Bài làm
Bất cứ thời nào cũng vậy “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Sự hưng thịnh, suy vong của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào lớp người hiền tài này. Bởi thế, ra chiếu cầu hiền là một việc làm quen thuộc của các bậc đế vương lúc mới lên ngôi lập triều đại mới. Tuy nhiên, không phải bản chiếu cầu hiền cũng được lưu danh sử sách, được xem như một áng văn mẫu mực để người đời sau thưởng thức. Có điều như vậy bởi mỗi tờ chiều giữ mối quan hệ nhiều mặt đối với hoàn cảnh lịch sử, tình huống lúc viết và bạn bổ chiểu, người viết chiều, đặc biệt là quan điểm, tầm nhìn của đấng quân Vương và thực chất của triều đại đó. Nằm trong số rất nhiều các tờ chiều cầu hiện và trong số rất ít tờ chiều được hậu thể biết đến, Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền) do Ngô Thì Nhậm thay mặt Quang Trung viết là một tờ chiếu có giá trị về nhiều mặt.
Cầu hiền Chiếu được viết vào khoảng năm 1788 - 1789 là một tờ chiếu nổi tiếng, ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức nhạy cảm. Được vua Quang Trung giao trọng trách, Ngô Thì Nhậm đã viết Câu hiền Chiếu khi đất nước vừa dẹp xong quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống bán nước cũng đã vội vã bỏ chạy cùng quân giặc. Lúc này, đất nước đã bước vào giai đoạn hòa bình, là lúc để khôi phục kinh tế, chính trị, văn hóa... Nhưng có một sự thực là nhiều sĩ phu Bắc Hà chưa thật ngưỡng phục vua Quang Trung do ông không phải là người xuất thân từ tầng lớp quý tộc, lại từ miền đất khác đến. Hơn nữa, suốt một thời gian dài cuối triều Lê, đất nước loạn lạc, nhân dân cùng cực, lòng người cũng không đủ niềm tin vào đấng quân vương. Hiểu tâm nguyện của vua Quang Trung, vượt lên tất cả những khó khăn đó, Ngô Thì Nhậm đã giúp vua bày tỏ thiện ý, sự trân trọng tài năng nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ ra cộng tác với Quang Trung, góp phần khôi phục và dựng xây đất nước.
Ngô Thì Nhậm là người có nhiều đóng góp cho quân Tây Sơn và triều đại Tây Sơn. Ông được vua Quang Trung hiểu và trưng dụng. Còn ông cũng vừa cảm phục, vừa biết ơn người anh hùng áo vải này. Nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của Tây Sơn do ông đảm trách việc soạn thảo. Cầu hiền chiếu là một trong số đó. Tuy nhiên, khi viết Cầu hiền Chiếu Ngô Thì Nhậm cũng gặp một số khó khăn nhất định. Về bản thân, ông từng là kẻ tôi cũ của chúa Trịnh, về phía vua Quang Trung sĩ phụ Bắc Hà còn nhiều e dè (như đã nói). Bởi thế, viết thế nào để thuyết phục được lòng người, thu được nhân tâm, bày tỏ được ý nguyện của vua Quang Trung để từ đó mỗi người có những động thái tích cực, hợp tác với nhà vua cùng xây dựng đất nước là điều không phải dễ. Đọc Cầu hiền chiếu ta hiểu thêm rất nhiều về một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc cũng như hiểu thêm về hai con người xuất chúng của đất nước.
Cầu hiện chiếu được chia làm ba phần với những nội dung cụ thể. Tuy nhiên, giữa các phần có sự liên kết chặt chẽ tạo nên mạch lập luận của văn bản nghị luận và sức thuyết phục đối với người đọc. Đây cũng chính là hai yếu tố dẫn đến thành công của bài chiếu.
1. Về lập luận
Nền móng tư tưởng của bài văn là sự khẳng định, tôn vinh vị trí và vai trò của người trí thức. Hai khía cạnh này có ý nghĩa ngang nhau. Về vị trí thì: “Người hiền xuất hiện ở đời thì như ngôi sao sáng trên trời cao”. Còn vai trò, chức năng của những ngôi sao đặc biệt này là ở sự tỏa sáng, làm sứ giả cho thiên tử theo đạo trung quân (chầu về ngôi Bắc Thần). Có tỏa sáng mới là cao, có hành đạo mới là trí thức. Ngược lại vì bất cứ một lí do nào mà ánh sáng bị che lấp đi (Có tài mà không được dùng thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”). Câu kết của đoạn văn mở đầu này rất quan trọng. Một mặt nó phản ánh thực trạng của tình hình đội ngũ trí thức hiện thời, mặt khác nó chuẩn bị cho sự phát triển ý ở đoạn tiếp theo. Cách cài đặt này làm cho bài văn liền mạch: câu nối với câu thành đoạn, đoạn nối với đoạn thành bài.
