kiệt tác bất hủ của văn học Việt Nam, đúng như lời nhận xét của Mai Am nữ sĩ:
Quốc ngữ một thiên truyện vạn thuở
Còn hơn xây mộ đắp khô hài.