SACCAROZƠ VÀ MANTOZƠ

I. Saccarozơ:

1. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên

* Saccarozơ là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 185°C.

* Saccarozơ có nhiều trong các loại thực vật như mía, củ cải đường, hoa cây thốt nốt. Saccarozơ là đường ăn dưới nhiều dạng sản phẩm khác như đường kính, đường cát, đường phèn...

2. Tính chất hóa học

a) Phản ứng của ancol đa chức với một số hiđroxit kim loại

* Tác dụng với ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam.

* Tác dụng với dung dịch vôi sữa .

Khi sục vào dung dịch canxi saccarat lại tạo thành kết tủa và giải phóng saccarozơ.

Tính chất này được áp dụng trong việc tinh chế đường.

b) Phản ứng thủy phân trong môi trường axit

3. Ứng dụng và sản xuất đường saccarozơ

* Saccarozơ là thức ăn cần thiết của con người.

Trong công nghiệp saccarozơ được dùng trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, dược phẩm..., dùng tráng gương, tráng ruột phích.

* Saccarozơ chủ yếu sản xuất từ mía.

II. Mantozơ

* Mantozơ (còn gọi là đường mạch nha) là đồng phân của saccarozơ, công thức phân tử . Mantozơ không có trong tự nhiên.

* Mantozơ có các tính chất hóa học cơ bản.

• Phản ứng thủy phân

• Phản ứng với ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

• Khác với saccarozơ, mantozơ có phản ứng tráng bạc và phản ứng khử thành đỏ gạch khi đun nóng.

* Mantozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ enzim amilaza có trong mầm cây lúa.