Thái độ im lặng, giữ gìn, không xuất đầu lộ diện của tầng lớp trí thức này khác với xưa. "Xưa” có thể vì cảnh ngộ chưa hợp thời, còn “nay” mà như thế thì quả là khó hiểu. “Xưa” có thể đó là sự ẩn nhẫn chờ thời dù ở chốn ngòi khe hay mang phẩm phục. Ở chốn ngòi khe thì đã đành đi một nhẽ, nhưng vì phận “đấu thăng” (chữ dùng của Nguyễn Khuyến nói về Dương Khuê) mà phải "gõ mõ canh cửa” nơi quyền môn thì còn gì là liêm sỉ ở đời? Nhưng dù có thế, dù chịu “chết đuối trên cạn” một cách bị thương cũng đều là do hoàn cảnh buộc ràng. Con người ta không phải lúc nào cũng làm chủ số phận. Còn bối cảnh xã hội: nay đã khác xưa. Nếu trước đây thời thế suy vị, Trung châu gặp nhiều biến cố thì “Nay đương ở buổi đầu của nền đại định...”. Cải cũ đã khép lại phía sau lưng, còn cái mới đầy triển vọng huy hoàng đang mở ra trước mắt. Thái độ chần chừ của kẻ sĩ như thế là sai, là chưa hiểu thời thế. Nhưng với sự thành thực, khiêm cung, người đứng sau tác giả (hoàng đế Quang Trung) đã nhận lỗi về mình: “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”. Nhưng nếu đó quả là lỗi thì đó là cái lỗi của “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một con người không thể dựng nghiệp trị bình”. Và như vậy, một khoảng trống đã hiện ra. Kẻ thiên tài bằng trí tuệ của mình phải bù đắp vào sự thiếu hụt nói trên. Sao sáng trên trời phải chầu về ngôi Bắc thần vì thế. Đoạn văn nói về mình, về hoàng để Quang Trung mà tác động đến người - người ở đây là kẻ sĩ. Thực chất, đó là đạo trung quân nhưng Ngô Thì Nhậm chưa bao giờ dùng đến hai tiếng trung quân mà người đọc, người nghe không ai không hiểu.
Sau khi phân định sai đúng rạch ròi, bài văn hướng tới hành động. Hành động ấy chính là: có ánh sáng mà che mất ánh sáng đến chỗ phải làm cho nó rạng rỡ ra, có vẻ đẹp mà giấu đi vẻ đẹp đến lúc phải đem vẻ đẹp ấy dâng hiến cho đời. Có tài mà tài không được sử dụng thì uổng phí biết bao! Để có thể hành đạo, tác giả mở ra vô vàn cơ hội. Có hai hình thức tiến cử và tự tiến cử. Dù tiến cử hay tự tiến cử đều phải mạnh dạn. Kẻ tiến cử không sợ “vì lối nói sơ suất vụ khoát mà bắt tội”, còn người tự tiến cử “chớ hiểm vì mưu lợi mà phải bán rao”. Người được tiến cử hay tự mình tiến cử miễn là có một khả năng giúp đỡ nào đó, hoặc là về tài năng học thuật, học nghề hay nghiệp giỏi. Tài năng học thuật là tài năng mưu lược, những kế sách mang tầm chiến lược vĩ mô. Còn nghề hay nghiệp giỏi chính là những lĩnh vực chuyên ngành. Với sự đóng góp hết sức ấy thì người hiền phải chăng gặp đất dụng võ, “gặp hội gió mây”, còn hạnh phúc nào bằng! Cái riêng và cải chung thật hài hòa trọn vẹn. Câu kết bài văn mở ra triển vọng mà phàm là người hiền tài không ai không muốn. Đó là được tôn trọng cùng nhau cung kính” và hưởng phúc lâu dài.
Với cách lập luận mạch lạc, khúc chiết như trên, bài văn uy ngắn nhưng có tác động sâu sắc về nhận thức trên hai phương diện. Trước hết là trách nhiệm đóng góp với đời của kẻ sĩ. Thứ hai là thời thể đã đổi thay, kẻ sĩ phải đổi thay. Chưa bao giờ lại có một cơ hội ngàn vàng như lúc này. Không đóng góp cho xã tắc bây giờ thì không có một cơ hội nào khác nữa.
2. Tác động truyền cảm của bài văn
Cùng với khả năng lay động nhận thức, bài văn còn có sức mạnh cảm hóa về tâm hồn. Sức mạnh thứ hai này thể hiện trên nhiều phương diện.
