CHƯƠNG SÁU: KIM LOẠI KIỀM - KIỀM THỔ – NHÔM

KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP KIM QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM

KIM LOẠI KIỀM

I. Vị trí của kim loại kiềm

• Các kim loại kiềm gồm các nguyên tố: Liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (RD), xeri (Cs) và nguyên tố phóng xạ franxi (Fr).

• Các kim loại kiềm đều thuộc nhóm IA, trong nguyên tử lớp ngoài cùng có 1 electron.

TD:

II. Tính chất vật lí

Kim loại kiềm là những kim loại có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (t° nc Na = 92°C), và:

• có khối lượng riêng nhỏ (Li = 0,53 )

• có độ cứng thấp, nên có thể cắt bằng dao một cách dễ dàng.

III. Tính chất hóa học

* Kim loại kiềm là những kim loại mạnh, trong các phản ứng hóa học, nguyên tử dễ nhường 1e lớp ngoài cùng tạo thành ion dương 1+

(M: kim loại kiềm)

* Trong các hợp chất, chúng chỉ có hóa trị 1.

1. Tác dụng với oxi và phi kim khác

(Cũng có thể tạo ra peoxit: )

2. Tác dụng với nước, tạo ra kiềm và hiđro

3. Tác dụng mãnh liệt với axit

TD:

4. Tác dụng với dung dịch muối (không giải phóng kim loại)

TD:

IV. Điều chế

Điện phân nóng chảy muối halogen MX (X: Cl, Br...) hoặc MOH

V. Ứng dụng và nhận biết kim loại kiềm

• Kim loại kiềm dùng:

- Chế tạo tế bào quang điện

- Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp

- Điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim và làm xúc tác cho nhiều phản ứng hữu cơ.

• Để nhận biết kim loại kiềm người ta đốt nóng hợp chất của nó trên ngọn lửa không màu, nếu:

- Ngọn lửa cho màu vàng là Na; màu tím – K; màu đỏ tím - Li; màu đỏ tía - Rb; màu xanh da trời - Cs.