VẬT LIỆU POLIME
I. Chất dẻo
1. Khái niệm
+ Khái niệm: Chất dẻo là những polime có tính dẻo, có khả năng biến dạng khi thay đổi điều kiện cơ nhiệt bên ngoài và vẫn giữ nguyên hình dạng mới khi triệt tiêu lực tác dụng.
+ Thành phần:
- Thành phần cơ bản của chất dẻo là polime.
- Thành phần phụ gồm: chất hóa dẻo, chất độn, chất màu, chất hóa rắn, chất ổn định.
2. Một số polime dùng làm chất dẻo
a) Polietilen (PE)
* Được trùng hợp từ etilen
* PE là chất dẻo mềm, nóng chảy ở nhiệt độ lớn hơn 110°C được dùng nhiều làm màng mỏng che mưa, chai lọ, bọc dây điện...
b) Poli (vinyl clorua) (PVC)
* Được trùng hợp từ vinyl clorua
* PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, da nhân tạo, hóa nhựa...
c) Poli metyl meta crylat
* Được trùng hợp từ metyl metacrylat
* Poli metylmetacrylat là chất rắn không màu, trong suốt, bền với tác dụng của axit và kiềm, được dùng làm để chế tạo kính khó vỡ, thấu kính, răng giả, đồ nữ trang...
d) Polistiren (PS)
* Được trùng hợp từ stiren
II. Cao su
1. Định nghĩa: Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
2. Phân loại
a) Cao su thiên nhiên là poliisopren
Trong cao su thiên nhiên các mắt xích isopren đều có cấu hình ảnh cis nên có thể viết
* Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol, axeton, nhưng tan trong xăng và benzen. Khi chế hóa với lượng nhỏ lưu huỳnh được cao su lưu hóa có chất lượng tốt hơn.
b) Cao su tổng hợp
* Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, được điều chế từ các monome thường bằng phản ứng trùng hợp.
* Có rất nhiều loại cao su tổng hợp thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người, thí dụ:
- Cao su buna: trùng hợp từ buta-1,3-đien
- Cao su isopren: trùng hợp từ isopren
- Cao su buna–S: đồng trùng hợp từ buta-1,3-đien và stiren
Ngoài ra còn có cao su clopren, cao su buna-N...
III. Keo dán
1. Định nghĩa
Keo dán là chất có khả năng kết dính 2 mảnh vật liệu giống nhau hoặc khác nhau mà không làm biến chất các vật liệu được kết dính.
2. Phân loại
Người ta phân loại keo dán dựa trên nhiều cơ sở khác nhau
- Theo bản chất hóa học: có keo dán hữu cơ và keo dán vô cơ.
- Theo dạng keo: có keo lỏng, keo nhựa dẻo, keo rắn dạng bột hay bản mỏng.
3. Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng
a) Keo dán epoxit
* Được điều chế từ epiclohiđrin và bisphot A, trong phân tử có nhóm epoxit
* Keo dán epoxit dùng để dán gỗ, kim loại, thủy tinh...
b) Keo dán urefomanđehit
* Được sản xuất từ poli (urefomanđehit)
* Keo urefomanđehit dùng để dán gỗ, chất dẻo. Khi sử dụng cần thêm các chất đóng rắn như axit oxalic HOOC-COOH, axit lactic ...
4. Vài loại keo dán tự nhiên
a) Nhựa vá xăm: là dung dịch keo của cao su tự nhiên trong dung môi hữu cơ.
b) Hồ tinh bột: đun nóng tinh bột thành dạng dung dịch keo, dán giấy rất tốt.
IV. Tơ tổng hợp và tơ nhân tạo
1. Định nghĩa
Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định, không độc hại và nhuộm màu được.
2. Phân loại
a) Tơ thiên nhiên: Có sẵn trong thiên nhiên như bông, đay, gai, len, tơ tằm...
b) Tơ hóa học: Được chế tạo bằng phương pháp hóa học gồm:
+ Tơ nhân tạo: là polime thiên nhiên được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học, như tơ visco, tơ xenlulozơ axetat.
+ Tơ tổng hợp: được chế tạo từ các polime tổng hợp, như tơ poliamit (nilon-6, nilon-6,6...), tơ lapsan.
3. Một số tơ tổng hợp thường gặp
a) Tơ nilon -6,6
* Được trùng ngưng từ hexametylen điamin và axit ađipic.
* Tơ nilon-6,6 cũng như các loại tơ poliamit khác (chứa liên kết peptit) có tính dai bền, mềm mại óng mượt, giặt mau khô, nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm. Dùng dệt vải may mặc, vải lót lốp xe, dây dù...
b) Tơ lapsan
* Được tổng hợp từ axit terephtalic và etylenglicol nên thuộc loại tơ poli este.
* Tơ lapsan rất bền về mặt cơ học, bền hơn nilon đối với nhiệt độ, với axit, với kiềm, dùng để dệt vải may mặc.
c) Tơ nitron (hay olon)
* Được trùng hợp từ vinylxianua hay acrilonitrin
* Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, được dùng may quần áo ấm hay dệt thành sợi “len” đan áo rét.