DÀN Ý

I- MỞ BÀI

- Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Người có nhiều lời khuyên thấm thía với nhân dân.

- Câu: “Mùa xuân... càng xuân” là lời Bác phát động Tết trồng cây năm 1960.

II- THÂN BÀI

Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì qua dòng thơ?

- Giải thích câu nói của Bác

+ Từ xuân ở câu thứ nhất: chỉ mùa bắt đầu của một năm.

+ Từ xuân ở câu thứ hai: sức sống, vẻ tươi đẹp.

+ Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ làm cho đất nước tươi đẹp hơn. Bác đã phát động Tết trồng cây.

- Dẫn chứng:

+ Bản thân Bác đã rất gương mẫu trong việc trồng cây: nơi Bác ở có nhiều cây do chính tay Bác trồng; Bác trồng nhiều cây kỉ niệm: những cây đa Bác trồng ở công viên Thống Nhất, đồi cây Vật Lại ở Đông Anh đã tỏa bóng mát sum suê.

+ Việc trồng cây đã trở thành phong trào, phong tục đẹp từ khi Bác phát động vào đầu thập kỉ sáu mươi của thế kỉ XX.

- Lời dạy của Bác mang ý nghĩa thuần phong mỹ tục và thời đại.

Vì sao trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

- Trồng cây tạo ra quang cảnh đẹp hơn: những công viên cây xanh, nơi nghỉ ngơi thư giãn của mọi người sau những ngày làm việc vất vả.

- Cây xanh tạo cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn vẻ đẹp của nơi ở.

- Trồng cây làm cho môi trường sống tốt đẹp hơn:

+ Môi trường sống hiện nay bị ô nhiễm. Tích cực trồng cây sẽ làm trong sạch môi trường.

+ Cây xanh có tác dụng: điều hòa không khí, chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn.

- Trồng cây mang lại lợi ích phát triển kinh tế:

+ Rừng cao su, thông,...

+ Vườn cây, hoa quả...

Làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?

- Tích cực trồng cây

- Chăm sóc cây xanh

- Bảo vệ rừng

III- KẾT BÀI.

- Nhấn mạnh ý nghĩa của Tết trồng cây.

- Suy nghĩ về lời dạy của Bác.