DÀN Ý

I- MỞ BÀI:

- Từ xa xưa nhân dân ta khẳng định: Dân tộc Việt Nam là anh em ruột thịt, cùng sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Vì vậy, mọi người phải yêu thương, giúp đỡ nhau.

– Dẫn câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

Câu tục ngữ là một bài học quý báu luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ.

II- THÂN BÀI:

a) Giải thích:

- Nghĩa đen: Thường một chuồng trại nuôi rất nhiều ngựa, chúng cùng ăn chung cỏ với nhau. Nếu trong số các con ngựa đó có một con bị bệnh bỏ ăn thì những con khác cũng buồn lây, không thiết đến việc nhai cỏ nữa.

- Nghĩa bóng: Câu tục ngữ mượn hình ảnh của đàn ngựa để nói đến con người: Là người có tình cảm, tâm hồn, đã từng sống chung với nhau trên một đất nước phải nghĩ đến tình đồng bào, đồng loại mà yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

b) Tại sao ta phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

- Nếu đàn ngựa kia đã cùng nhau sống chung dưới một lán trại, cùng chịu một sự giáo huấn, nền nếp của chủ và cũng đã từng “chia bùi sẻ ngọt” với nhau, nên chúng đã quyến luyến, mến nhau. Chúng ta là con người có trái tim, khối óc biết phân biệt những điều xấu cái hay cái phải lẽ nào ta không có tình cảm với người đã cùng sống với nhau ở một thôn ấp, một địa phương, một đất nước.

- Nhờ tình cảm ấy mà ta không cảm thấy lẻ loi trong xã hội. Mỗi khi “tắt lửa tối đèn”, gặp hoạn nạn khó khăn mọi người cùng nhau san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Đó là “tình làng nghĩa xóm” – một tình cảm không thể thiếu được trong xã hội.

- Cũng chính nhờ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã vượt qua biết bao gian khổ trong chiến tranh, trong lúc thiên tai lũ lụt để cùng nhau xây dựng đất nước như hôm nay.

III- KẾT BÀI:

- Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về đạo lí làm người.

- Mọi người cần phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.