CHƯƠNG HAI: CACBOHIĐRAT

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

MỞ ĐẦU

* Cacbohiđrat (còn gọi gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là .

* Phân loại: Có 3 loại.

• Monosaccarit: là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được.

Ví dụ: glucozơ, fructozơ.

• Đisaccarit: là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit.

Ví dụ: saccarozơ, mantozơ.

• Polisaccarit: là những cacbohiđrat phức tạp nhất và khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều monosaccarit.

GLUCOZƠ VÀ FRUCTOZƠ

I. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

* Glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng kém đường mía.

* Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhưng nhiều nhất là trong quả chín, đặc biệt là trong quả nho chín nên được gọi là đường nho. Trong mật ong có 30% glucozơ, trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ hầu như không đổi là 0,1%.

II. Cấu trúc phân tử

* Glucozơ:

• CTPT (M = 180)

• CTCT dạng mạch hở:

• Có 2 dạng mạch vòng là glucozơ, có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

* Trong thực tế glucozơ tồn tại chủ yếu ở 2 dạng mạch vòng.

III. Tính chất hóa học

1. Tính chất của nhóm ancol đa chức

* Tác dụng với ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam, tương tự glixerol.

* Phản ứng tạo este chứa 5 gốc axit với .

2. Tính chất của anđehit đơn chức

a) Tác dụng với dung dịch trong (phản ứng tráng bạc):

Hay viết đơn giản:

b) Tác dụng với đun nóng trong môi trường kiểm tạo thành đồng (I) oxit màu đỏ gạch

c) Tác dụng với nước brom

Các phản ứng kể trên đều thể hiện tính khử của glucozơ và đều được dùng để nhận biết glucozơ.

d) Tác dụng với hiđro: Thể hiện tính oxi hóa của glucozơ

3. Phản ứng lên men

Khi có enzim xúc tác, glucozơ trong dung dịch lên men thành ancol etylic và khí

IV. Điều chế và ứng dụng

1. Điều chế

* Thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl loãng hoặc enzim

* Cũng có thể thủy phân xenlulozơ thành glucozơ, làm nguyên liệu sản xuất cồn công nghiệp.

2. Ứng dụng

* Dùng pha chế huyết thanh, thuốc tăng lực, vitamin C.

* Trong công nghiệp dùng tráng gương, tráng ruột phích (vì không gây độc).

* Dùng sản xuất ancol etylic (cồn).

V. Fructozơ (là đồng phân của glucozơ)

* Fructozơ là chất rắn kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, vị ngọt hơn mía đường, fructozơ có nhiều trong quả chín ngọt, đặc biệt trong mật ong (tới 40%).

* Fructozơ có CTPT , có cấu tạo mạch hở:

Và 2 cấu tạo mạch vòng là (dạng tồn tại chủ yếu).

* Về tính chất hóa học: Fructozơ có tính chất hóa học tương tự glucozơ là do môi trường kiềm có sự chuyển hóa:

TD:

- Cộng thành sobitol.

- Phản ứng tráng bạc.

- Phản ứng khử thành khi đun nóng.

- Phản ứng với ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

* Khác với glucozơ, fructozơ không tác dụng với nước brom.