Trước hết là quan hệ gần gũi, thân tình giữa người nói với người nghe. Tuy người nói tự xưng là “trảm” nhưng không xem mình là một bậc đế vương kiêu kì, cách bức với kẻ hiền tài trong thiên hạ. Đối với họ, nhà vua cũng chỉ là một người khách ảo vải mà thôi. Người khác so vải ấy lại đang thiếu người sẽ chia, tri kỉ: “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến”. Câu văn nặng lòng như một câu hỏi chưa có hồi âm. Rồi ngay sau đó, cái băn khoăn ấy vang vọng vào tâm tưởng. “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, nhà vua tự trách mình ít đức. Vì ít đức mà sao sáng còn tản mạn bốn phương chưa thấy quay về. Trong lúc ấy thì kẻ đứng đầu thiên hạ như người chủ một gia đình lớn trăm việc bề bộn ngôn ngang. Nào “kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên cương phải lo toan”. Nào “Dân còn nhọc mệt chưa lại sức mà đức hóa của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi". Thật là “trăm dâu đổ đầu tằm”, nào đối nội, đối ngoại, nào trị nước, chăn dân. Một ông vua như thế là một ông vua đầy trách nhiệm. Một ông vua như thế cũng là một ông vua rất đáng cảm thông. Cả niềm tin của bậc đế vương này cũng rất cần người hiền tài chia sẻ: “Suy đi tính lại trong vòm trời này, củ cải ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”. Giãi bày tấm lòng mình như thế thì khác gì một chiếc bánh bóc ra để trải lòng với người đồng điệu.
Còn đối với người nghe, người nói tỏ ra thấu hiểu. Sự thấu hiểu quan trọng nhất ở đây là cái im lặng của kẻ chờ thời. Dù phải “ở ẩn nơi ngòi khe” hay làm kẻ gõ mõ canh của chốn vương triều, tất cả đều mong mỏi cho mình một vận hội. Phải “chết đuối trên cạn”, họ đâu có sung sướng gì. Nay, thời cơ để các đấng quân tử trổ tài đã đến. Ai có việc của người ấy, ai cũng được đối xử đúng với trọng trách được giao phó. Được cống hiến cho “buổi đầu của nền đại thịnh” thì còn có vinh dự nào hơn. Họ chính là những bậc khai quốc công thần của triều đại mới. Cũng cần nói thêm là tầng lớp kẻ sĩ mà bài văn hướng tới là kẻ sĩ Bắc Hà. Sau khi triều đình Lê - Trịnh sụp đổ, trong số họ không ít người còn mặc cảm, phân tâm. Chính vì vậy, bài văn rất kiêng kị cái điều tế nhị này bằng cách không hề phân biệt. Miễn người đó có tâm có tài là được trọng dụng như nhau. Cách đánh giá và nhìn nhận vô tư đã mở đường cho họ để không bị cái quá khứ buộc ràng, để hết sức hết lòng cho triều đại mới.
Cách diễn đạt của bài văn mang hai phong cách ngôn từ và uyên bác, vừa thân tình, giản dị. Sự thông làu kinh sử làm cho câu văn cô đúc như một dạng châm ngôn. Nó có tác dụng soi sáng cho trí tuệ. Không tâm đắc một đời quả là khó viết nên những câu như: “Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử". Đó là đạo lí, nhưng là một thứ đạo lí đã nhuần thấm sâu sắc tận tim gan. Câu văn đầy chất trí tuệ nhưng không phải không có sức cảm hóa về tâm hồn. Cùng với nó, khi nói về cái tôi chủ thể (nhân vật trẫm phát ngôn), người viết đã giải bày được bao nhiêu nỗi niềm tâm sự. Giọng văn khi nói về người hay nói về mình vẫn là ngữ điệu “chân tâm” ấy. Nói với người mà hiểu người như hiểu mình, còn nói về mình thì bộc bạch cả những gì sâu kín nhất. Thân tình, giản dị biết bao mà cũng khơi gợi biết bao khi người viết nói về nỗi niềm của người đứng mũi chịu sào: “Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”, “Suy đi tính lại” có khác chi cải băn khoăn của Lê Lợi “Những trằn trọc trong cơn mộng mị - Lại băn khoăn một nỗi đồ hồi” khi dựng cờ khởi nghĩa. Song, thân tình mà không suồng sã, giản dị mà vẫn có được cái uy của bậc quân vương. Hai yếu tố trí tuệ và tâm hồn do kết hợp được một cách tự nhiên đã phát huy được hiệu quả tối đa của một bài văn mẫu mực.
Cùng với Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Chiếu cầu hiền đáng ghi vào sử sách.