CHƯƠNG NĂM: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
I. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại có mặt ở
- Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA và nhóm IIIA (trừ B) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.
- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB)
- Họ lantan và actini được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.
II. Cấu tạo của kim loại
1. Cấu tạo của nguyên tử kim loại
* Trong nguyên tử kim loại, lớp ngoài cũng đều có ít electron (1, 2 hoặc 3e).
TD: Na(Z = 11): hay Na: [Ne]
Mg: [Ne] ; Al: (Ne)
* Trong cùng chu kì, nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn, bán kính lớn hơn nguyên tử phi kim.
TD: Xét các nguyên tố chu kì 3 (bán kính nguyên tử được đo bằng nanomet,nm):
2. Liên kết kim loại
* Ở trạng thái lỏng và rắn, các nguyên tử kim loại liên kết với nhau bằng một kiểu liên kết hóa học riêng gọi là liên kết kim loại.
* Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại với các electron tự do.
* Liên kết kim loại gây ra những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim).
3. Cấu tạo tinh thể của các kim loại
* Hầu hết kim loại ở điều kiện thường đều tồn tại dưới dạng tinh thể rắn (trừ Hg). Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
* Cả ba kiểu mạng tinh thể kim loại phổ biến là:
- Mạng tinh thể lục phương (TD: Be, Mg, Zn...)
- Mạng tinh thể lập phương tâm diện (TD: Cu, Ag, Au, Al...)
- Mạng tinh thể lập phương tâm khối (TD: Li, Na, K, V, Mo...)