DÀN Ý
I- MỞ BÀI:
- Nếu tục ngữ đúc kết trí tuệ, kinh nghiệm sống thì ca dao chính là kho tàng tình cảm của cha ông.
- Dẫn câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
- Kêu gọi mọi người hãy thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
II- THÂN BÀI:
a) Giải thích:
- Nghĩa đen: Bầu và bí dù có khác nhau về tên gọi, về cây trái nhưng đều thuộc loại dây leo, cùng phát triển, trưởng thành trên cái giàn - ngôi nhà quê hương của loài ấy.
- Nghĩa bóng: Mượn hình ảnh có thực mà con người dễ nhận thấy ấy, ông cha ta nhắc nhở con cháu: “bầu, bí” tượng trưng cho những người cùng sống chung với nhau trên một mảnh đất, cùng dân tộc... vì vậy phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
b) Tại sao ta phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau?
- Là người Việt Nam, cùng một mẹ Âu Cơ, mang chung dòng máu Rồng Tiên dù ở bất cứ nơi đâu, miền ngược hay xuôi, đồng bằng hay rừng núi cũng đều là ruột thịt, là anh em.
- Sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi mà cần có sự giúp đỡ nhau nhất là khi hoạn nạn khó khăn “Lá lành đùm lá rách”. Đó là tình người.
- Trong những khi đất nước bị giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã đoàn kết, chung lòng, chung sức, gắn bó với nhau, tiếp sức cho nhau để chiến thắng quân thù.
- Những lúc gặp thiên tai, lũ lụt, “Miếng khi đói bằng gói khi no” nên kẻ giàu, người nghèo quyên góp lại để tiếp ứng cho những nạn nhân không may mắn hầu chia sẻ phần nào những mất mát đau thương của họ. Đó là truyền thống từ ngàn đời của dân tộc ta.
- Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một nghĩa cử, một việc làm tốt không những thể hiện đạo đức của con người mà nó còn là cơ sở của tình yêu quê hương. Bởi lẽ giúp đỡ cho những người bị thiên tại địch họa tức là góp phần trong việc “xóa đói giảm nghèo”, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
III- KẾT BÀI:
- Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là một đạo lí, thể hiện nhân cách của con người. Mỗi người chúng ta cần hiểu đúng ý nghĩa và cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.