ĂN MÒN KIM LOẠI
I. Khái niệm
* Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
* Về bản chất, sự ăn mòn kim loại là quá trình hóa học hoặc điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương làm mất đi tính chất của kim loại.
II. Các kiểu ăn mòn kim loại
Có 2 kiểu ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.
1. Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
TD:
2. Ăn mòn điện hóa: là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương. Ăn mòn điện hóa xuất hiện khi tồn tại 2 điện cực.
* Cơ chế ăn mòn điện hóa: Trong ăn mòn điện hóa:
- Kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn (bị oxi hóa) và đóng vai trò cực âm.
- Kim loại yếu hơn hoặc phi kim đóng vai trò cực dương, ở cực dương xảy ra sự khử.
(nếu dd điện li có )
hoặc (trong không khí)
- Electron chuyển từ cực âm → cực dương tạo ra dòng điện.
Do sự oxi hóa và sự khử xảy ra ở hai điện cực nên kim loại bị ăn mòn nhanh hơn.
III. Những biện pháp chống ăn mòn kim loại
1. Phương pháp bảo vệ bề mặt
• Cách li kim loại với môi trường (sơn mạ kim loại, bôi dầu mỡ...)
• Dùng hợp kim không bị ăn mòn như inox (Fe – Cr – Mn).
• Dùng chất chống ăn mòn, giúp bề mặt kim loại trở nên thụ động (trơ) với chất oxi hóa.
2. Dùng phương pháp điện hóa: dùng kim loại có tính khử mạnh rẻ tiền để bảo vệ vật (TD bảo vệ vỏ tàu bằng những tấm kẽm). Giữ cho kim loại khô ráo không tiếp xúc với bùn đất (có dung dịch điện li) cũng là cách chống ăn mòn kim loại.