DÀN Ý

I- MỞ BÀI:

- Trong cuộc sống hàng ngày mối quan hệ giữa người với người đôi khi không được tốt đẹp. Trong trường hợp như vậy ta phải có thái độ như thế nào?

- Tục ngữ có câu: “Ngậm máu phun người ắt dơ miệng mình”.

II- THÂN BÀI:

1) Giải thích nghĩa câu tục ngữ:

- Máu: là chất lỏng, khi còn lưu thông trong cơ thể là chất dinh dưỡng. Nếu ra khỏi cơ thể nó trở thành chất bẩn.

- Khi ta muốn làm cho người khác vấy máu bẩn thì chính ta là người bị vấy bẩn trước.

- Câu tục ngữ muốn nêu lên một vấn đề: Nói xấu người khác thì trước hết ta chính là người xấu.

2) Tại sao nói xấu người khác là mình tự nói xấu mình?

- Nói xấu là việc không nên làm, nó thể hiện sự nhỏ nhen ích kỉ, vì để thỏa mãn tự ái, sự ganh tị, sự tức giận nhất thời mà mình đi bêu xấu người khác nhằm hạ thấp danh dự, uy tín của đối phương. Việc làm đó bộc lộ nhân cách thấp hèn.

- Nghe ta nói xấu người khác, người nghe dễ nhận ra những điều xấu xa đó ở ta. Đôi khi ta trở nên lố bịch khi thao thao nói xấu người khác mà người nghe đã biết rồi.

- Đây là thói xấu mà ta nên tránh.

3) Ta cần phải thực hiện như thế nào lời dạy trên?

- Ta nên thẳng thắn mạnh dạn góp ý, trình bày quan điểm của mình khi có những bất đồng để cùng nhau xây dựng tình cảm tốt đẹp, tạo ra sự đoàn kết thân ái - nhất là trong lớp trong trường, trong các đoàn thể, trong địa phương.

- Phải có ý tránh thói hay nói sau lưng, nói xấu người khác.

- Lời khuyên có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng cuộc sống tốt đẹp từ trong gia đình đến ngoài xã hội.

III- KẾT BÀI:

Câu tục ngữ là lời nhắc nhở ân cần khuyên ta tránh thói xấu gây chia rẽ mất đoàn kết và thể hiện nhân cách hèn kém. Tránh thói nói xấu người khác ta sẽ tạo sự đoàn kết thân ái, góp phần xây dựng một xã hội văn minh lịch sự.