DÀN Ý
I- MỞ BÀI:
- Mỗi người phải có một nghề để tự nuôi sống bản thân.
- Yêu nghề, chuyên tâm rèn luyện một nghề cho tinh xảo thì sẽ thành đạt.
- Nhân dân ta đã khẳng định:
“Nhất nghệ tinh nhất thân vinh
Ai ơi phải quý nghề mình mới nên”
II- THÂN BÀI:
1) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
Nghệ: là nghề – nghệ tinh là tinh thông một nghề. Mỗi người cần phải thông thạo một nghề và từng lúc rèn luyện nghề đó thêm tinh xảo thì sẽ dễ thành đạt. Con người có được một nghề nghiệp tinh xảo, giỏi giang thì người đó sẽ được sung sướng, giá trị con người được đề cao, sẽ được “thân vinh”.
2) Tại sao có một nghề tinh xảo thì “thân vinh”?
Là người, khi trưởng thành bước vào đời ai cũng phải có một nghề để kiếm sống, để tự lo cho bản thân, cho gia đình. “Nghề” bao trùm cả nghề lao động chân tay và nghề lao động trí óc, đều có một mục đích chung là phải tinh thông nghề nghiệp ấy. Bởi có tinh thông thì ta làm việc mới có năng suất cao, hiệu quả tốt, lợi nhuận lớn. Từ đó mọi người mới cảm phục kính yêu và ta có được cuộc sống sung sướng.
Như vậy ta phải biết quý yêu nghề, luôn trau dồi để nghề ấy ngày càng tinh xảo hơn (thí dụ).
3) Từ lúc nhỏ ta phải rèn luyện như thế nào?
- Có ý thức chọn nghề từ nhỏ để xác định mục tiêu học tập cho đúng đắn.
- Phải cố gắng học tập, phải có nhiều kiến thức để nâng cao sự hiểu biết giúp cho việc tiếp cận với nghề được dễ dàng.
- Không nên “đứng núi này trông núi nọ”, nay chọn nghề này, mai nghề khác thì chẳng có nghề nào giỏi cả.
- Phải biết quý trọng, biết yêu nghề, tận tụy với nghề thì dễ dàng thành đạt trong nghề nghiệp của mình.
III- KẾT BÀI:
Câu tục ngữ nhắc nhở ta khi đã chọn một nghề cho mình thì phải rèn luyện nghề ấy cho được tinh thông và phải biết yêu quý nghề ấy. Có “yêu nghề” thì ta mới hi sinh và có trách nhiệm đối với nghề nghiệp. Đó là phẩm chất của con người mới hôm nay.